Dư án Nhà máy sản xuất vải lông nhân tạo Ninh Thuận được cấp chứng nhận đầu tư vào 15/10/2024 với tổng số vốn FDI là 139,7 tỷ đồng và đặt tại Khu Công Nghiệp Du Long. Dự án sẽ mang đến công nghệ sản xuất vải dệt/ vải lông mới, nhằm nâng cao ngành dệt may của tỉnh, đặc biệt là giải quyết các nút thắt về dệt, nhuộm, và hoàn tất vải. Dự án sẽ nâng cao vị thế của tỉnh Ninh Thuận và Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nhà máy sẽ tạo ra ra hơn 300 việc làm, cung cấp cơ hội việc làm ổn định cho lực lượng lao động địa phương, góp phần vào việc tăng thu nhập và phát triển kỹ năng.
Dự án nhà máy sản xuất vải lông nhân tạo sẽ được đăng ký theo mã ngành nghề 1312, tương ứng với sản xuất vải dệt thoi và sản phẩm đầu ra là sản xuất các tấm vải lông nhân tạo bằng cách dệt và mã ngành nghề 1313,hoàn thiện sản phẩm dệt – cụ thể tẩy, nhuộm, hấp, in lụa, và các quy trình phù hợp khác. Ngành nghề này phù hợp với ngành nghề thu hút đầu tư mã số C13 đã có tại Quyết định 142/QĐ-UBND ngày 31/03/2024 và phù hợp với định hướng phát triển nhóm ngành công nghiệp nhẹ (trong đó có công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may) tại Quyết Định 53/QĐ-UBND ngày 14/01/2016 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Dự án nêu trên sẽ góp phần vào sự phát triển của ngành vải lông nhân tạo của Việt Nam bằng cách giới thiệu công nghệ sản xuất lông thú nhân tạo chất lượng cao tại địa phương. Cổ đông chính Daewon CO., LTD của Công ty là cổ đông sáng lập của công ty sản xuất lông thú nhân tạo hàng đầu của Hàn Quốc, Công ty Donglim Co., Ltd.. Đây là công ty nổi tiếng về phát triển vải lông nhân tạo faux fur chất lượng và uy tín thương hiệu từ năm 1989. Donglim Co., Ltd., cũng đã mua lại thương hiệu lông thú nhân tạo toàn cầu của Pháp TISSAVEL, một công ty có hơn 100 năm lịch sử là doanh nghiệp lông thú cao cấp nhất thế giới, vào năm 2013. Công ty Donglim cũng nhờ vào đó có được bí kíp sản xuất vải lông vượt trội và được coi là có lợi thế đặc biệt trong ngành sản xuất vải.
Hai cổ đông còn lại của công ty đều có tầm ảnh hưởng lớn tại thị trường bán buôn vải tại Mỹ và Châu Á. Cổ đông MN Inter-Fashion Ltd (Nhật Bản) là công ty liên danh giữa công ty Nippon Steel và Mitsui Busan I-fashion có chức năng buôn bán sản phẩm vải và quần áo tại thị trường Nhật bản và Châu Á. Cổ đông Paraivi (Mỹ) là công ty liên quan đến Công ty Shannon Fabrics, là nhà buôn vải lông nhân tạo nổi tiếng tại Mỹ.
Dự án nhà máy sản xuất vải lông nhân tạo được đặt tại Ninh Thuận sẽ có công suất sản xuất hàng năm hơn 4.5 triệu mét vuông (m2) (tương đương 3.600 tấn) vải trong giai đoạn đầu.
KCN Du Long hiện đã thu hút tổng vốn đầu tư hơn 2,560 tỷ đồng trong 2 năm vừa qua, trong đó vốn FDI chiếm 1,160 tỷ đồng. Điều này đưa KCN trở thành một trong những trung tâm thu hút đầu tư lớn nhất tại Ninh Thuận. Việc phê duyệt Dự án nêu trên không chỉ góp phần nâng cao vị thế của KCN Du Long, mà còn khẳng định bước phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may Việt Nam, tạo tiền đề cho việc xuất khẩu sản phẩm chất lượng cao ra thị trường quốc tế.