15 khu công nghiệp lớn tiềm năng ở Việt Nam [Mới Nhất 2024]

Năm 2023, bất động sản khu công nghiệp là lĩnh vực sôi động nhất khi nhận được nhiều sự quan tâm của Nhà nước. Các khu công nghiệp lớn ở Việt Nam không chỉ thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển mà còn là là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay các thông tin cơ bản, quy mô và vị trí của TOP 15 khu công nghiệp tiềm năng năm 2024 nhé!

Khu công nghiệp Du Long tại tỉnh Ninh Thuận được đánh giá là điểm đến tiềm năng cho các nhà đầu tư
Khu công nghiệp Du Long tại tỉnh Ninh Thuận được đánh giá là điểm đến tiềm năng cho các nhà đầu tư
Các khu công nghiệp lớn ở việt nam Tỉnh thành Diện tích đất
Khu công nghiệp Deep C  Hải Phòng và Quảng Ninh

(Miền Bắc)

  • Tổng diện tích: 3400 ha
  • Diện tích đất cho thuê: 3400 ha
Khu công nghiệp Nam Đình Vũ Hải Phòng

(Miền Bắc)

  • Tổng diện tích: 1.329 ha
  • Diện tích đất cho thuê: 917 ha
Khu công nghiệp Yên Phong II Bắc Ninh

(Miền Bắc)

  • Tổng diện tích: 1200 ha
  • Diện tích đất cho thuê: 644 ha
Khu công nghiệp Amata Sông Khoai Quảng Ninh

(Miền Bắc)

  • Tổng diện tích: 714 ha
  • Diện tích đất cho thuê:
Khu công nghiệp Yên Bình Thái Nguyên

(Miền Trung)

  • Tổng diện tích: 693 ha
  • Diện tích đất cho thuê: 400 ha
Khu công nghiệp Becamex Bình Định Bình Định

(Miền Trung)

  • Tổng diện tích: 1425 ha
  • Diện tích đất cho thuê: 1000 ha
Khu công nghiệp Nhơn Hội A Bình Định

(Miền Trung)

  • Tổng diện tích: 630 ha
  • Diện tích đất cho thuê: 380 ha
Khu công nghiệp Lam Sơn Thanh Hóa

(Miền Trung)

  • Tổng diện tích: 537,3 ha
  • Diện tích đất cho thuê: 227 ha
Khu công nghiệp Du Long Ninh Thuận

(Miền Trung)

  • Tổng diện tích: 407,28 ha
  • Diện tích đất cho thuê: 306,11 ha
Khu công nghiệp Phú Tài Quy Nhơn 

(Miền Trung)

  • Tổng diện tích: 345,8 ha
  • Diện tích đất cho thuê: 242,76 ha
Khu công nghiệp Sonadezi Châu Đức Bà Rịa Vũng Tàu

(Miền Nam)

  • Tổng diện tích: 2287 ha
  • Diện tích đất cho thuê: 1.556,14 ha
Khu công nghiệp Mỹ Phước 3  Bình Dương

(Miền Nam)

  • Tổng diện tích: 2280 ha
  • Diện tích đất cho thuê: 655,59 ha
Khu công nghiệp Phước Đông Tây Ninh

(Miền Nam)

  • Tổng diện tích: 2191,97 ha
  • Diện tích đất cho thuê: 338 ha
Khu công nghiệp Becamex Bình Phước  Bình Phước 

(Miền Nam)

  • Tổng diện tích: 1993 ha
  • Diện tích đất cho thuê: 1993 ha
Khu công nghiệp Hiệp Phước Đồng Nai 

(Miền Nam)

  • Tổng diện tích: 1686 ha
  • Diện tích đất cho thuê: 597 ha

Dưới đây là thông tin cơ bản về TOP 15 khu công nghiệp lớn nhất ở Việt Nam, là điểm đến đầu tư tiềm năng trong năm 2024.

Miền Bắc: Dưới đây là danh sách 5 Khu công nghiệp (KCN) lớn nhất tại miền Bắc Việt Nam. Những KCN này là yếu tố quan trọng giúp phát triển kinh tế và sản xuất công nghiệp cho khu vực.

Nội dung chính

1. Deep C là khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam (Quy mô: 3.400 ha)

Khu công nghiệp DEEP C là một trong các các khu công nghiệp lớn ở Việt Nam được ra đời từ dự án DEEP C Hải Phòng I (trước đây gọi là KCN Đình Vũ) vào năm 1997, là kết quả hợp tác giữa nhà đầu tư Bỉ Rent-A-Port và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng. Hiện nay, DEEP C đã mở rộng thành tổ hợp 5 KCN và 6 cảng biển, tạo nên Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C với tổng diện tích lên đến 3.400 ha.

Deep C là tổ hợp KCN - Dịch vụ có quy mô lớn nhất tại khu vực miền Bắc
Deep C là tổ hợp KCN – Khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam – tại khu vực miền Bắc

Trong 26 năm hoạt động, DEEP C đã thành công thu hút nguồn vốn FDI khổng lồ 6,5 tỷ USD với 160 dự án đầu tư thứ cấp đến từ các tập đoàn nổi tiếng như Bridgestone, Idemitsu, Chevron, Knauf,…

Sở hữu thế mạnh về cơ sở hạ tầng và định hướng phát triển KCN sinh thái, DEEP C là điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử, ô tô, hóa chất, thiết bị năng lượng tái tạo, logistic, cơ khí, thực phẩm, đóng gói và nhiều lĩnh vực khác.

2. Khu công nghiệp Nam Đình Vũ  (Quy mô: 1.329 ha)

Khu công nghiệp Nam Đình Vũ nằm trong khuôn viên quy hoạch của Khu phi thuế, tại khu phố Đông Hải 2, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Dự án được thành lập theo Công văn số 180/TTg/CN ngày 01/02/2008, sau đó được phê duyệt mở rộng quy mô lên 1.329 ha.

Trong các khu công nghiệp lớn nhất ở Việt Nam, KCN Nam Đình Vũ được định hướng để trở thành một KCN sở hữu các chuỗi cung ứng và sản xuất liền mạch thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau
Trong các khu công nghiệp lớn nhất ở Việt Nam, KCN Nam Đình Vũ được định hướng để trở thành một KCN sở hữu các chuỗi cung ứng và sản xuất liền mạch thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau

Chủ đầu tư của dự án là Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư Sao Đỏ, với tổng vốn đầu tư hơn 2.400 tỷ đồng đến từ các dự án đầu tư đa ngành như cơ khí, sản xuất vật liệu mới, thiết bị điện, linh kiện điện tử, linh kiện máy tính, hậu cần và kho vận; công nghiệp phụ trợ; và công nghiệp nhẹ,…

3. Yên Phong II là một trong các khu công nghiệp lớn ở Việt Nam (Quy mô: 1.200 ha)

Theo quy hoạch ban đầu tại Quyết định 1107/QĐ-TTg ngày 21/08/2006 của Thủ tướng Chính Phủ, KCN Yên Phong II có diện tích quy hoạch dự kiến là 300 ha. Tuy nhiên, dự án sau đó đã được chấp thuận điều chỉnh loại hình thành Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ Yên Phong II với tổng diện tích lên đến 1.200 ha vào ngày 28/6/2007.

KCN Yên Phong là nơi đặt nhà máy của Samsung trị giá lên đến 9,3 tỷ USD
Một trong các khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam đó là KCN Yên Phong – nơi đặt nhà máy của Samsung trị giá lên đến 9,3 tỷ USD

Hiện KCN Yên Phong II được quy hoạch thành 03 phân khu A, B và C:

  • KCN Yên Phong II-A (1.800 tỷ đồng) – Chủ đầu tư: Công ty cổ phần hạ tầng Western Pacific.
  • KCN Yên Phong II-B (2.358 tỷ đồng) – Chủ đầu tư: Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh.
  • KCN Yên Phong II-C (2.234 tỷ đồng) – Chủ đầu tư: Tổng công ty Viglacera – CTCP.

4. Khu công nghiệp Amata Sông Khoai (Quy mô: 714 ha)

Khu công nghiệp Sông Khoai đã nhận được chủ trương đầu tư từ Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định số 352/QĐ-TTg ngày 29/03/2018. Khu công nghiệp này có diện tích quy hoạch lên đến 714 ha và nằm trong địa giới hành chính của thị xã Quảng Yên, gồm các xã và phường như Sông Khoai, Minh Thành, Đông Mai, và Cộng Hòa.

Dự án được thực hiện bởi Công ty Cổ phần Đô thị Amata Hạ Long, công ty con thuộc tập đoàn Amata. Tổng số vốn đăng ký cho việc triển khai dự án này lên đến trên 3.500 tỷ đồng (tương đương 155 triệu USD). Kế hoạch xây dựng Khu công nghiệp Sông Khoai đã được phân thành 5 giai đoạn và dự kiến hoàn thành vào năm 2026.

Hiện KCN Sông Khoai đã đón 5 nhà đầu tư thứ cấp với tổng mức vốn đầu tư đạt 1,1 tỷ USD
Hiện KCN Sông Khoai là một trong các khu công nghiệp lớn ở Việt Nam đã đón 5 nhà đầu tư thứ cấp với tổng mức vốn đầu tư đạt 1,1 tỷ USD

Tính tới cuối năm 2023, KCN Sông Khoai đã hoàn thành xây dựng và cho thuê giai đoạn 1 với nhiều dự án đáng chú ý. Nổi bật nhất là Dự án công nghệ tấm Silic Jinko Solar 1 và 2 với tổng giá trị đầu tư hơn 800 triệu USD. Ngoài ra, KCN này đang đón thêm 1 dự án của Công ty TNHH AUTOLIV Việt Nam có trị giá lên đến hơn 150 triệu USD.

5. KCN Yên Bình – Khu công nghiệp lớn ở Việt Nam (Quy mô: 693 ha)

Khu công nghiệp Yên Bình được phê duyệt thành lập ngày 15/10/2012 theo Công văn số 1645/TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ với diện tích 200 ha tại tỉnh Thái Nguyên. KCN này tiếp tục được chấp thuận mở rộng quy mô thêm 200 ha vào ngày 12/06/2014. 

Cơ sở hạ tầng KCN được đầu tư và quản lý bởi Công ty CP Đầu tư và Phát triển Yên Bình. KCN Yên Bình tập trung thu hút các lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp sạch như sản xuất linh kiện điện tử bán dẫn, các thiết bị tự động hóa,…

Hiện tại, KCN Yên Bình đạt tỉ lệ lấp đầy 92% với hơn 30 dự án đầu tư và tổng vốn đầu tư đăng ký là hơn 7,92 tỷ USD. Các nhà đầu tư nổi bật tại đây bao gồm Công ty TNHH SAMSUNG Electronics Việt Nam Thái Nguyên, Công ty Hansol Electronics Việt Nam, và nhiều nhà đầu tư khác từ Hàn Quốc và Trung Quốc.

Kế hoạch mở rộng giai đoạn 3 của KCN Yên Bình cũng đã được dự định sau khi đáp ứng đủ các điều kiện và tuân thủ quy trình pháp luật.
Kế hoạch mở rộng giai đoạn 3 của KCN Yên Bình cũng đã được dự định sau khi đáp ứng đủ các điều kiện và tuân thủ quy trình pháp luật.

Miền Trung: Miền Trung được biết đến với nhiều tiềm năng kinh tế lớn trong các lĩnh vực như công nghiệp năng lượng, chế biến, và sản xuất hàng tiêu dùng. Dưới đây là danh sách 5 KCN lớn nhất tại miền Trung xét theo quy mô:

6. Khu công nghiệp Becamex (Quy mô: 1.425 ha)

KCN Becamex VSIP Bình Định, tổng diện tích quy hoạch 1.425 ha, được đầu tư phát triển bởi Tổng Công ty Becamex IDC và VSIP. Dự án được kỳ vọng sẽ thu hút được khoảng 2 tỷ USD vốn đầu tư từ cả trong nước và quốc tế vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp sau khi hoàn thiện toàn bộ cơ sở hạ tầng.

hien-nay-kcn-becamex-binh-dinh-dang-trong-qua-trinh-ban-giao-mat-bang-va-thi-cong-ket-cau-ha-tang
Hiện nay, KCN Becamex Bình Định – một trong khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam đang trong quá trình bàn giao mặt bằng và thi công kết cấu hạ tầng.

7. Nhơn Hội A là một trong các khu công nghiệp lớn ở Việt Nam (Quy mô: 630 ha)

KCN Nhơn Hội – Khu A được đầu tư và phát triển bởi công ty SNP. KCN này có diện tích 630 ha và nằm trên bán đảo Phương Mai, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Vào ngày 8/5/2019, Khu công nghiệp này đã trải qua quá trình chuyển đổi loại hình để trở thành Khu công nghiệp Đô thị Nhơn Hội A.

KCN Nhơn Hội A đang đẩy mạnh hoàn thiện cơ sở hạ tầng để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp từ nước ngoài
KCN Nhơn Hội A đang đẩy mạnh hoàn thiện cơ sở hạ tầng để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp từ nước ngoài

Với tổng diện tích 394 ha, Nhơn Hội A được quy hoạch là một KCN đa ngành. Các ngành công nghiệp thu hút đầu tư bao gồm dược phẩm, thực phẩm, chế biến nông – lâm – hải sản, công nghệ cao, dệt may, lắp ráp xe máy, ôtô, nhựa,… và các ngành công nghiệp phụ trợ khác. 

Hiện nay, KCN Nhơn Hội A đang quy tụ 15 dự án với tổng giá trị đạt 357 triệu USD. Các nhà đầu tư thứ cấp tại đây chủ yếu đến từ Trung Quốc, Singapore và Nhật Bản.

8. Khu công nghiệp Lam Sơn (Quy mô: 537,3 ha)

Khu công nghiệp Lam Sơn Sao Vàng chính thức được phê duyệt vào ngày 14/4/2016 theo quyết định 1285/QĐ-UBND với quy mô 537 ha. KCN này nằm trên địa bàn 2 xã Xuân Phú và Xuân Thắng (huyện Thọ Xuân) và xã Thọ (huyện Triệu Sơn), tỉnh Thanh Hóa. Dự kiến tới năm 2030, KCN sẽ mở rộng thêm 130 ha về phía Tây để nâng tổng diện tích lên 667.3 ha.

Khu công nghiệp Lam Sơn Sao Vàng là một trong những KCN chủ lực của tỉnh Thanh Hóa.
Khu công nghiệp Lam Sơn Sao Vàng là một trong những KCN chủ lực của tỉnh Thanh Hóa.

KCN Lam Sơn Sao Vàng chủ trương thu hút đầu tư trong các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm công nghệ cao, bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành máy bay, sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử, sản xuất đồ gia dụng, phụ tùng ô tô và phương tiện vận tải, cùng với một số ngành công nghiệp khác.

Hiện tại, KCN mới chào đón một số nhà đầu tư thứ cấp tới hoạt động, bao gồm Nhà máy mía đường Lam Sơn, COLOR PLUS VIỆT NAM, và Kachay Global Development (Hoa Kỳ).

9. KCN Du Long là một trong các khu công nghiệp lớn ở Việt Nam (Quy mô: 407,3 ha)

KCN Du Long đã được thành lập vào năm 2007 theo Quyết định số 3848/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận. Dự án được quy hoạch trên tổng diện tích 407,28 ha, nằm tại địa phận của xã Lợi Hải và Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.

Trải qua nhiều năm chậm trễ và thay đổi chủ đầu tư, KCN Du Long chính thức bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư vào năm 2021 khi được chuyển nhượng về Công ty CP Đầu tư KCN Hoàng Thành Du Long.

Toàn bộ cơ sở hạ tầng tại KCN Du Long đã hoàn thành và sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư mới
Du Long là một trong các các khu công nghiệp lớn ở Việt Nam đã hoàn thành cơ sở hạ tầng và sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư mới

Chỉ sau 1 năm chính thức đi vào vận hành, Du Long đã hoàn thành toàn bộ cơ sở hạ tầng, thành công thu hút nguồn vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng và thành công đón 5 doanh nghiệp tới hoạt động. Sức hút này đến từ 5 yếu tố chính, bao gồm:

  • Vị trí chiến lược: Tọa lạc tại trọng tâm tam giác kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ, Du Long có thế mạnh về liên kết giao thương liên tỉnh, liên vùng thông qua hệ thống đường cao tốc, đường sắt, cảng biển và cảng hàng không quốc tế,…
  • Chủ đầu tư uy tín, giàu kinh nghiệm: Công ty CP Đầu tư KCN Hoàng Thành Du Long đã có 19 năm hoạt động trong lĩnh vực bất động sản với kinh nghiệm điều hành các KCN như Khai Quang (Vĩnh Phúc), Châu Sơn (Hà Nam), Sông Lô II (Vĩnh Phúc).
  • Cơ sở hạ tầng hoàn thiện: Du Long đã hoàn thiện 100% cơ sở hạ tầng và là 1 trong 13 KCN ở Việt Nam đáp ứng được yêu cầu sản xuất cho các ngành đặc thù.
  • Định hướng phát triển rõ ràng: Du Long hiện là một trong những KCN hiếm hoi tại Việt Nam đi theo định hướng liên kết và tạo lập chuỗi cung ứng nội khu theo từng ngành nghề.
  • Ưu đãi đầu tư hấp dẫn: Khi tham gia đầu tư tại Du Long, các doanh nghiệp sẽ được hưởng 4 ưu đãi đầu tư theo chính sách của tỉnh Ninh Thuận như miễn thuế TNDN, miễn thuế VAT, miễn thuế nhập khẩu và một số ưu đãi khác theo lĩnh vực đầu tư.
Nhà máy sản xuất thú nhồi bông của Công ty Innoflow NT (Hàn Quốc) tại KCN Du Long
Nhà máy sản xuất thú nhồi bông của Công ty Innoflow NT (Hàn Quốc) tại KCN Du Long

Trong thời gian tới, Du Long định hướng sẽ tiếp tục thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp chế biến nguyên liệu đầu vào và xử lí chất liệu như sơ chế lông cừu, kéo sợi, dệt vải,… để kiến tạo chuỗi cung ứng dệt may toàn diện trong khuôn viên KCN.

Nếu bạn quan tâm tới dịch vụ và các chính sách ưu đãi khi đầu tư tại Du Long, hãy liên hệ với đội ngũ tư vấn viên của Du Long tại hotline 096.230.5757 để được hỗ trợ hoặc tham khảo thông tin qua website https://dulongip.vn/.

10. Khu công nghiệp Phú Tài (Quy mô: 345,80 ha)

KCN Phú Tài được thành lập theo Quyết định số 1127/QĐ-TTg ngày 18/12/1998 tại các phường Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân, thành phố Quy Nhơn. Tổng diện tích đất quy hoạch của dự án này là 345.8 ha.

KCN Phú Tài đang có 79 doanh nghiệp hoạt động, trong đó các dự án đầu tư tại đây chủ yếu thuộc lĩnh vực chế biến và sản xuất như chế biến nông lâm sản, sơn, đá, cao su, bao bì, kho hàng, vật liệu xây dựng, giày da, cơ khí, và nhiều lĩnh vực khác.

Khu công nghiệp Phú Tài là khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh Bình Định
Khu công nghiệp Phú Tài là khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh Bình Định

Miền Nam: Miền Nam luôn là điểm nóng của bất động sản công nghiệp với nhiều KCN có quy mô lớn, được đầu tư đầy đủ cơ sở hạ tầng. Dưới đây là TOP 5 KCN có quy mô lớn nhất tại miền Nam được sắp xếp theo quy mô từ lớn đến nhỏ.

11. Sonadezi Châu Đức – một trong các khu công nghiệp lớn ở Việt Nam (Quy mô: 2.287 ha)

Với tổng diện tích 2.287 hecta, Khu công nghiệp Sân golf Sonadezi Châu Đức là khu phức hợp Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ lớn nhất tại Bà Rịa – Vũng Tàu. KCN này được thành lập theo Quyết định số 2532/QĐ-UBND vào tháng 10/2018 tại xã Nghĩa Thành và Suối Nghệ, huyện Châu Đức. Dự án này được đầu tư và quản lý bởi Công ty CP Sonadezi Châu Đức.

Hiện tại, KCN Sonadezi Châu Đức đạt tỉ lệ lấp đầy 40% diện tích đất công nghiệp cho thuê.
Hiện tại, KCN Sonadezi Châu Đức là một trong các khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam đạt tỉ lệ lấp đầy 40% diện tích đất công nghiệp cho thuê.

Các dự án đầu tư nổi bật tại KCN này bao gồm các nhà máy sản xuất giày thể thao và may mặc của Đài Loan, các dự án sản xuất nguyên vật liệu và năng lượng của Hàn Quốc và những dự án đa lĩnh vực từ các quốc gia khác. 

12. Khu công nghiệp Mỹ Phước 3 (Quy mô: 2.280 ha)

KCN Mỹ Phước 3 là dự án có quy mô 2280 ha được thành lập vào năm 2007 bởi Tập đoàn Becamex IDC. Dự án này nằm tại phường Thái Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. 

Tính tới 2023, dự án này đã thu hút tổng cộng hơn 1 nghìn tỷ đồng từ các doanh nghiệp nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ,… thuộc các ngành nghề điện tử, gia dụng; chế tạo và lắp ráp ô tô, xe máy; may mặc, chế biến thực phẩm. 

Hiện KCN Mỹ Phước 3 đã đạt tỉ lệ lấp đầy 50,82%, tương đương là 333,23 ha.
Hiện KCN Mỹ Phước 3 đã đạt tỉ lệ lấp đầy 50,82%, tương đương là 333,23 ha.

13. Phước Đông –  một trong các khu công nghiệp lớn nhất ở Việt Nam (Quy mô: 2191,97 ha)

KCN Phước Đông có quy hoạch thuộc huyện Gò Dầu và thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. KCN này nằm trong quy hoạch của dự án Khu liên hợp Công nghiệp – đô thị – dịch vụ Phước Đông – Bời Lời có quy mô 2.838 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 2.190 ha.

Dự án được đầu tư bởi Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG (thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) với tổng vốn đầu tư ban đầu là khoảng 350 triệu USD. Với quỹ đất lớn, hệ thống hạ tầng hiện đại và vị trí kết nối thuận lợi, cùng các chính sách ưu đãi, KCN Phước Đông đã thu hút hơn 6 tỷ USD vốn đầu tư, chủ yếu từ các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc.

Phước Đông là khu công nghiệp có diện tích lớn nhất tại tỉnh Tây Ninh
Phước Đông là khu công nghiệp có diện tích lớn nhất tại tỉnh Tây Ninh

14. Khu công nghiệp Becamex Bình Phước (Quy mô: 1.993 ha)

Dự án KCN Becamex – Bình Phước là 1 trong các KCN trọng điểm tại tỉnh Bình Phước. Dự án được phê duyệt quy hoạch vào ngày 22/12/2008 theo Quyết định số 2793/QĐ-UBND với quy mô 1.993 ha tại huyện Chơn Thành.

KCN Becamex Bình Phước định hướng trở thành KCN đa lĩnh vực bao gồm: điện máy, điện tử, tin học, công nghệ thông tin, công nghiệp chế biến thực phẩm và nông lâm sản. Sau 4 năm xúc tiến kêu gọi đầu tư, KCN này đã thu hút 49 dự án FDI, với tổng số vốn đầu tư hơn 1 tỷ đô la Mỹ từ các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản và Hồng Kông.

KCN Becamex Bình Phước được kỳ vọng trở thành điểm thu hút đầu tư FDI của Bình Phước
KCN Becamex Bình Phước được kỳ vọng trở thành điểm thu hút đầu tư FDI của Bình Phước

15. Hiệp Phước – một trong các khu công nghiệp lớn ở Việt Nam (Quy mô: 1.686 ha)

Khu công nghiệp Hiệp Phước là KCN có diện tích lớn nhất tại TP Hồ Chí Minh, với quy mô 1686 ha. KCN này được thành lập vào năm 1996 tại huyện Nhà Bè theo định hướng đa ngành.

Sau hơn 25 năm phát triển, KCN Hiệp Phước đã thành công thu hút hơn 200 nhà đầu tư thứ cấp đến từ Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước châu Á khác. Tổng vốn đầu tư tại đây đạt mốc 2,2 tỷ USD.

KCN Hiệp Phước sở hữu vị trí đầu mối chiến lược giữa khu vực trọng điểm kinh tế miền Nam và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
KCN Hiệp Phước sở hữu vị trí đầu mối chiến lược giữa khu vực trọng điểm kinh tế miền Nam và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Hiện quy hoạch diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của KCN này bao gồm: 21% là ngành cơ khí chế tạo – điện tử viễn thông, 11% là sản xuất vật liệu xây dựng. 10% cho ngành chế biến thực phẩm và một số lĩnh vực khác như giấy, nhựa, hóa chất, dược phẩm, cảng biển và logistics.

Tình hình phát triển các KCN tại Việt Nam đang có sự tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây. Tính trong 6 tháng đầu năm, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào lĩnh vực sản xuất và chế biến đạt mức 8,4 tỷ USD theo thống kê của Tổng cục Thống kê. Phần lớn nguồn vốn FDI đến từ các nhà đầu tư châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, và Singapore.

Nhờ chi phí sản xuất thấp, vị trí địa lý thuận lợi và các chính sách ưu đãi đầu tư từ chính phủ, các KCN tại Việt Nam vẫn còn tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai. Để theo dõi tình hình phát triển của thị trường KCN tại Việt Nam, đừng quên truy cập https://dulongip.vn/ để cập nhật những thông tin mới nhất về chính sách và ưu đãi đầu tư tại KCN của Chính phủ nhanh chóng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *