[Cập nhật 2025] Danh sách các khu công nghiệp ở Bắc Giang

Các khu công nghiệp ở Bắc Giang đang phát triển mạnh mẽ và trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế địa phương. Toàn tỉnh hiện có 19 khu công nghiệp (KCN) được chấp thuận quy hoạch, trong đó 8 KCN đã đi vào hoạt động, thu hút hàng trăm dự án trong và ngoài nước. Hãy cùng Du Long tìm hiểu danh sách các KCN ở Bắc Giang qua bài viết dưới đây nhé!

Các KCN ở Bắc Giang đang phát triển tích cực và có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của tỉnh
Các KCN ở Bắc Giang đang phát triển tích cực và có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của tỉnh (Hình ảnh minh họa)

Danh sách các KCN ở Bắc Giang phân theo từng huyện/thị xã/thành phố như sau:

Huyện/Thị xã/Thành phố

Danh sách các khu công nghiệp

TP. Bắc Giang

  1. KCN Song Khê - Nội Hoàng
  2. KCN Vân Trung
  3. KCN Yên Lư
  4. KCN Song Mai - Nghĩa Trung
  5. KCN Đồng Phúc

TX. Việt Yên

  1. KCN Đình Trám
  2. KCN Quang Châu
  3. KCN Việt Hàn
  4. KCN Hòa Yên
  5. KCN Tiên Sơn - Ninh Sơn

H. Hiệp Hòa

  1. KCN Hòa Phú
  2. KCN Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm giai đoạn 1
  3. KCN Xuân Cẩm - Hương Lâm giai đoạn 1

H. Lạng Giang

  1. KCN Tân Hưng
  2. KCN Mỹ Hưng
  3. KCN Nghĩa Thái

H. Tân Yên

  1. KCN Phúc Sơn
  2. Minh Đức - Thượng Lan - Ngọc Thiện
  3. Ngọc Thiện

H. Lục Nam

KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

1. 5 khu công nghiệp ở thành phố Bắc Giang

TP. Bắc Giang là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh, nằm ở vị trí chiến lược chỉ cách Hà Nội khoảng 50 km, đồng thời nằm trên các trục giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng. Với những lợi thế này, TP.Bắc Giang đang là “điểm sáng” thu hút đầu tư, định hình nền kinh tế phát triển bền vững.

TP. Bắc Giang hiện có 5 KCN với tổng diện tích quy hoạch hơn 1.500 ha, trong đó có 3 KCN đã đi vào hoạt động, gồm Song Khê - Nội Hoàng, Vân Trung và Yên Lư.

Bắc Giang là điểm đến hấp dẫn của nhiều dự án đầu tư
Bắc Giang là điểm đến hấp dẫn của nhiều dự án đầu tư (Hình ảnh: KCN Yên Lư)

Dưới đây là bảng tổng hợp các KCN ở TP. Bắc Giang:

Tên KCN

Địa chỉ

Thực trạng

Ngành nghề chính

Song Khê - Nội Hoàng

Phường Song Khê và Nội Hoàng

  • Tình trạng: Đang hoạt động
  • Quy mô: ~ 150 ha
  • Tỷ lệ lấp đầy: 100%

Điện tử, cơ khí, công nghiệp phụ trợ,...

Vân Trung

Phường Vân Trung, Tăng Tiến (thị xã Việt Yên) và Nội Hoàng (TP. Bắc Giang)

  • Tình trạng: Đang hoạt động
  • Quy mô: ~ 388 ha
  • Tỷ lệ lấp đầy: 90%

Điện tử, máy móc thiết bị, công nghệ cao,...

Yên Lư

Xã Yên Lư

  • Tình trạng: Đang hoạt động
  • Quy mô: ~ 497 ha
  • Tỷ lệ lấp đầy: Gần 10%

Công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ kỹ thuật cao,...

Song Mai - Nghĩa Trung

Xã Nghĩa Trung (thị xã Việt Yên) và Song Mai, phường Đa Mai (TP. Bắc Giang)

  • Tình trạng: Đã được phê duyệt quy hoạch
  • Quy mô: ~ 197 ha

Điện tử, công nghệ thông tin, chế tạo máy,...

Đồng Phúc

Xã Đồng Phúc và Tư Mại

  • Tình trạng: Đang xây dựng hạ tầng
  • Quy mô: ~ 355 ha

Công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ kỹ thuật cao,...

KCN Vân Trung được xem là điểm đến hàng đầu cho các dự án công nghệ cao, đặc biệt là lĩnh vực điện tử và bán dẫn. KCN đã lấp đầy hơn 90%, thu hút hơn 120 doanh nghiệp và tạo việc làm cho khoảng 43.800 lao động.

KCN Vân Trung nổi bật với dự án Hana Micron Vina – nhà máy sản xuất chất bán dẫn đầu tiên tại miền Bắc, có vốn đầu tư gần 600 triệu USD và dự kiến nâng lên trên 1 tỷ USD vào năm 2025. Dự án đảm nhiệm khâu đóng gói và kiểm định chip, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

KCN Vân Trung có dự án đầu tư chất bán dẫn trị giá 600 triệu USD
KCN Vân Trung có dự án đầu tư chất bán dẫn trị giá 600 triệu USD

2. 5 khu công nghiệp ở thị xã Việt Yên

Thị xã Việt Yên nằm ở cửa ngõ Tây Nam tỉnh Bắc Giang, cách Hà Nội khoảng 40km và tiếp giáp tỉnh Bắc Ninh. Nhờ vị trí chiến lược trên các tuyến giao thông huyết mạch như cao tốc Hà Nội – Bắc Giang – Lạng Sơn, quốc lộ 17, 37 và tuyến đường sắt Bắc Nam, khu vực này có lợi thế lớn trong giao thương, kết nối vùng và thu hút đầu tư.

Từng một vùng thuần nông, Việt Yên đã chuyển mình mạnh mẽ thành trung tâm công nghiệp trọng điểm của tỉnh Bắc Giang. Với 5 KCN lớn và nhiều cụm công nghiệp (CCN) nhỏ, thị xã đã thu hút hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư, sản xuất.

Việt Hàn là 1 trong 3 KCN đang hoạt động tại Việt Yên
Việt Hàn là 1 trong 3 KCN đang hoạt động tại Việt Yên

Dưới đây là bảng tổng hợp các KCN ở thị xã Việt Yên:

Tên KCN

Địa chỉ

Thực trạng

Ngành nghề chính

Đình Trám

Phường Hồng Thái và Nếnh

  • Tình trạng: Đang hoạt động
  • Quy mô: ~ 127 ha
  • Tỷ lệ lấp đầy: 100%

Cơ khí, điện tử, công nghiệp phụ trợ,...

Quang Châu

Xã Quang Châu, Vân Trung và phường Nếnh

  • Quy mô: ~ 516 ha (426 ha đã đầu tư hạ tầng, 90 ha đang mở rộng)
  • Tỷ lệ lấp đầy: Gần 94%

Điện tử, may mặc, cơ khí,...

Việt Hàn

Phường Hồng Thái, Tăng Tiến và Nếnh

  • Tình trạng: Đang hoạt động
  • Quy mô: ~ 197 ha
  • Tỷ lệ lấp đầy: Gần 48%

Cơ khí, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng,...

Hòa Yên

Xã Đông Lỗ (huyện Hiệp Hòa) và Tiên Sơn, Trung Sơn, Hương Mai (thị xã Việt Yên)

  • Tình trạng: Đã được phê duyệt quy hoạch
  • Quy mô: ~ 257 ha

Chế biến thực phẩm, cơ khí, điện tử, lắp ráp,...

Tiên Sơn - Ninh Sơn

Xã Tiên Sơn, phường Ninh Sơn

  • Tình trạng: Đã được chấp thuận đầu tư
  • Quy mô: ~ 90 ha (GĐ1)

Cơ khí, sản xuất máy móc thiết bị, điện tử, điện lạnh,...

Theo Báo Bắc Giang, Việt Yên là khu vực phát triển công nghiệp trọng điểm của tỉnh Bắc Giang, tập trung 4 KCN lớn gồm Quang Châu, Đình Trám, Vân Trung và Việt Hàn. Trong đó, KCN Quang Châu đã đạt tỷ lệ lấp đầy gần 100% với tổng vốn đầu tư khoảng 2,8 tỷ USD. Hiện tỉnh đang tiếp tục quy hoạch thêm KCN Hòa Yên và Tiên Sơn - Ninh Sơn (GĐ1).

KCN Quang Châu có dự án đầu tư 100 triệu USD của Luxshare-ICT, chuyên sản xuất linh kiện điện tử như cáp, đầu nối cho máy tính, viễn thông,... Đây là nhà cung cấp linh kiện cho nhiều thương hiệu lớn như Apple, Samsung, Sony, Lenovo, Asus và Huawei.

KCN Quang Châu nổi bật với dự án sản xuất linh kiện điện tử trị giá 100 triệu USD của Luxshare‑ICT
KCN Quang Châu nổi bật với dự án sản xuất linh kiện điện tử trị giá 100 triệu USD của Luxshare‑ICT

3. 3 khu công nghiệp ở huyện Hiệp Hoà

Hiệp Hòa nằm cách TP. Bắc Giang khoảng 30km và Hà Nội khoảng 50km, giữ vai trò là cửa ngõ kết nối Bắc Giang với Thủ đô.Huyện có hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh với các tuyến quốc lộ 37, tỉnh lộ 295, 296 và đường vành đai 4 đang triển khai, tạo điều kiện thuận lợi cho kết nối vùng.

Hiệp Hòa đang từng bước chuyển đổi theo hướng đô thị hóa, chú trọng bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sống. Huyện dự kiến đạt tiêu chí đô thị loại IV trước năm 2030, đồng thời hình thành các trung tâm công nghiệp, logistics và nông nghiệp công nghệ cao.

Hiệp Hòa có mạng lưới giao thông phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để giao thương và kết nối vùng
Hiệp Hòa có mạng lưới giao thông phát triển, tạo điều kiện thuận lợi để giao thương và kết nối vùng (Hình ảnh minh họa)

Dưới đây là bảng tổng hợp các KCN ở huyện Hiệp Hoà:

Tên KCN

Địa chỉ

Thực trạng

Ngành nghề chính

Hòa Phú

Xã Châu Minh, Mai Đình và Hương Lâm

  • Quy mô: ~ 293 ha (khoảng 208 ha đang đầu tư hạ tầng, 85 ha đang mở rộng GĐ1)
  • Tỷ lệ lấp đầy: Khoảng 49%

Lắp ráp, điện tử, sản phẩm công nghệ,...

Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm giai đoạn 1

Xã Châu Minh và Hương Lâm

  • Tình trạng: Đã được phê duyệt quy hoạch
  • Quy mô: ~ 106 ha

Chế biến thực phẩm, chế tạo máy, bao bì,...

Xuân Cẩm - Hương Lâm giai đoạn 1

Xã Xuân Cẩm và Hương Lâm

  • Tình trạng: Đã được phê duyệt đầu tư
  • Quy mô: ~ 103 ha (GĐ1 khoảng 50 ha)

Điện tử, công nghệ thông tin, dược phẩm,...

Huyện Hiệp Hòa hiện có 4 KCN với tổng diện tích quy hoạch khoảng 2.400 ha. Bên cạnh KCN Hòa Phú, huyện đang triển khai thêm các KCN mới như Xuân Cẩm - Hương Lâm và Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm, tạo tiềm năng phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư.

Theo Báo Bắc Giang, KCN Hòa Phú nổi bật với dự án Innovacut Manufacturer trị giá 6 triệu USD. Dự án chuyên sản xuất đồ điện dân dụng, dụng cụ cầm tay và chi tiết nhựa, dự kiến sử dụng khoảng 250 lao động trong 30 tháng kể từ khi được cấp phép vào tháng 3/2025.

Innovacut Manufacturer là một trong những dự án tiêu biểu tại KCN Hòa Phú
Innovacut Manufacturer là một trong những dự án tiêu biểu tại KCN Hòa Phú

4. 3 khu công nghiệp ở huyện Lạng Giang

Lạng Giang nằm ở phía bắc tỉnh Bắc Giang, cách Hà Nội khoảng 70km. Huyện có hệ thống giao thông đồng bộ gồm quốc lộ 1, 31, 37; tỉnh lộ 265, 292, 295; tuyến đường sắt và cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư.

Lạng Giang đang đẩy mạnh quy hoạch đô thị - công nghiệp, hướng tới xây dựng đô thị loại IV và trở thành thị xã trong tương lai. Theo quy hoạch, đến năm 2030 huyện sẽ phát triển khoảng 805 ha KCN và mở rộng lên 1.200 ha vào năm 2040.

Sơ đồ mô phỏng quy hoạch KCN Mỹ Thái
Sơ đồ mô phỏng quy hoạch KCN Mỹ Thái

Dưới đây là bảng tổng hợp các KCN ở huyện Lạng Giang:

Tên KCN

Địa chỉ

Thực trạng

Ngành nghề chính

Tân Hưng

Xã Tân Hưng và Xương Lâm

  • Tình trạng: Đang hoạt động
  • Quy mô: ~ 105 ha
  • Tỷ lệ lấp đầy: Khoảng 94%

Chế biến thực phẩm, linh kiện điện tử, bao bì,...

Nghĩa Hưng

Xã Đào Mỹ và Nghĩa Hưng

  • Tình trạng: Đã được phê duyệt quy hoạch
  • Quy mô: ~ 149 ha

Điện tử, điện lạnh, lắp ráp và chế tạo máy,...

Mỹ Thái

Xã Mỹ Thái, Dương Đức và thị trấn Vôi

  • Tình trạng: Đang đầu tư hạ tầng
  • Quy mô: ~ 160 ha

Chế biến thực phẩm, thiết bị y tế, sản xuất và lắp ráp,...

Theo Tạp Chí Công Thương, đến năm 2040, huyện Lạng Giang hướng tới quy hoạch tổng thể ít nhất 6 KCN và 3 CCN. Ngoài KCN Tân Hưng đã đạt tỷ lệ lấp đầy 94%, huyện đã phê duyệt 2 KCN mới là Nghĩa Hưng và Mỹ Thái vào đầu năm 2025 với diện tích đến 309 ha.

KCN Tân Hưng có dự án đầu tư gần 100 triệu USD đến từ nhà máy sản xuất và lắp ráp xe máy điện của Tập đoàn Yadea (Hồng Kông). Dự án có công suất khoảng 2 triệu xe/năm, dự kiến tạo việc làm cho khoảng 3.500 lao động khi đi vào hoạt động từ quý II/2023.

KCN Tân Hưng đang hoạt động rất tích cực với tỷ lệ lấp đầy khoảng 94%
KCN Tân Hưng đang hoạt động rất tích cực với tỷ lệ lấp đầy khoảng 94%

5. 3 khu công nghiệp ở huyện Tân Yên

Huyện Tân Yên nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh và cách TP. Bắc Giang khoảng 15km. Huyện có hệ thống giao thông ngày càng hoàn thiện gồm quốc lộ 295 và ĐT-398, tạo điều kiện thuận lợi để kết nối với các trung tâm kinh tế lân cận.

Đặc biệt, dự án nâng cấp tỉnh lộ 295 với tổng vốn hơn 175 tỷ đồng đã được triển khai, gồm các hạng mục như cầu Bến Tuần - Cao Thượng và Cao Thượng - cầu Bỉ Nội. Dự án góp phần cải thiện hạ tầng giao thông, tăng khả năng kết nối và thu hút đầu tư vào các KCN.

Huyện Tân Yên có hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện
Huyện Tân Yên có hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện

Dưới đây là bảng tổng hợp các KCN ở huyện Tân Yên:

Tên KCN

Địa chỉ

Thực trạng

Ngành nghề chính

Phúc Sơn

Xã Phúc Sơn và Lam Cốt

  • Tình trạng: Đã được chấp thuận đầu tư
  • Quy mô: ~ 124 ha

Chế biến thực phẩm, linh kiện điện tử, chế tạo máy,...

Minh Đức - Thượng Lan - Ngọc Thiện

Xã Thượng Lan (thị xã Việt Yên) và Ngọc Thiện (huyện Tân Yên)

  • Tình trạng: Đã được phê duyệt quy hoạch
  • Quy mô: ~ 196 ha

Chế biến, chế tạo, sản xuất và lắp ráp,...

Ngọc Thiện

Xã Ngọc Thiện

  • Tình trạng: Đã được phê duyệt quy hoạch
  • Quy mô: ~ 150 ha

Cơ khí, chế tạo máy, chế biến thực phẩm,...

Huyện Tân Yên được quy hoạch phát triển 4 KCN mới và 8 CCN hiện hữu với tổng diện tích gần 1.200 ha. Nổi bật là KCN Phúc Sơn với vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng, khởi công từ đầu năm 2024, GĐ1 dự kiến hoàn thiện trong 18 tháng, hỗ trợ thu hút FDI và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Theo Báo Bắc Giang, đến năm 2025, huyện Tân Yên sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng KCN Phúc Sơn, đồng thời phấn đấu lấp đầy khoảng 80% diện tích 2 CCN Đồng Đình và Lăng Cáo.

Huyện Tân Yên sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng KCN Phúc Sơn đến năm 2025
Huyện Tân Yên sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng KCN Phúc Sơn đến năm 2025 (Hình ảnh minh họa)

6. Khu công nghiệp ở huyện Lục Nam

Huyện Lục Nam nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bắc Giang, cách TP. Bắc Giang khoảng 20km và Hà Nội khoảng 70km. Huyện được quy hoạch phát triển mạnh mẽ các khu và cụm công nghiệp, hướng đến nền công nghiệp sạch, phụ trợ và công nghệ cao theo định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn 2050

Huyện Lục Nam có địa hình đồi núi lẫn đồng bằng, cách thành phố Bắc Giang khoảng 20km
Huyện Lục Nam có địa hình đồi núi lẫn đồng bằng, cách thành phố Bắc Giang khoảng 20km

Dưới đây là bảng tổng hợp các KCN ở huyện Lục Nam:

Tên KCN

Địa chỉ

Thực trạng

Ngành nghề chính

Yên Sơn - Bắc Lũng

Xã Yên Sơn và Bắc Lũng

  • Tình trạng: Đang hoàn thiện dự án
  • Quy mô: ~ 300 ha

Điện tử, điện lạnh, cơ khí, máy móc thiết bị,...

Huyện Lục Nam hiện có 1 KCN là Yên Sơn – Bắc Lũng đang được triển khai với hạ tầng. Đến năm 2025, huyện dự kiến phát triển thêm 4 KCN mới quy mô hơn 1.600 ha và 7 CCN với tổng diện tích 401 ha, thu hút 48 dự án đầu tư vào các ngành điện tử, chế biến thực phẩm, cơ khí và công nghiệp sạch (Theo Tạp Chí Công Thương).

Huyện Lục Nam hiện có 1 KCN đang trong quá trình hoàn thiện
Huyện Lục Nam hiện có 1 KCN đang trong quá trình hoàn thiện (Hình ảnh: Đồi Ngô, Huyện Lục Nam)

7. Tình hình phát triển các khu công nghiệp ở Bắc Giang

Tỉnh Bắc Giang hiện có 19 KCN được chấp thuận quy hoạch, trong đó có 8 KCN đã đi vào hoạt động ổn định. Nhờ chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp, tỉnh ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Hiện tại, các KCN trên địa bàn có 489 dự án còn hiệu lực, gồm 374 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 9,6 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 7,1 tỷ USD (chiếm 74%). Ngoài ra, có 115 dự án DDI với tổng vốn đăng ký 18.200 tỷ đồng, trong đó vốn thực hiện đạt khoảng 11.700 tỷ đồng, tương đương 64,2% tổng vốn đăng ký.

Tỉnh Bắc Giang hiện có 8 KCN đang hoạt động và hơn 8 KCN đang xây dựng hạ tầng
Tỉnh Bắc Giang hiện có 8 KCN đang hoạt động và hơn 8 KCN đang xây dựng hạ tầng (Hình ảnh: TP. Bắc Giang)

Đến năm 2030, Bắc Giang đặt mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp trọng điểm phát triển theo hướng hiện đại và bền vững, phấn đấu là một trong những trung tâm công nghiệp hàng đầu của khu vực.

Tỉnh cũng dự kiến quy hoạch 29 KCN với tổng diện tích khoảng 7.000 ha, trong đó có 12 KCN kết hợp đô thị và dịch vụ, cùng với đó là 63 CCN có diện tích khoảng 3.006 ha nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất.

Bắc Giang phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp trọng điểm phát triển theo hướng bền vững đến năm 2030
Bắc Giang phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp trọng điểm phát triển theo hướng bền vững đến năm 2030 (Hình ảnh: Đô thị Bắc Giang)

Với tốc độ phát triển mạnh mẽ và định hướng rõ ràng, các khu công nghiệp ở Bắc Giang đang đóng vai trò then chốt trong quá trình công nghiệp hóa của tỉnh. Không chỉ thu hút nguồn vốn đầu tư lớn, các KCN còn góp phần tạo việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao vị thế của Bắc Giang trên bản đồ công nghiệp khu vực và cả nước.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về các KCN ở khu vực phía Bắc, bạn có thể truy cập website https://dulongip.vn/ để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Để lại bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *