Các khu công nghiệp ở Bình Phước đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nhờ tốc độ phát triển ổn định, có vị trí chiến lược ở phía Nam và có nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn. Bài viết sau sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các KCN tại Bình Phước, bao gồm vị trí, quy mô, lĩnh vực thu hút đầu tư và triển vọng phát triển trong giai đoạn tới.
Bình Phước đang dần khẳng định vị thế trung tâm công nghiệp mới nổi tại miền Nam Việt Nam (Hình ảnh: KCN Bắc Đồng Phú)
Huyện Lộc Ninh – địa phương nằm ở khu vực tiếp giáp với Campuchia – đang dần trở thành điểm đến chiến lược cho các dự án công nghiệp tại Bình Phước. Nhờ lợi thế vị trí cửa ngõ quốc tế cùng hệ thống giao thông ngày càng cải thiện, khu vực này đang ghi nhận sự quan tâm mạnh mẽ từ cả nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài.
Lộc Ninh đang thu hút đầu tư nhờ vào tiềm năng phát triển mạnh mẽ (Hình ảnh: Bản đồ quy hoạch chung khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư)
Dưới đây là bảng tổng quan về các KCN ở Lộc Ninh, bao gồm địa chỉ, thực trạng và ngành nghề chính:
Tên KCN
Địa chỉ
Thực trạng
Ngành nghề chính
Ledana
Xã Lộc Thạnh, H. Lộc Ninh.
Tình trạng: Đang hoạt động.
Quy mô: ~ 425 ha.
Tỷ lệ lấp đầy: 30%.
Nhuộm, may mặc, luyện kim, sản xuất thiết bị,...
Hoa Lư
Xã Lộc Tấn và Lộc Thạnh, H. Lộc Ninh.
Tình trạng: Đang cấp phép quy hoạch.
Quy mô: ~ 348 ha.
Đang cập nhật.
V.Com
Xã Lộc Thạnh, H. Lộc Ninh.
Tình trạng:Đã được cấp phép đầu tư.
Quy mô: 300 ha.
Đang cập nhật.
Thanh Dung
Xã Lộc Thạnh, H. Lộc Ninh.
Tình trạng: Đã khảo sát quy hoạch
Quy mô: 300 ha.
Đang cập nhật.
Huyện Lộc Ninh hiện đang có 4 KCN với tổng diện tích khoảng 1.373 ha, trong đó chỉ có KCN Ledana đã đi vào hoạt động. Dù tỷ lệ lấp đầy còn thấp nhưng đây là tín hiệu tích cực cho thấy tiềm năng phát triển lớn trong tương lai.
Các KCN còn lại ở Lộc Ninh (bao gồm Hoa lư, V.Com, Thanh Dung) hiện đang ở giai đoạn khởi đầu, do đó cần đẩy nhanh tiến độ quy hoạch, xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư hiệu quả để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Một trong những đơn vị nổi bật đang hoạt động tại KCN Ledana là Công ty TNHH Gỗ Phan Thành Đạt – chuyên về chế biến và sản xuất các sản phẩm từ gỗ. Doanh nghiệp này đã tận dụng tốt lợi thế nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương để cung cấp sản phẩm đạt chất lượng cao cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Công ty TNHH Gỗ Phan Thành Đạt đơn vị nổi bật đang hoạt động tại KCN Ledana (Hình ảnh: KCN Ledana)
2. 5 khu công nghiệp ở Chơn Thành
Chơn Thành tọa lạc ven tuyến Quốc lộ 13 – trục giao thông chiến lược kết nối Bình Phước với Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh và thông thương với Campuchia thông qua cửa khẩu quốc tế Hoa Lư.
Theo Cổng thông tin điện tử Bình Phước, huyện Chơn Thành đang ghi nhận sự bứt phá rõ rệt theo hướng công nghiệp - xây dựng - thương mại - dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 17,37% mỗi năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 81 triệu đồng/năm, cao hơn khoảng 1,5 lần so với mức trung bình trên toàn quốc.
KCN ở Chơn Thành nằm liền kề các tuyến giao thông quan trọng, tạo điều kiện cho việc kết nối và lưu thông (Hình ảnh: Bản đồ quy hoạch KCN Becamex Chơn Thành)
Dưới đây là bảng tổng quan về các KCN ở Chơn Thành, bao gồm địa chỉ, thực trạng và ngành nghề chính:
Tên KCN
Địa chỉ
Thực trạng
Ngành nghề chính
Becamex - Bình Phước
Xã Minh Thành và Thành Tâm, H. Chơn Thành.
Tình trạng: Đang hoạt động.
Quy mô: ~ 2448 ha.
Tỷ lệ lấp đầy: 15,7%
Cơ khí, chế biến nông lâm sản, may mặc, vật liệu xây dựng,...
Chơn Thành I
Xã Thành Tâm, H. Chơn Thành.
Tình trạng: Đang hoạt động.
Quy mô: ~ 124 ha.
Tỷ lệ lấp đầy: 98%
May mặc, nội thất, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm,...
Chơn Thành II
Xã Thành Tâm, H. Chơn Thành.
Tình trạng: Đang hoạt động.
Quy mô: 76 ha.
Tỷ lệ lấp đầy: 100%.
Cơ khí, chế biến, may mặc, thủ công mỹ nghệ, vật tư xây dựng,...
Minh Hưng - Hàn Quốc
Xã Minh Hưng, H. Chơn Thành.
Tình trạng: Đang hoạt động.
Quy mô: ~ 392 ha.
Tỷ lệ lấp đầy: 100%.
Điện tử, viễn thông, hóa mỹ phẩm, xử lý chất thải rắn,...
Minh Hưng III
Xã Minh Hưng, H. Chơn Thành.
GĐ 1: 291,52 ha (tỷ lệ lấp đầy: 99,7%).
GĐ 2: 483,4 ha (được phê duyệt vào tháng 2/2025).
Gỗ, nội thất, mỹ phẩm, dược phẩm, cơ khí, CNTT
Huyện Chơn Thành có KCN Becamex - Bình Phước, một trong những khu công nghiệp lớn nhất của tỉnh cả về quy mô và vai trò chiến lược trong phát triển công nghiệp. Tỷ lệ lấp đầy KCN đạt khoảng 15,7% cho thấy dư địa còn rất lớn cho việc thu hút đầu tư trong tương lai.
KCN Becamex - Bình Phước đang triển khai một trong những dự án đầu tư lớn trong lĩnh vực chế biến thực phẩm - Công ty TNHH CPV Food. Với quy mô sản xuất hơn 170.000 tấn thịt gà mỗi năm và tổng vốn đầu tư khoảng 110 triệu USD, KCN tạo cú hích mạnh mẽ cho ngành nông nghiệp công nghệ cao, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế địa phương.
Chơn Thành đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhiều nhà đầu tư với đa dạng các ngành nghề khác nhau (Hình ảnh: KCN Minh Hưng III)
3. 4 khu công nghiệp ở Hớn Quản
Theo Báo Bình Phước, Hớn Quản được đánh giá có vị trí chiến lược khi nằm gần các trung tâm phát triển lớn như TP.HCM, Bình Dương, cửa khẩu quốc tế Hoa Lư và sân bay Long Thành trong tương lai. Bên cạnh đó, địa phương cũng đang triển khai các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các KCN.
Hớn Quản có vị trí giao thông thuận lợi để phát triển các KCN (Hình ảnh: KCN Minh Hưng Sikico)
Dưới đây là bảng tổng quan về các KCN ở Hớn Quản, bao gồm địa chỉ, thực trạng và ngành nghề chính:
Tên KCN
Địa chỉ
Thực trạng
Ngành nghề chính
Tân Khai I
Xã Tân Khai, H. Hớn Quản.
Tình trạng: Đang xây dựng hạ tầng.
Quy mô: 700 ha.
Điện tử, may mặc, cơ khí, chế biến gỗ,...
Tân Khai II
Xã Tân Khai, H. Hớn Quản.
Tình trạng: Đã phê duyệt quy hoạch.
Quy mô: 344 ha.
Điện tử, cơ khí, thực phẩm, dệt may,...
Việt Kiều
Xã Thanh Bình, H. Hớn Quản.
Tình trạng: Đang hoạt động.
Quy mô: ~ 102 ha.
Tỷ lệ lấp đầy: 50%.
Chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng, cơ khí, điện tử, may mặc,...
Minh Hưng Sikico
Xã Đồng Nơ, H. Hớn Quản.
Tình trạng: Đang hoạt động.
Quy mô: 655 ha.
Tỷ lệ lấp đầy: Gần 50%.
Chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất giấy, găng tay,...
Huyện Hớn Quản hiện đang có 4 KCN, trong đó có 2 KCN đang hoạt động với tỷ lệ lấp đầy khoảng 50% và 2 KCN đã được phê duyệt quy hoạch. Các KCN đều định hướng phát triển đa ngành, góp phần hình thành chuỗi công nghiệp hiện đại tại địa phương.
Dự án đầu tư tiêu biểu tại huyện Hớn Quản là Công ty TNHH Công nghiệp chính xác Chen Kai, chuyên sản xuất và gia công trục cơ khí với tổng vốn đầu tư khoảng 20 triệu USD. Hiện tại, Chen Kai đang triển khai kế hoạch mở rộng thêm nhà xưởng để phục vụ các dự án rèn nguội và xi mạ.
Chen Kai đã đầu tư nhà máy sản xuất và gia công trục cơ khí tại KCN Minh Hưng
4. 4 khu công nghiệp ở Đồng Xoài
Đồng Xoài được xem là một trong những khu vực có tiềm năng phát triển công nghiệp nổi bật tại Bình Phước nhờ vào hệ thống hạ tầng giao thông – kỹ thuật hiện đại, quy hoạch đồng bộ và quỹ đất dồi dào. Thành phố còn ghi điểm nhờ loạt tiện ích hỗ trợ doanh nghiệp như hệ thống điện, nước ổn định, dịch vụ logistics, ngân hàng, nhà ở cho chuyên gia và công nhân.
Hệ thống cơ sở hạ tầng tại KCN ở Đồng Xoài đã, đang được đầu tư và phát triển (Hình ảnh: KCN Đồng Xoài I)
Dưới đây là bảng tổng quan về các KCN ở Đồng Xoài, bao gồm địa chỉ, thực trạng và ngành nghề chính:
Tên KCN
Địa chỉ
Thực trạng
Ngành nghề chính
Đồng Xoài I
Xã Tân Thành, TX. Đồng Xoài.
Tình trạng: Đang hoạt động
Quy mô: ~ 153 ha.
Tỷ lệ lấp đầy: 100%
Điện, cầu đường, vật liệu xây dựng, chế biến gỗ,...
Đồng Xoài II
Xã Tiến Thành, TX. Đồng Xoài.
Tình trạng: Đang hoạt động.
Quy mô:84,7 ha.
Tỷ lệ lấp đầy: 100%.
Sản xuất đồ gia dụng, bao bì, may mặc, văn phòng phẩm.
Đồng Xoài III
Xã Tiến Hưng, TX. Đồng Xoài.
Tình trạng: Đang hoạt động.
Quy mô: ~120 ha.
Tỷ lệ lấp đầy: 98%
Hóa mỹ phẩm, cơ khí, chế tạo, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất,...
Thanh Bình
Xã Tân Thành, TX. Đồng Xoài.
Tình trạng: Đang hoạt động.
Quy mô: 92 ha.
Tỷ lệ lấp đầy: 75%
Dệt may, công nghệ thông tin, điện tử, thực phẩm,...
Các KCN tại Đồng Xoài đều đạt tỷ lệ lấp đầy khá cao, cho thấy sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư và vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, huyện vẫn cần cải thiện hạ tầng kỹ thuật để khai thác tối đa tiềm năng của các KCN.
Tập đoàn KuKa là đơn vị đầu tư thứ cấp tiêu biểu tại KCN Đồng Xoài III. Năm 2019, doanh nghiệp đã triển khai dự án nhà máy sản xuất đồ gỗ nội thất với tổng vốn hơn 50 triệu USD trên diện tích 12ha. Dự án đã góp phần tạo việc làm, thúc đẩy phát triển công nghiệp và tăng trưởng kinh tế cho khu vực.
KuKa là một trong những đơn vị đầu tư thứ cấp tiêu biểu tại KCN Đồng Xoài III (Hình ảnh: KCN Đồng Xoài III)
5. 2 khu công nghiệp ở Đồng Phú
Đồng Phú đang trở thành điểm đến mới cho dòng vốn đầu tư công nghiệp nhờ định hướng quy hoạch rõ ràng, vị trí thuận tiện và đề xuất mở rộng thêm 8 khu công nghiệp tại Tân Lập và Tân Hòa để thúc đẩy phát triển vùng.
Đồng Phú đang là điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư nhờ vào tiềm năng và định hướng phát triển rõ ràng (Hình ảnh: KCN Bắc Đồng Phú)
Dưới đây là bảng tổng quan về các KCN ở Đồng Phú, bao gồm địa chỉ, thực trạng và ngành nghề chính:
Tên KCN
Địa chỉ
Thực trạng
Ngành nghề chính
Bắc Đồng Phú
Thị trấn Tân Phú, H. Đồng Phú.
Tình trạng: Đang hoạt động.
Quy mô: ~ 189 ha.
Tỷ lệ lấp đầy: Gần 100%.
Cơ khí, hóa chất, dược phẩm, dệt may, vật liệu xây dựng,...
Nam Đồng Phú
Xã Tân Lập, H. Đồng Phú.
Tình trạng: Đang hoạt động.
Quy mô: 72 ha.
Tỷ lệ lấp đầy: 100%
Cơ khí, may mặc, điện tử, thủ công mỹ nghệ.
Hiện nay, KCN Bắc Đồng Phú đã thu hút 65 dự án đầu tư với tổng vốn 295,12 triệu USD (dự án FDI) và 453,6 tỷ đồng (dự án trong nước). KCN Nam Đồng Phú đã tiếp nhận 44 dự án đầu tư, tổng vốn đạt 45,59 triệu USD (dự án FDI) và 2.345,7 tỷ đồng (dự án trong nước). Điều này cho thấy 2 KCN đều hoạt động hiệu quả và thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Công ty TNHH Chuang Yuan Việt Nam là một trong những dự án đầu tư nước ngoài nổi bật tại KCN Nam Đồng Phú với tổng mức đầu tư lên đến hơn 180 triệu USD. Đặc biệt, Chuang Yuan luôn thực hiện nghiêm các quy chuẩn về xử lý chất thải và thể hiện cam kết rõ ràng trong bảo vệ môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Chuang Yuan Việt Nam là dự án đầu tư thứ cấp tiêu biểu tại KCN Nam Đồng Phú (Hình ảnh: Công ty TNHH Chuang Yuan Việt Nam)
6. Tình hình phát triển các khu công nghiệp ở Bình Phước
Bình Phước có vị trí chiến lược trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp với các địa phương có ngành công nghiệp phát triển mạnh như Bình Dương và Đồng Nai. Tỉnh còn giữ vai trò là cửa ngõ kết nối vùng Đông Nam Bộ với khu vực Tây Nguyên và Campuchia, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư.
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Phước, các KCN trên địa bàn tỉnh được chú trọng đầu tư về hạ tầng như điện, nước, viễn thông và hệ thống xử lý nước thải theo tiêu chuẩn môi trường. Một số khu công nghiệp đạt tỷ lệ lấp đầy cao, đặc biệt là những nơi có vị trí thuận lợi về giao thông hoặc được đầu tư cơ sở hạ tầng bài bản.
Các KCN đã và đang được chú trọng đầu tư về cơ sở hạ tầng (Hình ảnh: KCN Becamex – Bình Phước)
Bình Phước đặt mục tiêu mở rộng quy mô KCN nhằm thu hút nhiều hơn nguồn vốn trong và ngoài nước. Dự kiến đến năm 2030, tổng diện tích khu công nghiệp toàn tỉnh sẽ đạt 18.105 ha, trong đó KCN Lộc Ninh giữ vai trò then chốt.
Theo Báo Đầu tư, tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là các tuyến kết nối với cao tốc TP.HCM – Chơn Thành – Đắk Nông nhằm tăng cường khả năng vận chuyển hàng hóa và tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bình Phước tăng cường đầu tư vào hệ thống giao thông nhằm tạo sức hút đối với các nhà đầu tư
Sở hữu vị trí địa lý chiến lược, hệ thống hạ tầng ngày càng hoàn thiện cùng với các ưu đãi dành cho nhà đầu tư, các khu công nghiệp tại Bình Phước ngày càng khẳng định được vị thế trên cả thị trường nội địa lẫn quốc tế. Với đà phát triển hiện tại, Bình Phước được kỳ vọng sẽ trở thành điểm sáng mới trên bản đồ công nghiệp khu vực phía Nam trong thời gian tới.
Để tìm hiểu cụ thể hơn về từng khu công nghiệp, quy hoạch và chính sách hỗ trợ, hãy truy cập ngay website https://dulongip.vn/ nhé!
Bình Tân, một trong những quận trẻ và năng động nhất của TP.HCM, đang dần khẳng định vai trò trung tâm trong chuỗi cung ứng sản xuất công nghiệp tại khu vực phía Tây thành phố. Cùng khám phá chi tiết các khu công nghiệp ở Bình Tân để hiểu rõ tiềm năng, thực trạng […]
Các khu công nghiệp ở Củ Chi đang ngày càng vươn mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế là điểm đầu tư hấp dẫn và là động lực phát triển kinh tế của TP. Hồ Chí Minh trong tương lai. Hãy cùng chúng tôi điểm qua danh sách những khu công nghiệp nổi bật tại […]
Các khu công nghiệp ở Tân Uyên không chỉ góp phần quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa của địa phương mà còn đóng vai trò chiến lược trong chuỗi cung ứng và sản xuất toàn vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Trong bài viết này, hãy cùng tìm […]