TP.HCM hiện sở hữu 21 khu công nghiệp đang hoạt động, trải rộng trên nhiều quận, huyện và thành phố Thủ Đức. Quá trình phát triển các khu công nghiệp ở TPHCM diễn ra khá ổn định với tỷ lệ lấp đầy cao và định hướng mở rộng rõ rệt. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các khu công nghiệp ở TPHCM hiện nay, kèm theo đánh giá và phân tích tiềm năng đầu tư tại từng khu vực.
Các khu công nghiệp ở TPHCM khá phát triển, tỷ lệ lấp đầy cao
Quận Bình Tân nằm ở cửa ngõ phía Tây TP.HCM, giữ vị trí chiến lược quan trọng trong giao thương và phát triển kinh tế của khu vực. Quận sở hữu hệ thống giao thông phát triển với nhiều tuyến đường huyết mạch như Quốc lộ 1A, Võ Văn Kiệt và Trần Văn Giàu, giúp kết nối thuận tiện với các quận nội thành cũng như các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Hạ tầng giao thông thuận tiện là lợi thế lớn cho các khu công nghiệp quận Bình Tân (Hình ảnh: Tuyến Quốc lộ 1A)
Các khu công nghiệp thuộc quận Bình Tân bao gồm:
Tên KCN
Địa chỉ
Thực trạng
Ngành nghề chính
Tân Tạo
Đường Số 2, Tân Tạo A, quận Bình Tân, TPHCM
Tình trạng: Đang hoạt động
Tổng diện tích: 343,9 ha
Tỷ lệ lấp đầy: 97,14% (KCN hiện hữu), 78,02% (KCN mở rộng)
Công nghiệp sạch; Công nghiệp chế biến; Cơ khí - Lắp ráp; Điện - điện tử
Vĩnh Lộc
Phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TPHCM
Tình trạng: Đang hoạt động
Tổng diện tích: 207 ha
Tỷ lệ lấp đầy: 94%
Công nghiệp cơ khí; May mặc, dệt, da; Lắp ráp điện tử; Chế biến lương thực thực phẩm
Tân Bình
Một phần diện tích mở rộng sang phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TPHCM
Tình trạng: Đang hoạt động
Tổng diện tích: 128,7 ha
Tỷ lệ lấp đầy: 100%
Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng, nhà xưởng, cao ốc văn phòng
Hiện nay, các khu công nghiệp ở Bình Tân đóng vai trò thiết yếu trong mạng lưới sản xuất công nghiệp tại TPHCM với tỷ lệ lấp đầy cao. Dù không còn dư địa lớn để mở rộng, khu vực này vẫn giữ được sức hút nhờ hạ tầng giao thông đồng bộ và vị trí gần trung tâm thành phố.
Mức giá thuê đất công nghiệp tại đây dao động từ 11 - 22 triệu đồng/m² cho mỗi chu kỳ thuê, phù hợp với các ngành công nghiệp nhẹ, sạch, theo hướng phát triển bền vững. Ưu thế lớn nhất của Bình Tân là khả năng kết nối thuận tiện và hệ thống logistics hỗ trợ hiệu quả, tuy nhiên chi phí vận hành cao và hạn chế về đất đang khiến một số doanh nghiệp cân nhắc dịch chuyển ra các khu vực vùng ven để tiết giảm chi phí.
Khu công nghiệp ở Bình Tân đóng vai trò quan trọng tại cửa ngõ phía Tây TPHCM (Hình ảnh: KCN Tân Bình)
Một trong những dự án tiêu biểu tại quận Bình Tân là nhà máy của Tập đoàn PouYuen Việt Nam trong KCN Tân Tạo. Đây là một trong những cơ sở sản xuất giày thể thao xuất khẩu lớn nhất cả nước, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của TPHCM và tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động.
2. 5 khu công nghiệp ở huyện Củ Chi
Huyện Củ Chi nằm ở phía Tây Bắc TPHCM, sở hữu quỹ đất rộng lớn - một lợi thế vượt trội so với các quận nội thành. Huyện tiếp giáp với ba tỉnh công nghiệp phát triển là Bình Dương, Tây Ninh và Long An, tạo nên mạng lưới kết nối vùng thuận lợi giữa TPHCM và các địa phương trọng điểm phía Nam.
Trong những năm gần đây, Củ Chi được thành phố định hướng trở thành khu vực phát triển công nghiệp mới, tập trung vào các lĩnh vực như công nghệ cao, công nghiệp sinh thái và ngành phụ trợ. Huyện cũng lập kế hoạch đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông và thu hút dòng vốn FDI dài hạn, góp phần tạo đà tăng trưởng bền vững cho toàn khu vực.
Khu công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh như Tây Bắc Củ Chi đang phát triển mạnh ở vùng ven
Hiện tại, huyện Củ Chi có 5 khu công nghiệp lớn gồm: Tây Bắc Củ Chi, Đông Nam, Bàu Đưng, Tân Phú Trung và KCN Cơ khí ô tô.
Tên KCN
Địa chỉ
Thực trạng
Ngành nghề chính
Tây Bắc Củ Chi
Xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, TPHCM
Tình trạng: Đang hoạt động
Tổng diện tích: 208 ha, KCN mở rộng 173,24 ha
Tỷ lệ lấp đầy: 99,06%
Chế biến thực phẩm và nông sản; Dệt may và da giày; Điện tử và cơ khí
Đông Nam
Xã Bình Mỹ và Hòa Phú, Huyện Củ Chi, TPHCM
Tình trạng: Đang hoạt động
Tổng diện tích: 342,53 ha
Cơ khí chế tạo máy; Điện tử; Công nghệ thông tin; Hóa dược, thảo dược
Bàu Đưng
Xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TPHCM
Tình trạng: Đang giải phóng mặt bằng
Tổng diện tích: 175 ha
Công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm
Tân Phú Trung
Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, TPHCM.
Tình trạng: Đang hoạt động
Tổng diện tích: 542,64 ha
Cơ khí, chế biến thực phẩm
Cơ khí ô tô
Xã Hòa Phú, Xã Tân Thạnh Đông, Huyện Củ Chi, TPHCM
Tình trạng: Đang hoạt động
Tổng diện tích: 112,34 ha
Tỷ lệ lấp đầy: 85%
Cơ khí ô tô, cơ khí chế tạo, điện, điện tử
Củ Chi hiện là một trong những huyện ngoại thành được TPHCM ưu tiên phát triển công nghiệp mạnh mẽ. Các KCN như Tây Bắc Củ Chi hay Cơ khí ô tô ghi nhận tỷ lệ lấp đầy đạt trên 85%, cho thấy sức hút lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Giá thuê đất công nghiệp tại khu vực này hiện dao động từ 4,5 - 6,5 triệu đồng/m², cạnh tranh hơn nhiều so với các khu công nghiệp nội đô TPHCM. Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng giao thông liên kết vùng vẫn còn là một điểm nghẽn, cần được đầu tư nâng cấp để phù hợp với tốc độ phát triển công nghiệp hiện tại và trong tương lai.
Tại Củ Chi, một trong những dự án đầu tư tiêu biểu đang hoạt động hiệu quả là Nhà máy sản xuất may mặc cao cấp của Công ty TNHH Worldon Việt Nam, thuộc Tập đoàn Shenzhou (Trung Quốc). Dự án được triển khai tại KCN Đông Nam với tổng vốn đầu tư lên đến 140 triệu USD, chuyên sản xuất các sản phẩm thời trang cao cấp với công suất khoảng 80 triệu sản phẩm/năm.
Công ty TNHH Worldon Việt Nam
3. 4 khu công nghiệp ở TP. Thủ Đức
Thành phố Thủ Đức, nằm ở phía Đông TP.HCM, kết nối thuận lợi với các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. Hệ thống hạ tầng giao thông phát triển với các tuyến đường huyết mạch như Xa lộ Hà Nội, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, cùng mạng lưới đường sắt đô thị đang được triển khai.
Thủ Đức còn sử hữu khu công nghệ cao TP.HCM, thu hút nhiều tập đoàn công nghệ lớn, thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ cao và tạo môi trường thuận lợi cho nghiên cứu, đổi mới sáng tạo. Sự kết hợp giữa vị trí địa lý, hạ tầng hiện đại và chính sách thu hút đầu tư giúp Thủ Đức trở thành điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp.
TP. Thủ Đức quy tụ nhiều các khu công nghiệp ở TPHCM với cơ sở hạ tầng hiện đại (Hình ảnh: KCN Linh Trung)
Dưới đây là tổng quan một số các khu công nghiệp ở TPHCM tại TP. Thủ Đức:
Tên KCN
Địa chỉ
Thực trạng
Ngành nghề chính
Linh Trung 1
Khu phố 4, Phường Linh Trung, TP. Thủ Đức, TPHCM
Tình trạng: Đang hoạt động
Tổng diện tích: 62 ha
Tỷ lệ lấp đầy: 100%
Chế biến thực phẩm, công nghiệp điện tử và linh kiện, sản xuất hóa chất
Linh Trung 2
Phường Bình Chiểu, TP. Thủ Đức, TPHCM
Tình trạng: Đang hoạt động
Tổng diện tích: 61,7ha
Tỷ lệ lấp đầy: 100%
Chế biến thực phẩm, công nghiệp điện tử và linh kiện, sản xuất máy móc và thiết bị
Bình Chiểu
Phường Bình Chiểu, TP. Thủ Đức, TPHCM
Tình trạng: Đang hoạt động
Tổng diện tích: 27,34 ha
Tỷ lệ lấp đầy: 100%
Sản xuất sản phẩm cơ khí, điện - điện tử, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm
Cát Lái II
Phường Thạnh Mỹ Lợi, TP. Thủ Đức, TPHCM
Tình trạng: Đang hoạt động
Tổng diện tích: 136,95 ha
Tỷ lệ lấp đầy: 100%
Cơ khí, điện - điện tử, dược phẩm, mỹ phẩm, in và bao bì giấy
TP. Thủ Đức đang được định hướng phát triển thành một khu đô thị sáng tạo, nhiều khu công nghiệp trong khu vực đang được tái cấu trúc để chuyển hướng sang mô hình công nghiệp công nghệ cao và sinh thái. Tuy nhiên, sự hạn chế về quỹ đất trống và tốc độ đô thị hóa nhanh khiến khả năng mở rộng của các khu công nghiệp tại đây gặp nhiều khó khăn.
Một trong những dự án tiêu biểu tại TP. Thủ Đức là Công ty TNHH Nissei Electric Việt Nam tại KCN Linh Trung I, chuyên sản xuất linh kiện điện - điện tử, đóng góp đáng kể vào ngành công nghiệp công nghệ cao của TP.HCM. Nissei Electric Việt Nam còn chú trọng đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, góp phần nâng cao chất lượng lao động trong ngành công nghiệp công nghệ cao của thành phố.
Công ty TNHH Nissei Electric Việt Nam tại KCN Linh Trung I
4. 5 khu công nghiệp ở huyện Bình Chánh
Nằm tại cửa ngõ phía Tây Nam TP.HCM, huyện Bình Chánh đóng vai trò chiến lược trong phát triển công nghiệp và kết nối vùng. Tiếp giáp với các tỉnh Long An, Tiền Giang và gần các quận Bình Tân, Quận 8, huyện tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và thu hút đầu tư.
Với quỹ đất rộng, giá thuê hợp lý và hạ tầng đang được nâng cấp, Bình Chánh trở thành khu vực công nghiệp quan trọng, bổ sung cho trung tâm TP.HCM nơi không gian sản xuất đang dần hạn chế.
Bình Chánh phát triển mạnh ngành chế biến và hậu cần trong số các khu công nghiệp ở TPHCM (Hình ảnh: KCN Lê Minh Xuân)
Dưới đây là bảng thống kê các khu công nghiệp đang hoạt động hoặc đã quy hoạch tại huyện Bình Chánh:
Tên KCN
Địa chỉ
Thực trạng
Ngành nghề chính
Vĩnh Lộc 3
Xã Vĩnh Lộc A, Huyện Bình Chánh, TPHCM
Tình trạng: Đang hoạt động
Tổng diện tích: 210 ha
Sản phẩm công nghệ cao, điện - điện tử, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến
Phong Phú
Xã Phong Phú, Huyện Bình Chánh, TPHCM
Tình trạng: Đang hoạt động nhưng tồn đọng nhiều vấn đề liên quan đến pháp luật
Tổng diện tích: 148 ha
Sản xuất, dịch vụ, tài chính, xuất nhập khẩu
Lê Minh Xuân
Xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh, TPHCM
Tình trạng: Đang hoạt động
Tổng diện tích: 100 ha
Tỷ lệ lấp đầy: 100%
May mặc và giày da, chế biến và đúc kim loại màu, chế biến thực phẩm, gốm sứ và thủy tinh
An Hạ
Xã Phạm Văn Hai, Huyện Bình Chánh, TPHCM
Tình trạng: Đang hoạt động
Tổng diện tích: 123,51 ha
Tỷ lệ lấp đầy: 61%
Cơ khí, điện - điện tử, công nghệ thông tin, chế biến lương thực thực phẩm (tinh)
Lê Minh Xuân 3
Xã Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh, TPHCM
Tình trạng: Đang hoạt động
Tổng diện tích: 311,24 ha
Sản xuất và chế biến lương thực thực phẩm, hóa chất - dược phẩm, điện - điện tử, cơ khí
Huyện Bình Chánh sở hữu hệ thống khu công nghiệp đa dạng về quy mô và ngành nghề, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Mức giá thuê đất tại đây dao động trong khoảng 11 - 18 triệu đồng/m², được cho là hợp lý so với mức giá chung của TPHCM. Tuy nhiên, hạ tầng xã hội quanh các khu công nghiệp vẫn cần được nâng cấp, đặc biệt trong lĩnh vực nhà ở và dịch vụ tiện ích cho người lao động.
Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc 3, TP.HCM. Cholimex Food chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn, gia vị và nước chấm. Sản phẩm của công ty đã có mặt tại nhiều quốc gia, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.
Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex tại KCN Vĩnh Lộc 3
5. 2 khu công nghiệp ở quận 12
Quận 12 nằm ở phía Tây Bắc TPHCM, giáp ranh TP. Thủ Đức, huyện Hóc Môn và Gò Vấp, thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa và có sẵn nguồn lao động ổn định. Các khu công nghiệp tại đây có quy mô nhỏ, chủ yếu tập trung vào các ngành như công nghệ thông tin, gia công cơ khí và công nghiệp hỗ trợ.
Hai khu công nghiệp tiêu biểu là Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp và Khu công nghệ phần mềm Quang Trung, đều đang hoạt động hiệu quả và đóng góp quan trọng vào nền kinh tế khu vực.
Một số các khu công nghiệp ở TPHCM tại Quận 12 mang tính đặc thù công nghệ cao
Dưới đây là tổng quan thông tin về 2 KCN nêu trên:
Tên KCN
Địa chỉ
Thực trạng
Ngành nghề chính
Tân Thới Hiệp
Phường Hiệp Thành, Quận 12, TPHCM
Tình trạng: Đang hoạt động
Tổng diện tích: 215 ha
Tỷ lệ lấp đầy: 100%
Cơ khí, lắp ráp điện tử; may, dệt, da; dược, mỹ phẩm; sành sứ, thủy tinh, nhựa, cao su, nhôm, gỗ
Khu Công nghệ phần mềm Quang Trung
Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TPHCM
Tình trạng: Đang hoạt động
Tổng diện tích: 43 ha
Tỷ lệ lấp đầy: 99%
Công nghệ sạch, công nghệ thông tin, giáo dục, phần mềm
Quận 12 không sở hữu nhiều KCN quy mô lớn nhưng là nơi lý tưởng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Khu công nghệ phần mềm Quang Trung là một trong những trung tâm công nghệ thông tin quan trọng của TPHCM, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xu hướng công nghiệp thông minh tại khu vực.
Hạn chế lớn nhất mà khu vực này đối mặt là quỹ đất phát triển công nghiệp gần như không còn, khiến việc mở rộng các KCN trong tương lai trở nên khó khăn. Tại Quận 12, trong phạm vi hai KCN chủ lực là KCN Tân Thới Hiệp và Khu Công nghệ phần mềm Quang Trung, hiện chưa ghi nhận các dự án đầu tư quy mô lớn mang tính đột phá mới.
6. 1 khu công nghiệp ở quận 7
Quận 7 nằm ven sông Sài Gòn, tiếp giáp với quận 4, quận 8 và huyện Nhà Bè, sở hữu vị trí chiến lược quan trọng về giao thương quốc tế. Quận 7 nổi bật với Khu chế xuất Tân Thuận, một trong những khu chế xuất đầu tiên và thành công nhất tại Việt Nam, được thành lập năm 1991. Tọa lạc tại phường Tân Thuận Đông, khu chế xuất này có diện tích khoảng 300 ha và thu hút khoảng 250 nhà đầu tư từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tên KCN
Địa chỉ
Thực trạng
Ngành nghề chính
Khu chế xuất Tân Thuận
Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, TPHCM
Tình trạng: Đang hoạt động
Tổng diện tích: 300 ha
Tỷ lệ lấp đầy: 97%
Phát triển phần mềm, gia công chế tạo, công nghệ sinh học, kinh doanh thương mại điện tử, chế tạo chip và thiết bị bán dẫn
Khu chế xuất Tân Thuận hiện có tỷ lệ lấp đầy gần như 100% với sự tham gia của nhiều tập đoàn lớn trong các lĩnh vực công nghệ cao, linh kiện điện tử, thiết bị y tế và logistics. Mặc dù giá thuê đất tại đây khá cao, dao động từ 6 - 14 triệu đồng/m² tùy theo mục đích sử dụng, nhưng sự hấp dẫn của khu vực này vẫn không giảm nhờ vào vị trí trung tâm và hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ.
Nhiều doanh nghiệp tiêu biểu đang hoạt động tại đây, như Công ty TNHH Công Nghiệp Thuận Xương và Sanyo Semiconductor Co. Ltd, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của quận 7 và TP.HCM.
Khu chế xuất Tân Thuận là một trong những khu chế xuất đầu tiên tại Việt Nam
7. 1 khu công nghiệp ở huyện Nhà Bè
Huyện Nhà Bè, TP.HCM, nổi bật với Khu công nghiệp Hiệp Phước với tổng diện tích 1.686 ha. Được thành lập năm 1996, KCN Hiệp Phước nằm tại các xã Long Thới và Hiệp Phước, sở hữu vị trí chiến lược với hệ thống giao thông thuận lợi, bao gồm đường Vành đai 4, Nguyễn Hữu Thọ và đại lộ Võ Văn Kiệt cùng hệ thống cảng biển quốc tế nội khu, giúp kết nối dễ dàng đến các khu vực lân cận và quốc tế.
Tên KCN
Địa chỉ
Thực trạng
Ngành nghề chính
Hiệp Phước
Xã Long Thới và xã Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, TPHCM
Đang hoạt động
Tổng diện tích: 1686 ha
Tỷ lệ lấp đầy 90%
Thiết bị điện
Cơ khí
Điện tử
Dịch vụ hàng hải
Logistics
Tính đến nay, khu công nghiệp Hiệp Phước đã thu hút hơn 200 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký gần 2,2 tỷ USD, trong đó có nhiều doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản và châu Âu. Nổi bật là dự án xây dựng nhà máy sản xuất sơn của Tập đoàn Jotun (Na Uy) trên diện tích 10 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 70 triệu USD, được xem là "công trình xanh" tiêu biểu tại KCN Hiệp Phước.
Trong số các khu công nghiệp ở TPHCM, Hiệp Phước là KCN có quy mô lớn nhất
8. Tình hình phát triển khu công nghiệp ở Hồ Chí Minh
Đến cuối năm 2024, TPHCM sở hữu 21 khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghiệp cơ khí ô tô với tổng diện tích gần 5000 ha, đóng vai trò then chốt thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ.
Theo Tạp chí điện tử Doanh nhân, các KCN ở TPHCM có tỷ lệ lấp đầy đạt khá cao, khoảng 90%, cho thấy TP.HCM vẫn còn dư địa để thu hút đầu tư công nghiệp.
Trong 11 tháng đầu năm 2024, tổng vốn đầu tư vào các khu công nghiệp và khu chế xuất tại TPHCM đã đạt 491,7 triệu USD. Đáng chú ý, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn, minh chứng cho sức hấp dẫn và sự ổn định của các khu công nghiệp ở TPHCM đối với các nhà đầu tư quốc tế.
Vốn đầu tư đổ vào các khu công nghiệp ở TPHCM ngày càng tăng mạnh trong những năm gần đây
Định hướng đến năm 2030, TPHCM dự kiến bổ sung khoảng 2000ha đất dành cho phát triển công nghiệp. Trong đó, thành phố sẽ thành lập mới KCN Phạm Văn Hai với tổng diện tích 668 ha, bao gồm KCN Phạm Văn Hai 1 (379 ha) và KCN Phạm Văn Hai 2 (289 ha). Bên cạnh đó, TP.HCM đang nghiên cứu bổ sung các KCN chuyên ngành như KCN y – dược với diện tích khoảng 300 ha, nhằm thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
Thành phố cũng xây dựng lộ trình chuyển đổi các KCN hiện hữu sang mô hình KCN sinh thái, hỗ trợ đổi mới sáng tạo và kết hợp công nghiệp - đô thị - dịch vụ. Mục tiêu là thúc đẩy sản xuất bền vững và kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này còn gặp một số rào cản cần được giải quyết.
KCN Phạm Văn Hai - khu công nghiệp mới được TPHCM quy hoạch đến năm 2030 với quy mô gần 700 ha
Các khu công nghiệp ở TPHCM đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế. Với 21 khu công nghiệp hiện tại và kế hoạch mở rộng thêm 2.000 ha đến năm 2030, thành phố đang không ngừng thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của TP.HCM trong khu vực và trên thế giới.
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp đầu tư, thuê đất hoặc nhà xưởng tại các khu công nghiệp, hãy truy cập https://dulongip.vn/ để có những thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
An Giang đang dần khẳng định vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển công nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long. Với 5 khu công nghiệp ở An Giang đang hoạt động, tỉnh này đã khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài […]
Trong quá trình đầu tư và phát triển sản xuất tại các khu công nghiệp, việc lựa chọn loại đất phù hợp là yếu tố quan trọng quyết định tính ổn định lâu dài của doanh nghiệp. Việc nắm rõ đặc điểm của các loại đất trong khu công nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp đảm […]
Hiện có 5 khu công nghiệp ở Bến Tre đang được quy hoạch và triển khai đầu tư với tổng diện tích hơn 900 ha. Mặc dù phát triển không quá nhanh như các tỉnh công nghiệp trọng điểm nhưng Bến Tre vẫn ghi dấu nhờ lợi thế hạ tầng sạch và quỹ đất rộng. […]