[MỚI NHẤT] Từ A – Z ngành công nghiệp chế biến chế tạo tại Việt Nam 2024

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo là ngành quan trọng trong công cuộc phát triển sản xuất và xuất khẩu của nền kinh tế quốc gia. Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2024, ngành công nghệ chế biến chế tạo dẫn đầu nguồn vốn đầu tư với 7.43 tỷ USD. Trong bài viết dưới đây, Du Long sẽ cập nhật thông tin từ A – Z ngành công nghiệp chế biến chế tạo tại Việt Nam 2024.

Nội dung chính
Ngành công nghiệp chế biến chế tạo là ngành quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu. (Hình ảnh: Nhà máy may Đô Lương, KCN Du Long)
Ngành công nghiệp chế biến chế tạo là ngành quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu. (Hình ảnh: Nhà máy may Đô Lương, KCN Du Long)

1. Công nghiệp chế biến chế tạo là gì? Đặc trưng của ngành

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo (CBCT) là những ngành tham gia vào hoạt động biến đổi nguyên vật liệu, chất liệu, hàng hoá thành những sản phẩm mới. Đây cũng là nhóm ngành trực tiếp tạo ra sản phẩm vật chất cho nền kinh tế quốc gia và thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu. Ngành công nghiệp CBCT có những đặc trưng cơ bản dưới đây:

Một là, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư: Công nghiệp CBCT là ngành thu hút nguồn vốn đầu tư đứng đầu trong các ngành công nghiệp. Theo công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 20/05/2024, tổng số vốn đầu tư của ngành công nghiệp CBCT đạt gần 7.43 tỷ USD, chiếm 17 ngành trong số tổng 21 ngành kinh tế được các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn.

Hai là, quy mô sản xuất lớn: Ngành công nghiệp CBCT sở hữu đặc trưng quy mô sản xuất lớn, các hoạt động sản xuất ngành cần tới sự hỗ trợ của công nghệ, khoa học, kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm và sự đòi hỏi của thị trường.

Theo kết quả thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2020, ngành công nghiệp CBCT có 7.5 triệu lao động với mức doanh thu mỗi năm hơn 8 tỷ đồng. Trong 4 tháng đầu năm 2024, số lượng người lao động trong ngành này tiếp tục tăng 3.6% so với cùng kỳ năm 2023. Đây đều là những tín hiệu tích cực cho thấy sự mở rộng quy mô của ngành trong tương lai.

Ba là, tác động tới môi trường: Ngành công nghiệp CBCT có nhiều tác động tới môi trường trong quá trình sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu và chế biến, chế tạo sản phẩm gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành chuỗi cung ứng xanh. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra tác động không nhỏ của ngành công nghiệp CBCT đến môi trường và người dân.

Điển hình như ngành chế biến gang thép là một trong những ngành công nghiệp CBCT gây ảnh hưởng môi trường nặng nề bởi các chất thải lớn như bụi mịn, CO2, SO2,.. Hay những nhà máy chế biến cao su gây ảnh hưởng đến đời sống người dân bởi mùi hôi gây khó chịu.

Bốn là. rào cản gia nhập thị trường lớn: Bởi vì đặc thù của ngành công nghiệp CBCT đòi hỏi sự đầu tư lớn, dòng đời quay vòng vốn dài, quy mô lớn, nhân lực chất lượng cao nên rào cản gia nhập của ngành này vào thị trường là rất lớn. Điều này cũng khiến cho ngành kém hấp dẫn hơn trong việc thu hút đầu tư ban đầu so với những nhóm ngành nhỏ, lẻ khác.

Năm là, thời gian quay vòng vốn dài: Là ngành công nghiệp quy mô lớn, thời gian quay vòng vốn của ngành CBCT tương đối dài. Đặc trưng này cũng là một trong những yếu tố khiến ngành CBCT hạn chế trong việc thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp.

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư với quy mô sản xuất lớn và ảnh hưởng khá mạnh đến môi trường. 
Ngành công nghiệp chế biến chế tạo thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư với quy mô sản xuất lớn và ảnh hưởng khá mạnh đến môi trường.

2. Công nghiệp chế biến chế tạo gồm những ngành nào?

Ngành công nghiệp CBCT là một ngành công nghiệp lớn với nhiều nhóm ngành, phân ngành nhỏ. Trong đó, có 8 nhóm ngành đóng góp lớn vào sự phát triển của công nghiệp CBCT, bao gồm: hóa chất, cao su, nhựa; dệt may, da giày, chế biến thực phẩm và đồ uống; chế biến lâm sản; cơ khí; điện tử; sản xuất kim loại; sản xuất vật liệu xây dựng.

2.1. Ngành cơ khí

Ngành cơ khí là ngành công nghiệp CBCT then chốt, động lực cho sự phát triển nền công nghiệp hóa của đất nước. Theo báo cáo của Hiệp hội cơ khí Việt Nam (VAMI), tính đến hết năm 2023, Việt Nam có khoảng 3.100 doanh nghiệp ngành cơ khí, chiếm 32% tổng số doanh nghiệp ngành CBCT với 53.000 cơ sở sản xuất trên cả nước.

Trong đó, ngành cơ khí Việt Nam hiện nay tập trung vào 3 phân ngành chính: xe máy và phụ tùng linh kiện xe máy, ô tô và phụ tùng ô tô; cơ khí gia dụng và dụng cụ. Đặc biệt, tỷ lệ nội địa hóa ngành sản xuất xe máy đạt 85 – 95% với những doanh nghiệp nổi bật như Thaco, Thành Công, Vinfast,…. Đây là một con số đầy triển vọng cho thấy tiềm năng đáp ứng hết nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu.

Mặc dù phát triển ấn tượng, thực tế sản phẩm ngành cơ khí chỉ chiếm khoảng 7% thị trường cả nước. Bởi số lượng nhập khẩu còn tương đối lớn và phần lớn doanh nghiệp phải tự vận hành trong cơ chế thị trường chưa hoàn thiện chỉnh chu. Đồng thời, đây là ngành đòi hỏi số vốn đầu tư rất lớn nhưng chưa được hưởng nhiều hỗ trợ từ Nhà nước, dẫn đến các doanh nghiệp nội địa có phần “chùn bước” ngay tại sân nhà.

Tuy nhiên, Nhà nước không ngừng khuyến khích việc đẩy mạnh phát triển ngành cơ khí nhằm giảm tỷ lệ nhập khẩu, tự động hóa sản xuất. Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 cũng đề cập tập trung phát triển các ngành công nghệ tiên tiến, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, xu thế mạnh mẽ hợp tác giữa Việt Nam và quốc tế cũng là một nền tảng giúp ngành cơ khí phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Ngành cơ khí là ngành chủ lực trong công cuộc phát triển các ngành công nghiệp khác của quốc gia. 
Ngành cơ khí là ngành chủ lực trong công cuộc phát triển các ngành công nghiệp khác của quốc gia.

2.2. Ngành điện tử

Ngành công nghiệp điện tử là một nhóm ngành đóng góp lớn vào sản lượng xuất khẩu của Việt Nam bởi sự xuất hiện của những “ông lớn” như Samsung, Intel,.. trên thị trường. Đặc biệt, năm 2020, Việt Nam đã xếp hạng thứ 12 trên thế giới về sản lượng xuất khẩu điện tử và đứng thứ ba trong ASEAN trên bảng xếp hạng này. Chỉ trong vòng 20 năm, Việt Nam đã phát triển đáng kể khi từ vị trí thứ 47 lên thứ 12, cho thấy sự đi lên không ngừng của ngành.

Những phân ngành nổi bật của ngành điện tử bao gồm hàng điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại và linh kiện điện tử.

Trong đó, giá trị xuất khẩu mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện tăng trưởng mạnh qua các năm. Đặc biệt, năm 2023, tỷ lệ xuất khẩu đạt 36.3 tỷ USD, vượt lên nhóm ngành dệt may – một trong những nhóm ngành có tỷ lệ xuất khẩu cao nhất nước.

Giá trị xuất khẩu mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)
Giá trị xuất khẩu mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Mặc dù là nhóm ngành tiềm năng, ngành cơ khí vẫn đối mặt với nhiều hạn chế và thách thức. Điển hình như các tập đoàn lớn trong nước hiện nay đều là tập đoàn đa quốc gia, với 95% giá trị thuộc về FDI. Ngoài ra, phần lớn hàng điện tử Việt Nam chỉ là giai đoạn lắp ráp, gia công đơn giản và vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu khá nhiều.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có nhiều lợi thế trong tương lai về phát triển ngành điện tử khi là điểm dùng chân lý tưởng của trung tâm R&D của những tập đoàn lớn trên thế giới. Điều này giúp Việt Nam phát triển nhu cầu sản xuất chi tiết hàng điện tử trong tương lai. Đồng thời, Nhà nước cũng có nhiều chính sách và ưu đãi dành cho các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này như ưu đãi thuế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển điện tử.

2.3. Ngành sản xuất kim loại

Ngành sản xuất kim loại ngành nền tảng cho sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp quan trọng khác như sản xuất ô tô, điện tử, năng lượng,… Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất kim loại Việt Nam tăng 13.2%. Một số tỉnh thành cũng tập trung vào ngành này bởi tiềm năng sản xuất lớn của ngành, như tỉnh Vĩnh Phúc khi sản xuất kim loại cùng một vài ngành trọng điểm chiếm tỷ trọng 86 – 90% trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh.

Dự báo nhu cầu kim loại tính tới năm 2050
Dự báo nhu cầu kim loại tính tới năm 2050

Những phân ngành nổi bật của sản xuất kim loại bao gồm sản xuất thép, sản xuất nhôm. Mặc dù sự xuất hiện của nhiều tập đoàn điện tử lớn như Samsung, LG,.. khiến tỷ trọng doanh nghiệp nội địa so với nước ngoài vẫn còn chênh lệch. Ngành sản xuất kim loại vẫn là ngành nền tảng, có vị trí quan trọng trong sự phát triển ổn định của đất nước.

Chỉ số sản xuất kim loại tăng 13.2% trong 5 tháng đầu năm 2024, góp phần lớn vào sự phát triển của nhóm ngành khác như ô tô, năng lượng, điện tử,...
Chỉ số sản xuất kim loại tăng 13.2% trong 5 tháng đầu năm 2024, góp phần lớn vào sự phát triển của nhóm ngành khác như ô tô, năng lượng, điện tử,…

2.4. Ngành cao su, nhựa

Ngành cao su, nhựa là ngành hỗ trợ đắc lực đến sự phát triển của các nhóm ngành công nghiệp quan trọng khác trong nước. Với tổng số 4.000 doanh nghiệp nhựa trên cả nước, trong đó tập trung nhiều ở khu vực phía Nam với hơn 80%, miền Bắc 18% và miền Trung chỉ chiếm 2%. Về cao su, quy mô sản lượng mỗi năm đạt 1.300.000 tấn với 910.000 ha trồng cây cao su.

Phân ngành sản xuất nhựa bao bì vẫn chiếm phần lớn tỷ trọng của ngành với 38% và tập trung thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào. Tuy nhiên, ngành phải đối mặt với thách thức về ô nhiễm và chính sách giảm thiểu nhựa trên toàn cầu cùng với các yêu cầu nghiêm ngặt xuất khẩu của các quốc gia, thị trường như EU.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, ngành cao su, nhựa thực tế vẫn chưa phát triển xứng tầm với tiềm lực có sẵn. Mặc dù vậy, ngành cao su, nhựa vẫn chiếm cơ cấu giá trị gia tăng cao trong tổng ngành công nghiệp với tiềm năng phát triển mạnh. Do đó, để có sự phát triển lâu dài và ổn định, các doanh nghiệp cần phải chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh và có hướng đi mới, thân thiện môi trường.

Ngành cao su, nhựa phát triển mạnh nhưng thực tế vẫn chưa tương xứng với những tiềm lực đang có sẵn của quốc gia. 
Ngành cao su, nhựa phát triển mạnh nhưng thực tế vẫn chưa tương xứng với những tiềm lực đang có sẵn của quốc gia.

2.5. Ngành sản xuất vật liệu xây dựng

Mặc dù là ngành có liên quan mật thiết đến chuỗi giá trị bất động sản – xây dựng, ngành vật liệu xây dựng lại có thị trường ảm đạm trong những năm vừa qua. Theo Bộ xây dựng, năm 2023, ngành vật liệu xây dựng có mức giảm tỷ trọng về sản lượng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu. Trong đó, xi măng giảm 5.45%, gạch ốp giảm 15% sản xuất vệ sinh giảm 25%.

Điều này xuất phát từ tình trạng kinh tế ảm đạm khiến tài chính của người mua tăng trưởng chậm, mức giá vật liệu xây dựng vẫn tăng mạnh bất chấp tình hình, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và sự bất cân xứng giữa cung và cầu. Những điều này khiến cho tình hình thị trường vật liệu xây dựng tụt giảm mạnh dù là ngành công nghiệp khá quan trọng.

Tuy nhiên, trước tình hình trên, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển ngành như ban hành trái phiếu doanh nghiệp, tạo điều kiện cho vay, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển. Do đó, giai đoạn tới, doanh nghiệp có thể hy vọng vào sự phục hồi của ngành sản xuất vật liệu xây dựng.

Ngành vật liệu xây dựng có quan hệ mật thiết với chuỗi giá trị bất động sản - xây dựng - vật liệu xây dựng.
Ngành vật liệu xây dựng có quan hệ mật thiết với chuỗi giá trị bất động sản – xây dựng – vật liệu xây dựng.

2.6. Ngành chế biến thực phẩm và đồ uống

Ngành thực phẩm và đồ uống là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất của Việt Nam. Với nhiều tiềm lực có sẵn như nguồn lao động dồi dào, dân số đông, văn hóa ẩm thực phong phú, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống thu hút được số lượng lớn nguồn vốn đầu tư.

Theo thống kê của Bộ công thương, dự kiến giá trị tăng trưởng của ngành năm 2029 sẽ đạt khoảng 1.4 tỷ USD, các phân ngành phát triển mạnh như chế biến thủy sản, điều, cà phê, gạo,… Theo Vietnam Report, năm 2023 ghi dấu ấn bởi sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp trong ngành. Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu đạt 93.3%, tăng trưởng lợi nhuận đạt 86.7%

Nguồn: Tổng cục thống kê về ngành thực phẩm và đồ uống
Nguồn: Tổng cục thống kê về ngành thực phẩm và đồ uống

Dự báo trong những năm tới, đây vẫn là ngành có nhiều xu hướng tăng trưởng mới. Đặc biệt với cuộc chạy đua net zero trên toàn cầu, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần có chiến lược phát triển bền vững nhằm đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu của một số thị trường. Một số chính sách của Nhà nước cũng đang được kiến nghị thực hiện như hỗ trợ vay vốn với các doanh nghiệp đầu tư quy trình xanh hóa, đầu tư máy móc, công nghệ,…

Ngành thực phẩm, đồ uống là một trong những ngành công nghiệp CBCT lớn nhất Việt Nam với nhiều ưu điểm sẵn có như nguồn lao động, thị trường tiêu thụ rộng lớn. 
Ngành thực phẩm, đồ uống là một trong những ngành công nghiệp CBCT lớn nhất Việt Nam với nhiều ưu điểm sẵn có như nguồn lao động, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

2.7. Ngành dệt may, da giày

Ngành dệt may, da giày là ngành chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cao của cả nước. Theo thống kê của Tổng cục thống kê, chỉ trong 5 tháng đầu năm 2024, số lượng xuất khẩu ngành dệt may, da giày xếp thứ 2 chỉ sau mặt hàng điện tử. Doanh thu ngành đạt 13.116 tỷ USD và tăng 3.3% so với cùng kỳ năm 2023. Với những thị trường xuất khẩu chính vẫn là EU, Hàn Quốc, Mỹ,…

Những con số này cho thấy dấu hiệu phục hồi khá tốt của ngành dệt may, da giày sau tình hình ảm đạm năm 2023. So với những năm trước đây, ngành phải đối diện với thách thức lớn về môi trường khi thế giới đang có xu hướng “xanh hóa”, hạn chế khí thải độc hại. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may, da giày phải chuyển đổi hướng đi truyền thống.

Hiện nay, Nhà nước cũng có nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển xanh hóa của ngành như khuyến khích thành lập những khu công nghiệp dệt may, da giày xanh, phát triển bền vững. Các tỉnh, thành cũng ban hành chính sách ưu đãi, định hướng và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ tiên tiến, chuỗi cung ứng tự động hóa.

Ngành dệt may, da giày là ngành chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cao của cả nước và đang có xu hướng phát triển xanh hóa, bền vững. (Ảnh: Nhà máy may Đô Lương, KCN Du Long)
Ngành dệt may, da giày là ngành chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cao của cả nước và đang có xu hướng phát triển xanh hóa, bền vững. (Ảnh: Nhà máy may Đô Lương, KCN Du Long)

2.8. Ngành chế biến lâm sản

Theo Cục Lâm Nghiệp, ngành chế biến lâm sản đạt 7.95 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2024 với mức tăng 21.2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, các phân ngành nổi bật vẫn là sản phẩm gỗ với 5.066 tỷ USD, gỗ với 2.410 tỷ USD. Thị trường lớn nhất trong xuất khẩu là Hoa Kỳ với 4.38 tỷ USD.

Tuy sở hữu những con số ấn tượng về tỷ trọng, nhưng ngành chế biến lâm sản phải đối mặt với nhiều thách thức về biến động phức tạp của nền kinh tế thế giới và bảo hộ sản phẩm, giá cước vận chuyển gia tăng. Cùng với những vụ kiện chống phá giá khiến mặt hàng gỗ, lâm sản Việt Nam khó khăn trên thị trường xuất khẩu.

Đối diện với những khó khăn này, Nhà nước cùng Hiệp hội gỗ, lâm sản Việt Nam không ngừng tìm hướng đi và giải pháp cho các doanh nghiệp. Ví dụ như triển khai thực hiện trồng rừng, khuyến khích phát triển gỗ lớn, hạn chế các hóa chất độc hại trong sản xuất sản phẩm gỗ thành phẩm,…

Ngành chế biến lâm sản có những điểm sáng nổi bật trong 6 tháng đầu năm 2024, đạt 7.95 tỷ USD với mức tăng 21.2% so với cùng kỳ năm 2023.
Ngành chế biến lâm sản có những điểm sáng nổi bật trong 6 tháng đầu năm 2024, đạt 7.95 tỷ USD với mức tăng 21.2% so với cùng kỳ năm 2023.

3. Vai trò của ngành công nghiệp chế biến chế tạo

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của quốc gia, bao gồm vai trò đối với nền kinh tế, đối với xã hội và đối với môi trường.

3.1. Vai trò đối với kinh tế

Đầu tiên, ngành công nghiệp CBCT đóng góp nhiều vai trò quan trọng với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, bao gồm:

  • Thu hút nguồn vốn đầu tư FDI: Đây là vai trò quan trọng của ngành công nghiệp CBCT. Thực tế, hiện tại ngành công nghiệp CBCT tại Việt Nam được nhiều doanh nghiệp đa quốc gia đổ vốn vào như Samsung, LG, Intel,…Ước tính 5 tháng đầu năm 2024, công nghiệp chế biến chế tạo thu hút 67.1% cơ cấu đầu tư nước ngoài.
  • Dẫn dắt tăng trưởng nền kinh tế: Ngành công nghiệp CBCT có đóng góp to lớn trong việc tạo giá trị gia tăng, tăng GDP và dẫn dắt sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tỷ trọng của ngành công nghiệp CBCT càng lớn thì góp phần vào tăng trưởng kinh tế càng cao.
  • Thúc đẩy xuất khẩu: Ngành công nghiệp CBCT đóng góp to lớn trong việc thúc đẩy sản lượng xuất khẩu, giúp cải thiện cán cân thương mại. Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm 2024, tỷ trọng xuất khẩu của ngành là 192 tỷ USD, tương ứng 84.6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
  • Tạo ra nền tảng vật chất cho nền kinh tế: Ngành công nghiệp chế biến chế tạo biến các nguyên liệu thô từ những ngành khác thành các sản phẩm có giá trị cao hơn. Do đó, ngành công nghiệp CBCT là ngành trực tiếp tạo ra sản phẩm vật chất của nền kinh tế, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu về quần áo, sản phẩm điện tử, thực phẩm, nước uống, y tế, giáo dục,…
Cơ cấu đầu tư nước ngoài của ngành công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 67.1% chỉ trong 5 tháng đầu năm 2024.
Cơ cấu đầu tư nước ngoài của ngành công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 67.1% chỉ trong 5 tháng đầu năm 2024.

3.2. Vai trò đối với xã hội

Bên cạnh vai trò đối với kinh tế thì ngành công nghiệp CBCT cũng đóng vai trò quan trọng đối với xã hội, bao gồm:

  • Tạo việc làm cho người lao động: Ngành công nghiệp chế biến chế tạo tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động trên cả nước. Ước tính đến hết năm 2020, số lượng người lao động của ngành là 7.5 triệu lao động, từ công nhân nhà máy đến kỹ sư, quản lý, lao động cấp cao. Phần lớn các nhóm ngành như dệt may, giày da,.. phát triển mạnh nhờ việc thu hút số lượng lớn người lao động.
  • Cải thiện năng lực cạnh tranh và lợi nhuận: Các doanh nghiệp trong ngành CBCT thông thường là người đi đầu trong việc phát triển công nghệ sản xuất. Do đó, phát triển của ngành cũng cải cải thiện năng lực cạnh tranh và lợi nhuận rất tốt so với những nhóm ngành khác của thị trường.
Ngành công nghiệp CBCT thu hút người lao động và cung cấp số lượng lớn việc làm, đặc biệt các nhóm ngành như dệt may, giày da,... (Hình ảnh: Nhà máy may Đô Lương, KCN Du Long)
Ngành công nghiệp CBCT thu hút người lao động và cung cấp số lượng lớn việc làm, đặc biệt các nhóm ngành như dệt may, giày da,… (Hình ảnh: Nhà máy may Đô Lương, KCN Du Long)

3.3. Vai trò đối với môi trường

Ngoài ra, ngành công nghiệp CBCT đóng vai trò khá quan trọng đối với môi trường, cụ thể:

  • Tiếp thu công nghệ mới: Sự phát triển mạnh của ngành kéo theo sự phát triển của công nghệ và cải tiến chuỗi cung ứng. Từ đó, quá trình sản xuất theo hướng bền vững, xanh hóa cũng được đẩy mạnh nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
  • Thúc đẩy phát triển bền vững: Hiện nay, ngành đang đẩy mạnh phát triển bền vững thông qua các quy trình sản xuất thân thiện môi trường, sử dụng năng lượng tái tạo hay tận dụng nguyên liệu tái chế.
  • Giảm lãng phí tài nguyên: Đặc trưng của ngành là tận dụng tối đa những nguyên liệu từ nông nghiệp và các ngành khác. Do đó, ngành có vai trò to lớn trong việc giảm thiểu lãng phí tài nguyên, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên từ nhiều nguồn khác nhau.
Với xu hướng phát triển xanh hiện nay, công nghiệp CBCT cũng đóng góp vai trò quan trọng đối với môi trường.
Với xu hướng phát triển xanh hiện nay, công nghiệp CBCT cũng đóng góp vai trò quan trọng đối với môi trường.

4. Thực trạng ngành công nghiệp chế biến chế tạo tại Việt Nam 2024

Ngành công nghiệp CBCT có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng 5 tháng đầu năm năm 2024 đạt 67.1%. Trong đó, ấn tượng bởi những nhóm ngành như cao su và plastic tăng 27.9%, thiết bị điện tăng 24.2%, giường, tủ bàn ghế tăng 19.9%.

Một số tỉnh thành có chỉ số tăng trưởng ngành cao phải kể đến là Lai Châu (tăng 76.1%), Phú Thọ (35.1%), Bắc Giang (26.8%) hay khu vực phía Nam là Bình Phước tăng 17%. Đặc biệt, giá trị xuất khẩu của nhóm ngành này trong quý II/2024 cũng cao hơn so với quý I: xuất khẩu giày dép là 6.094 triệu USD; sản phẩm từ gỗ là 3.885 triệu USD; dệt, may là 8.461 triệu USD.

Mặc dù sở hữu những con số tăng trưởng ấn tượng, nhiều chuyên gia đánh giá ngành công nghiệp CBCT vẫn chưa đáp ứng đủ tiềm năng, giá trị gia tăng tạo ra lại rất thấp. Nguyên nhân là do ngành này còn phụ thuộc khá nhiều vào việc nhập khẩu. Ngoài ra, phần lớn các tập đoàn lớn trong nước là tập đoàn đa quốc gia dẫn tới doanh nghiệp của nước ta chỉ đáp ứng những khâu lắp, ráp mà không làm chủ được công nghệ sản xuất.

Công nghiệp chế biến chế tạo phát triển mạnh nhưng giá trị gia tăng thấp, tạo ra một cuộc “chạy đua” cho các doanh nghiệp trong giai đoạn phát triển sắp tới. 
Công nghiệp chế biến chế tạo phát triển mạnh nhưng giá trị gia tăng thấp, tạo ra một cuộc “chạy đua” cho các doanh nghiệp trong giai đoạn phát triển sắp tới.

5. Thách thức của ngành công nghiệp chế biến chế tạo

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong quá trình phát triển, công nghiệp CBCT vẫn đối diện với nhiều thách thức, bao gồm:

  • Nhu cầu thị trường trong nước thấp: Đây là một khó khăn lớn mà các doanh nghiệp CBCT Việt Nam gặp phải. Trong Báo cáo xu hướng sản xuất, kinh doanh ngành công nghiệp CBCT, có khoảng 53.4% doanh nghiệp trong ngành lựa chọn :nhu cầu thị trường thấp” là khó khăn đối với họ.
  • Tỷ lệ nội địa hóa chưa cao: Hiện tại, ngành công nghiệp CBCT vẫn còn phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu nguyên vật liệu, nguồn sản phẩm phụ trợ và máy móc thiết bị, khiến cho tỷ lệ nội địa hóa chưa cao, thiếu sự chủ động. Ví dụ như nhóm ngành sản xuất ô tô, phần lớn nguyên vật liệu đến từ nhập khẩu.
  • Nhu cầu đào tạo chuyển giao công nghệ: Một trong những yếu tố để ngành công nghiệp CBCT phát triển là hấp thụ công nghệ. Do đó, nhu cầu về đào tạo nguồn lực cao để chuyển giao công nghệ hiện tại rất lớn, tạo ra áp lực cho các phân ngành công nghiệp CBCT.
  • Lãi suất vay vốn cao: Đây là một “điểm nghẽn” của ngành công nghiệp CBCT. 50.1% tổng số doanh nghiệp CBCT tham gia khảo sát kiến nghị Nhà nước giảm lãi suất cho vay với ngành này.
  • Thủ tục hành chính phức tạp, tốn thời gian: Thủ tục hành chính vẫn chưa có sự đồng bộ, thống nhất giữa Trung ương và địa phương. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục, tốn kém nhiều thời gian và quá trình phức tạp.
Công nghiệp chế biến chế tạo vẫn phải đối diện với nhiều thách thức khi tỷ lệ nội địa hóa chưa cao, nhu cầu thị trường trong nước còn thấp.
Công nghiệp chế biến chế tạo vẫn phải đối diện với nhiều thách thức khi tỷ lệ nội địa hóa chưa cao, nhu cầu thị trường trong nước còn thấp.

6. Xu hướng phát triển của ngành công nghiệp chế biến chế tạo giai đoạn 2025-2030

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo vẫn là mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, với xu hướng phát triển xanh hiện nay kèm theo cam kết đưa phát thải ròng về 0 của Nhà nước đến năm 20250; đòi hỏi sự phát triển ngành theo hướng bền vững, đổi mới quy trình để xanh hóa chuỗi cung ứng.

Trong giai đoạn 2025 – 2030, dự kiến xu hướng phát triển của ngành công nghiệp CBCT theo hướng phát triển bền vững, thân thiện với môi trường. Các nhóm ngành phát triển mạnh vẫn là nhóm ngành hóa chất, cao su, nhựa; ngành vật liệu xây dựng khi bất động sản đang trong giai đoạn khởi sắc hay nhóm ngành dệt may, da giày.

Công nghiệp CBCT vẫn là nhóm ngành dễ dao động trước biến đổi thị trường, vì vậy đòi hỏi ngành phải hướng tới tự chủ nguồn cung nguyên vật liệu ngay trong nước. Đồng thời, quy trình sản xuất phải gắn với sự đổi mới về công nghệ, hiện đại hóa máy móc và đổi mới sáng tạo.

KCN Du Long – Ưu tiên nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo

Du Long là khu công nghiệp lớn nhất của tỉnh Ninh Thuận với tổng diện tích lên đến 407 ha. Đây là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư ngành công nghiệp chế biến chế tạo khi sở hữu:

  • Vị trí địa lý chiến lược: Du Long Là KCN sở hữu vị trí địa lý đắc địa, thuận lợi cả về đường bộ, đường biển và đường hàng không. Khoảng cách đến các khu vực trọng điểm tương đối gần, thuận lợi cho giao thương nội địa và quốc tế.
  • Giấy phép môi trường cho ngành công nghiệp chế biến chế tạo: Đây là loại giấy phép về môi trường cho phép các ngành nghề đặc thù hoạt động nhưng vẫn đảm bảo yếu tố về môi trường.
  • Tập trung phát triển xanh: KCN Du Long đang định hướng phát triển mô hình KCN xanh, bền vững. Với các biện pháp thiết thực như: tích hợp năng lượng tái tạo, xây dựng chuỗi cung ứng xanh,…
  • KCN đầu tư mạnh vào hệ thống xử lý nước thải hiện đại: Dây chuyền công nghệ SBR hiện đại, có công suất 3.000m3/ngày
  • Cơ sở hạ tầng hoàn thiện: KCN Du Long hoàn thiện và trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng cần thiết cho nhiều nhóm ngành công nghiệp khác nhau.
  • Nguồn lao động dồi dào: Tính đến tháng 5/2024, tỉnh Ninh Thuận có khoảng 293.177 người trong độ tuổi lao động.

→ Nếu các nhà đầu tư có mong muốn đầu tư vào nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo, KCN Du Long sẽ là sự lựa chọn tối ưu.

Bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ từ A – Z thông tin về công nghiệp chế biến chế tạo tại Việt Nam 2024. Hy vọng thông tin mang lại sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thực trạng, vai trò, thách thức và xu hướng của ngành này trong tương lai. Nếu muốn tìm hiểu thêm về thị trường bất động sản khu công nghiệp, mời bạn tham khảo các bài viết tại Du Long nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *