Công nghiệp nhẹ là gì? Danh sách 5 ngành thuộc nhóm ngành công nghiệp nhẹ

Công nghiệp nhẹ là lĩnh vực công nghiệp nền tảng trong nền kinh tế. Vậy chính xác công nghiệp nhẹ là gì và có đặc điểm như thế nào? Để hiểu rõ về ngành công nghiệp nhẹ và thực trạng phát triển ngành tại Việt Nam, mời bạn đọc tham khảo ngay bài viết dưới đây của Du Long.

Công nghiệp nhẹ là lĩnh vực công nghiệp không thể thiếu trong sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. (Hình ảnh: Nhà máy may Đô Lương, KCN Du Long)
Công nghiệp nhẹ là lĩnh vực công nghiệp không thể thiếu trong sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. (Hình ảnh: Nhà máy may Đô Lương, KCN Du Long)
Nội dung chính

1. Công nghiệp nhẹ là gì? Tầm quan trọng của ngành công nghiệp nhẹ trong nền kinh tế hiện đại

Công nghiệp nhẹ là là lĩnh vực công nghiệp tập trung vào sản xuất hàng hóa tiêu dùng. Bao gồm những sản phẩm, hàng hóa như thực phẩm, quần áo,… tập trung hướng đến người tiêu dùng cuối cùng. Mức vốn đầu tư của ngành này thường linh hoạt, không quá cao nên tập trung phần lớn các doanh nghiệp đầu tư.

Công nghiệp nhẹ đóng góp vai trò to lớn trong nền công nghiệp nói riêng và kinh tế quốc gia nói chung. Tỷ trọng đóng góp vào GDP của công nghiệp nhẹ tương đối cao. So với nhóm ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ không có quá nhiều tác động đến môi trường. Vì vậy, công nghiệp nhẹ được phân bổ rộng rãi kể cả những khu vực đông dân cư.

Bên cạnh đó, công nghiệp nhẹ góp phần cung cấp số lượng lớn việc làm cho người lao động. Sự phát triển của ngành công nghiệp nhẹ cũng thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại, linh hoạt.

>>> Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai nhóm ngành công nghiệp này, bạn đọc có thể tham khảo thêm trong bài viết “công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng“.

Công nghiệp nhẹ có vai trò tạo ra số lượng lớn việc làm cho người lao động, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế
Công nghiệp nhẹ có vai trò tạo ra số lượng lớn việc làm cho người lao động, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế

2. Danh sách 5 ngành thuộc nhóm ngành công nghiệp nhẹ

Công nghiệp nhẹ là nhóm ngành công nghiệp chế biến trực tiếp tạo ra sản phẩm phục vụ cho người tiêu dùng cuối cùng mà không qua trung gian. Do đó, ngành công nghiệp nhẹ nắm vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và đời sống sinh hoạt của người dân. Dưới đây là những nhóm ngành công nghiệp nhẹ phổ biến tại Việt Nam. Ngoài ra, để hiểu rõ hơn về các ngành thuộc nhóm công nghiệp chế biến chế tạo, bạn đọc có thể tham khảo thêm trong bài viết “công nghiệp chế biến là gì“.

Ngành dệt may

Bao gồm sản xuất may mặc, sợi, vải, phụ liệu may,.. Ngành dệt may là ngành trọng điểm của nền kinh tế Việt Nam khi cung cấp số lượng lớn sản phẩm thiết yếu cho cuộc sống người dân. Đồng thời, sự phát triển của ngành dệt may thường kéo theo sự phát triển các ngành khác như nông nghiệp sợi, bông hoặc công nghiệp nặng như thiết bị, máy móc.

Bên cạnh đó, ngành dệt may cũng đóng góp phần lớn kim ngạch xuất khẩu. Theo thống kê, 7 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu dệt may đạt 23.9 tỷ USD với mức tăng trưởng 5.9% so với cùng kỳ. Đồng thời, đây cũng là ngành giải quyết số lượng lớn việc làm cho người lao động tại các địa phương.

Dệt may là một nhóm ngành công nghiệp nhẹ phát triển mạnh, nhằm đáp ứng nhu cầu lớn về tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. (Hình ảnh: Nhà máy may Đô Lương, KCN Du Long)
Dệt may là một nhóm ngành công nghiệp nhẹ phát triển mạnh, nhằm đáp ứng nhu cầu lớn về tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. (Hình ảnh: Nhà máy may Đô Lương, KCN Du Long)

Ngành da – giày

Theo số liệu LEFASO, Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới về sản xuất giày dép với sản lượng sản xuất 1.3 tỷ đôi/năm. Ngành da giày không chỉ đóng góp lượng lớn vào kim ngạch xuất khẩu mà còn tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Hiện nay, các doanh nghiệp da giày tiêu biểu tại Việt Nam là Biti’s, Chính Hưng, Thái Bình,…

Ngành da giày Việt Nam đứng thứ ba trên thế giới về sản lượng sản xuất, ước tính mỗi năm đạt 1.3 tỷ đôi
Ngành da giày Việt Nam đứng thứ ba trên thế giới về sản lượng sản xuất, ước tính mỗi năm đạt 1.3 tỷ đôi

Ngành in ấn và xuất bản

Lĩnh vực in ấn và xuất bản phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Không chỉ tập trung vào in sách, báo mà ngành còn rộng trong in ấn bao bì, nhãn mác nhằm mục tiêu quảng bá thương hiệu.

Một số công nghệ in hiện đại cũng được ứng dụng vào quá trình sản xuất như in 3D, in Plexo,… với đa dạng các sản phẩm về mẫu mã, kích thước và vật liệu in. Ngành in ấn và xuất bản cũng thu hút lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây.

Ngành công nghiệp in ấn và xuất bản có tiềm năng phát triển mạnh và thu hút nhiều nhà đầu tư
Ngành công nghiệp in ấn và xuất bản có tiềm năng phát triển mạnh và thu hút nhiều nhà đầu tư

Ngành công nghiệp gỗ và sản phẩm từ gỗ

Đây là nhóm ngành công nghiệp nhẹ đang phát triển khá mạnh. Ngành bao gồm các việc như sản xuất sản phẩm từ gỗ thành đồ nội thất, ván sàn, đồ chơi gỗ,… Hiện nay, ngành công nghiệp gỗ có nguồn cầu khá lớn ở cả trong và ngoài nước. Trong đó, Việt Nam là một trong những nước có lượng xuất khẩu gỗ hàng đầu.

Sản phẩm gỗ là một trong những sản phẩm được xuất khẩu nhiều nhất tại Việt Nam
Sản phẩm gỗ là một trong những sản phẩm được xuất khẩu nhiều nhất tại Việt Nam

Ngành chế biến thực phẩm

Bao gồm các phân ngành như chế biến nông sản, thủy sản, đồ uống, bánh kẹo,… Ngành chế biến thực phẩm là nhóm ngành quan trọng trong nền kinh tế khi trực tiếp sản xuất và cung cấp số lượng lớn thực phẩm tiêu dùng hàng ngày. Quá trình sản xuất của ngành là thực hiện biến đổi các nguyên liệu thực phẩm thành các sản phẩm có giá trị cao.

Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển mạnh nhờ áp dụng công nghệ hiện đại, quy trình tự động hóa chuẩn 4.0. Các phần mềm sản xuất được ứng dụng bao gồm tự động nướng, đóng hộp, đông lạnh giúp sản phẩm trở nên đa dạng hơn.Những doanh nghiệp nổi trội trong ngành chế biến thực phẩm là Vinamilk, Kinh Đô, Masan,…

Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển ngành chế biến thực phẩm như văn hóa ẩm thực phong phú, đa dạng, nguồn lao động dồi dào
Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển ngành chế biến thực phẩm như văn hóa ẩm thực phong phú, đa dạng, nguồn lao động dồi dào

3. Thực trạng của ngành công nghiệp nhẹ ở Việt Nam

Ngành công nghiệp nhẹ tại Việt Nam tăng trưởng khá nhanh trong những năm gần đây, góp phần to lớn vào kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho người lao động. Với một số ngành phát triển mạnh như dệt may, da giày, chế biến thực phẩm.

Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm 2024, sản lượng xuất khẩu dệt may đạt 13.116 tỷ USD và đứng thứ 2 trong xếp hạng kim ngạch xuất khẩu. Theo thống kê của Bộ Công Thương, ngành chế biến thực phẩm dự kiến tăng trưởng mạnh qua các năm và đạt 1.4 tỷ USD vào năm 2029.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp nhẹ tại Việt Nam còn đối diện với nhiều hạn chế như áp lực về bắt kịp công nghệ, phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Bên cạnh đó, thị trường ngành này luôn đối diện với sự cạnh tranh gay gắt từ các mặt hàng nhập khẩu, nhu cầu sử dụng sản phẩm nội địa của người dân còn thấp.

Phát triển công nghiệp nhẹ là nhiệm vụ quan trọng của nền kinh tế nhưng vẫn đối mặt với nhiều thách thức lớn
Phát triển công nghiệp nhẹ là nhiệm vụ quan trọng của nền kinh tế nhưng vẫn đối mặt với nhiều thách thức lớn

4. Thuận lợi và thách thức của ngành công nghiệp nhẹ

Hiện nay, ngành công nghiệp nhẹ được hưởng nhiều thuận lợi từ đặc trưng ngành như ít gây tác động môi trường, hiệu quả sản xuất cao và tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, với xu hướng phát triển không ngừng trên toàn cầu, ngành đối diện với thách thức, áp lực về công nghệ, kỹ thuật, quản lý nguồn nhân lực.

4.1. Thuận lợi

Ngành công nghiệp nhẹ sở hữu nhiều điểm thuận lợi như sau:

  • Ít tác động đến môi trường: So với công nghiệp nặng thì công nghiệp nhẹ là sự lựa chọn bền vững và thân thiện với môi trường. Ngành này thường không đòi hỏi quá nhiều năng lượng và tài nguyên trong quá trình sản xuất. Do đó, ngành không gây ra các tác động tiêu cực như phát thải nhiều. Bên cạnh đó, công nghiệp nhẹ có khả năng sử dụng năng lượng tái tạo vào sản xuất giúp xanh hóa chuỗi cung ứng.
  • Tạo nhiều việc làm cho người lao động: Công nghiệp nhẹ thu hút số đông người lao động vì không đòi hỏi quá cao về tay nghề. Các nhóm ngành tập trung lượng lớn lao động như dệt may, da giày,…Từ đó, ngành công nghiệp nhẹ còn giúp người dân cải thiện và nâng cao chất lượng sống.
  • Hiệu quả sản xuất cao: Đặc trưng của nhóm ngành công nghiệp nhẹ là nhu cầu vốn ít, quá trình quay vòng vốn nhanh, không đòi hỏi quá cao về nguồn lao động chuyên môn. Do đó, hiệu quả sản xuất mà ngành mang lại cao hơn so với những ngành công nghiệp khác.

4.2. Thách thức:

Mặc dù có khá nhiều lợi ích và vai trò quan trọng, công nghiệp nhẹ vẫn đối diện với nhiều thách thức, bao gồm:

  • Áp lực về công nghệ: Việc theo kịp các tiến bộ về công nghệ là một thách thức với các doanh nghiệp công nghiệp nhẹ. Đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ, số hóa, tự động hóa trong những năm gần đây. Các doanh nghiệp đòi hỏi phải chạy đua để nắm kịp thị trường thế giới, không bị thụt lùi trong sản xuất.
  • Quản lý nguồn nhân lực: Bởi vì số lượng lao động lớn, các doanh nghiệp đứng trước thách thức về quản lý nguồn nhân lực. Từ việc nâng cao tay nghề lao động đến các chính sách thu hút và giữ chân người tài.
Phát triển công nghiệp nhẹ phải chịu nhiều áp lực về đuổi kịp công nghệ và quản lý nguồn nhân lực
Phát triển công nghiệp nhẹ phải chịu nhiều áp lực về đuổi kịp công nghệ và quản lý nguồn nhân lực

5. Xu hướng phát triển của công nghiệp nhẹ giai đoạn 2025 – 2030

Hiện nay, xu hướng phát triển công nghiệp nhẹ trên thế và tại Việt Nam đang thay đổi theo hướng phát triển bền vững vào giai đoạn 2025 – 2030.

5.1. Trên thế giới

Hiện nay, xu hướng trên thế giới đang dần thay đổi qua hướng công nghiệp hóa, tự động hóa và số hóa công nghệ. Đặc biệt với tình hình kinh tế toàn cầu hiện nay phát thải quá lớn, các quốc gia dần chuyển đổi qua phát triển xanh, bền vững và thân thiện với môi trường. Dự kiến giai đoạn 2025 – 2030, sự phát triển công nghiệp nhẹ sẽ thiên về phát triển xanh.

Ví dụ như Trung Quốc hiện nay là một quốc gia có quy trình sản xuất hiện đại, tự động hóa hầu hết các khâu sản xuất nhằm đáp ứng số lượng lớn sản phẩm như may mặc cả trong và ngoài nước.

Xu hướng phát triển công nghiệp nhẹ giai đoạn 2025 - 2030 dự kiến theo hướng phát triển bền vững, thân thiện với môi trường
Xu hướng phát triển công nghiệp nhẹ giai đoạn 2025 – 2030 dự kiến theo hướng phát triển bền vững, thân thiện với môi trường

5.2. Tại Việt Nam

Trong xu hướng hội nhập kinh tế, ngành công nghiệp nhẹ tại Việt Nam đòi hỏi áp dụng công nghệ hiện đại và tự động hóa sản xuất. Đồng thời, tập trung vào các sản phẩm bền vững, thân thiện với môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xanh hiện nay.

Hiện nay, một số khu công nghiệp bắt đầu chuyển đổi thành khu công nghiệp xanh, khu công nghiệp tái tạo nhằm thích nghi với nhu cầu mới của thế giới. Đây cũng là điều kiện lý tưởng cho các doanh nghiệp công nghiệp nhẹ lựa chọn đặt xưởng, nhà máy sản xuất.

Xu hướng phát triển xanh sẽ ảnh hưởng lớn đến hướng đi của các doanh nghiệp công nghiệp nhẹ trong tương lai
Xu hướng phát triển xanh sẽ ảnh hưởng lớn đến hướng đi của các doanh nghiệp công nghiệp nhẹ trong tương lai

Công nghiệp nhẹ đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mọi người. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ công nghiệp nhẹ là gì và thực trạng, xu hướng phát triển ngành tại Việt Nam. Nếu bạn quan tâm đến các tin tức về lĩnh vực công nghiệp, đừng quên theo dõi Du Long để cập nhật thông tin mới nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *