[MỚI NHẤT] Quy hoạch khu công nghiệp là gì? Tình hình quy hoạch KCN tỉnh Ninh Thuận

Quy hoạch khu công nghiệp là cách thức giúp quỹ đất được sử dụng có hiệu quả hơn và mang đến lợi ích lâu dài cho sự phát triển đất nước. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư hiện nay vẫn chưa thực sự hiểu rõ các vấn đề liên quan đến quy hoạch khu công nghiệp. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cập nhật cho bạn những thông tin về quy hoạch khu công nghiệp mới nhất, cùng với tình hình quy hoạch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Quy hoạch khu công nghiệp là cách thức giúp việc sử dụng đất trở nên hiệu quả hơn, căn cứ để lập các dự án đầu tư. (Hình ảnh: Khu công nghiệp Du Long, tỉnh Ninh Thuận)
Quy hoạch khu công nghiệp là cách thức giúp việc sử dụng đất trở nên hiệu quả hơn, căn cứ để lập các dự án đầu tư. (Hình ảnh: Khu công nghiệp Du Long, tỉnh Ninh Thuận)
Nội dung chính

1. Quy hoạch khu công nghiệp là gì?

Quy hoạch khu công nghiệp là căn cứ để xem xét việc thành lập, phát triển và mở rộng khu công nghiệp trên một địa bàn hoặc tại một khu công nghiệp nhất định. Quy hoạch khu công nghiệp cần phải đáp ứng những chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và cần được Chính phủ phê duyệt trước khi triển khai thực hiện cụ thể.

2. Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp gồm những nội dung gì?

Theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, quy hoạch khu công nghiệp bao gồm 3 nội dung chính: quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp và quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp (nếu cần).

2.1. Quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp

Quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp là việc tổ chức không gian, hệ thống các khu công nghiệp cho một khu vực nhằm đảm bảo phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực đó và phát triển bền vững.

Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, quy hoạch chung được phê duyệt là mục đích để:

  • Lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp (nếu cần)
  • Tổ chức báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công hoặc tổ chức lập hồ sơ dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng theo đúng quy định pháp luật.
  • Quyết định chủ trương đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công hoặc dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng theo đúng quy định pháp luật.

Quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp mang tính định hướng, là căn cứ để thành lập các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết. Quy hoạch chung có thể là quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã hoặc quy hoạch chung huyện, thị trấn.

Tùy thuộc vào đối tượng quy hoạch mà các mức thời gian có thể khác nhau, ví dụ như 20 đến 25 năm, tầm nhìn 50 năm (quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương), khoảng 20 – 25 năm (quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã), 10 – 15 năm (quy hoạch của huyện, thị trấn)

Nội dung của quy hoạch chung thông thường sẽ bao gồm các phần sau đây:

  • Xác định phạm vi, ranh giới lập quy hoạch; cơ sở căn cứ lập quy hoạch.
  • Xác định mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch và động lực phát triển.
  • Xác định tính chất, chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật của khu công nghiệp.
  • Xác định định hướng phát triển, tầm nhìn của khu công nghiệp.

Tùy thuộc vào từng quy hoạch chung như quy hoạch tỉnh, thành phố, địa phương,… mà cấp phê duyệt cũng khác nhau, có thể là Thủ tướng Chính phủ hoặc ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

Quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp mang tính định hướng, là cơ sở, căn cứ để thành lập quy hoạch chi tiết. (Hình ảnh: Quy hoạch khu công nghiệp địa bàn tỉnh Hà Nam)
Quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp mang tính định hướng, là cơ sở, căn cứ để thành lập quy hoạch chi tiết. (Hình ảnh: Quy hoạch khu công nghiệp địa bàn tỉnh Hà Nam)

2.2. Quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp

Quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp là việc phân chia, xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất của các khu đất cho một khu vực cụ thể. Quy hoạch phân khu công nghiệp thường do Thủ tướng Chính phủ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt.

Theo Khoản 2 Điều 27 Luật Xây dựng 2014, nội dung quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp bao gồm:

  • Xác định phạm vi, ranh giới, tính chất, chức năng từng khu đất.
  • Nguyên tắc tổ chức không gian, cảnh quan trên cơ sở quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp đã được phê duyệt.
  • Đánh giá về điều kiện tự nhiên của khu vực, phân tích hiện trạng, yêu cầu về phân khu chức năng và tổ chức không gian cho phù hợp quy hoạch chung.
  • Chỉ tiêu về sử dụng đất, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho từng lô đất.
  • Đánh giá môi trường chiến lược phù hợp với mục tiêu phát triển của khu vực.
  • Cân nhắc, đánh giá các nguồn lực thực hiện nhằm đảm bảo phù hợp với nguồn lực của địa phương.
Quy hoạch phân khu khu công nghiệp là cơ sở để lập quy hoạch chi tiết và xác định các dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp.
Quy hoạch phân khu khu công nghiệp là cơ sở để lập quy hoạch chi tiết và xác định các dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp.

2.3. Quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp

Quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp là việc phân chia đất trong một khu công nghiệp, xác định các yếu tố liên quan như kiến trúc, cảnh quan từng lô đất, công trình hạ tầng,.. Quy hoạch chi tiết sẽ là cơ sở để cấp giấy phép xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng trong khu công nghiệp.

Theo Khoản 2 Điều 28 Luật Xây dựng 2014, nội dung của quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp bao gồm:

  • Xác định chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu công nghiệp.
  • Xác định các yêu cầu về không gian, cảnh quan, kiến trúc cho toàn khu vực quy hoạch.
  • Bố trí các công trình hạ tầng phù hợp với nhu cầu sử dụng, kiến trúc của từng lô đất.
  • Bố trí hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đến ranh giới của từng lô đất.
  • Đánh giá môi trường chiến lược của khu công nghiệp.

Quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp thường tập trung vào các chi tiết cụ thể trong một khu công nghiệp, có tính chất linh hoạt, cho phép điều chỉnh trong quá trình thiết kế sao cho phù hợp thực tế và liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau như kiến trúc, xây dựng, kinh tế, giao thông. Đặc biệt, quy hoạch chi tiết chỉ được thực hiện sau khi đã có quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu.

Dưới đây là một ví dụ cụ thể về các bước lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp: 

Bước 1: Xác định mục tiêu thành lập, phạm vi, ranh giới thiết kế khu công nghiệp.

Bước 2: Nghiên cứu hiện trạng và điều kiện tự nhiên của khu vực.

Bước 3: Xác định quy mô, tính chất khu công nghiệp và các chỉ tiêu kinh tế – xã hội.

Bước 4: Lập quy hoạch chi tiết khu công nghiệp

  • Xác định cơ cấu quy hoạch.
  • Tổ chức không gian kiến trúc và phân khu chức năng.
  • Quy hoạch nền.
  • Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
    • Quy hoạch hệ thống giao thông.
    • Quy hoạch thoát nước mưa.
    • Quy hoạch cấp nước, điện.
    • Quy hoạch hệ thống thoát nước, xử lý chất thải.
    • Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc.
Mặt bằng tổng thể khu công nghiệp Du Long tại huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.
Mặt bằng tổng thể khu công nghiệp Du Long tại huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.

3. 3 Trường hợp không cần lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng khu công nghiệp

Theo Nghị định số 35/2022/NĐ-CP, 3 trường hợp không cần lập nhiệm vụ quy hoạch bao gồm:

  • Trường hợp 1: Lập quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp tại khu vực đã có quy hoạch chung xây dựng/quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt.
  • Trường hợp 2: Lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp tại khu vực đã có quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp được phê duyệt.
  • Trường hợp 3: Khu công nghiệp quy mô từ 500 ha trở lên, khu công nghiệp đô thị – dịch vụ, khu công nghiệp nhiều chủ đầu tư hạ tầng/nhà đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng theo từng phân khu được xác định trong quy hoạch chung đã được phê duyệt.

Không cần lập nhiệm vụ quy hoạch sẽ giúp doanh nghiệp/nhà đầu tư rút ngắn thời gian lập quy hoạch; đồng thời giảm bớt các thủ tục hành chính gây khó khăn cho nhà đầu tư.

Có 3 trường hợp không cần lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, nhằm giảm bớt thủ tục hành chính và rút ngắn thời gian lập quy hoạch cho nhà đầu tư.
Có 3 trường hợp không cần lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, nhằm giảm bớt thủ tục hành chính và rút ngắn thời gian lập quy hoạch cho nhà đầu tư.

4. Điều kiện điều chỉnh quy mô quy hoạch

Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp được phép điều chỉnh khi thuộc một trong những trường hợp dưới đây:

  • Có sự điều chỉnh quy hoạch cao hơn, có sự mâu thuẫn với quy hoạch cùng cấp.
  • Hình thành dự án trọng điểm quốc gia làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất và bố cục không gian của khu công nghiệp.
  • Quy hoạch xây dựng không được thực hiện hoặc việc thực hiện làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của quốc gia (phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh, di tích lịch sử,…) đã được rà soát, đánh giá ý kiến cộng đồng.
  • Tác động của thiên tai, chiến tranh, biến đổi khí hậu làm thay đổi quy hoạch.
  • Phục vụ cho lợi ích quốc gia và cộng đồng.

Theo khoản 7 Điều 7 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP, UBND tỉnh điều chỉnh địa điểm, quy mô diện tích lập quy hoạch xây dựng khu công nghiệp phải đáp ứng một trong hai điều kiện sau đây:

  • Điều kiện 1: Điều chỉnh không quá 2% và không quá 6ha so với quy mô diện tích đã được xác định trong Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Điều kiện 2: Không thuộc điều kiện 1, mức điều chỉnh không quá 10% và không quá 30ha so với quy mô diện tích đã được xác định trong Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp muốn thay đổi quy mô phải đáp ứng những điều kiện được Nhà nước đề ra.
Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp muốn thay đổi quy mô phải đáp ứng những điều kiện được Nhà nước đề ra.

5. Tổng quan tình hình quy hoạch khu công nghiệp

Trong công cuộc hội nhập quốc tế, quy hoạch các khu công nghiệp theo hướng đổi mới, hoàn thiện là bước đi nhanh để đuổi kịp xu thế toàn cầu. Bên cạnh đó, chủ trương phát triển khu công nghiệp phải đi đôi với lợi ích lâu dài, bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững.

5.1. Tổng quan tình hình quy hoạch KCN trên cả nước

Theo thống kê của Bộ kế hoạch và đầu tư, đến hết 7/2024, Việt Nam có tổng 431 khu công nghiệp trên cả nước. Quy hoạch khu công nghiệp Việt Nam cũng cho thấy những thành công khi tốc độ tăng trưởng qua các năm ổn định, cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia và thu hút được lượng lớn nguồn vốn FDI.

Dự kiến giai đoạn 2025 – 2030, các khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp xanh sẽ là hướng đi mới nhằm đáp ứng cam kết đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050 và chạy đua xu hướng xanh hóa toàn cầu. Hiện nay, không chỉ trong khuôn khổ quy hoạch và khuyến khích của Chính phủ, nhiều khu công nghiệp đã bắt đầu tự thực hiện xanh hóa bằng cách ứng dụng năng lượng tái tạo, đầu tư hệ thống xử lý nước thải hiện đại, tăng diện tích xanh,…

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng thực hiện khuyến khích các khu công nghiệp chuyển đổi định hướng xanh qua các chính sách ưu đãi, hỗ trợ thiết thực như: khuyến khích xây dựng mới KCN sinh thái thông qua quy hoạch, không áp dụng tỷ lệ lấp đầy với mô hình này,…

Tính đến tháng 7/2024, Việt Nam có tổng 431 khu công nghiệp trên cả nước với tốc độ phát triển quy mô và khả năng thu hút đầu tư lớn. (Hình ảnh: Khu công nghiệp Du Long, Ninh Thuận)
Tính đến tháng 7/2024, Việt Nam có tổng 431 khu công nghiệp trên cả nước với tốc độ phát triển quy mô và khả năng thu hút đầu tư lớn. (Hình ảnh: Khu công nghiệp Du Long, Ninh Thuận)

5.2. Tổng quan tình hình quy hoạch KCN tại địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Tính đến thời điểm hiện tại, Ninh Thuận có 4 khu công nghiệp, trong đó có 3 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, bao gồm: Khu công nghiệp Du Long, Khu công nghiệp Phước Nam và khu công nghiệp Thành Hải. Các khu công nghiệp thu hút tổng 42 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là 5.348,75 tỷ đồng.

Khu công nghiệp Thành Hải có tỷ lệ lấp đầy 100% với tổng vốn 2.850,05 tỷ đồng cho 22 dự án đầu tư. Khu công nghiệp Phước Nam hiện mới chỉ hoàn thành 80% hạ tầng giai đoạn I và đang vướng vấn đề pháp lý về khai thác cát trái phép.

Khu công nghiệp Du Long có tỷ lệ lấp đầy khoảng 14% với tổng vốn 2.391,6 tỷ đồng cho 6 dự án đầu tư. Đây cũng là khu công nghiệp có nhiều bước “chuyển mình” đáng tự hào trong những năm vừa qua sau khi chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư mới. Du Long hiện tại đang thu hút chuỗi sản xuất dệt may với các dự án của tập đoàn lớn như Suedwolle (Đức), Daewon (Hàn Quốc), MNInter-Fashion (Nhật Bản).

Giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050, quy hoạch Ninh Thuận tập trung vào 5 cụm ngành chính: năng lượng tái tạo, du lịch chất lượng cao, nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng kinh doanh bất động sản và kinh tế biển, đô thị. Trong đó, năng lượng tái tạo được chú trọng vì nguồn lực sẵn có trên địa bàn tỉnh và đáp ứng xu hướng “xanh hóa” trên toàn cầu.

Từ đó, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cũng dần chuyển mình sang phát triển xanh, bền vững; tập trung vào các nguồn năng lượng tái tạo nhằm hướng tới mục tiêu chung hình thành hệ sinh thái khu công nghiệp net-zero.

Bản đồ quy hoạch khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Bản đồ quy hoạch khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Quy hoạch khu công nghiệp là căn cứ để việc hình thành khu công nghiệp hiệu quả và tối ưu hơn. Hy vọng thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy hoạch khu công nghiệp là gì và những vấn đề liên quan. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm tin tức về khu công nghiệp Việt Nam, mời bạn tham khảo các bài viết trên website Du Long nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *