[Cập nhật 2025] Danh sách 4 khu công nghiệp ở Tân Uyên

 

Các khu công nghiệp ở Tân Uyên không chỉ góp phần quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa của địa phương mà còn đóng vai trò chiến lược trong chuỗi cung ứng và sản xuất toàn vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu tổng quan về hệ thống khu công nghiệp tại Tân Uyên và tiềm năng phát triển vượt trội mà khu vực này mang lại.

Tân Uyên là thành phố năng động, đang nổi lên như một địa điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư (Hình ảnh: KCN Nam Tân Uyên)
Tân Uyên là thành phố năng động, đang nổi lên như một địa điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư (Hình ảnh: KCN Nam Tân Uyên)

Khu công nghiệp

Địa chỉ

Thực trạng

Ngành nghề thu hút

Nam Tân Uyên

Phường Khánh Bình, TP. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

  • Tình trạng: Đang hoạt động
  • Quy mô: 331,97 ha
  • Tỷ lệ lấp đầy: 99%

Chế biến, cơ khí, điện tử vật liệu xây dựng, dệt may, mỹ phẩm, dược phẩm

Nam Tân Uyên
mở rộng

Phường Hội Nghĩa và phường Uyên Hưng, TP. Tân Uyên

  • GĐ1: 288,52 ha (tỷ lệ lấp đầy: 99%)
  • GĐ2: 345,86 ha (đang hoàn thiện)

Chế biến, cơ khí, điện tử vật liệu xây dựng, dệt may, mỹ phẩm, dược phẩm

Việt Nam - Singapore III (VSIP III)

Phường Hội Nghĩa, TP. Tân Uyên và xã Tân Lập, huyện Bắc Tân Uyên

  • Tình trạng: Đang triển khai
  • Quy mô: 1000 ha

Điện - điện tử, gia công, cơ khí chính xác, dệt may, chế biến thực phẩm, logistics

Đất Cuốc (KSB)

Xã Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

  • Tình trạng: Đang hoạt động
  • Quy mô: 553 ha
  • Tỷ lệ lấp đầy: 100%

Công nghiệp nặng và hóa chất, chế biến và sản xuất trung gian, vật liệu xây dựng, nông nghiệp và tái chế

Tân Bình

Xã Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

  • Tình trạng: Đang hoạt động
  • Quy mô: 352,5 ha
  • Tỷ lệ lấp đầy: 85%

Chế biến nông lâm sản, sản xuất máy móc, cơ khí, nông cụ và phân bón; sản xuất hàng tiêu dùng; dược phẩm và mỹ phẩm

1. Khu công nghiệp Nam Tân Uyên và Nam Tân Uyên mở rộng

Khu công nghiệp (KCN) Nam Tân Uyên là một trong những dự án công nghiệp trọng điểm tại tỉnh Bình Dương, do Công ty Cổ phần KCN Nam Tân Uyên làm chủ đầu tư. KCN này có tổng diện tích hơn 966 ha, bao gồm ba giai đoạn phát triển chính:​

  • KCN Nam Tân Uyên: Diện tích gần 332ha, đã thu hút 128 nhà đầu tư.​
  • KCN Nam Tân Uyên mở rộng:
  • Giai đoạn 1: Diện tích hơn 288ha, thu hút 110 nhà đầu.
  • Giai đoạn 2: Diện tích hơn 345ha, hiện đang triển khai thực hiện đầu tư.

KCN Nam Tân Uyên nằm trên trục đường ĐT 746 và ĐT 747B, thuận tiện để di chuyển đến các thành phố lớn và hỗ trợ vận chuyển hàng hóa tiếp cận thị trường phía Nam. Cụ thể, KCN Nam Tân Uyên cách cảng Cát Lái khoảng 30km, cảng ICD Sóng Thần ~ 16km, cảng sông Thạnh Phước ~ 6 km, sân bay Tân Sơn Nhất ~ 32km và quốc lộ 13 ~ 10km.

Nam Tân Uyên là một trong những KCN trọng điểm ở TP Tân Uyên với quy mô lên tới hơn 966 ha
Nam Tân Uyên là một trong những KCN trọng điểm ở TP Tân Uyên với quy mô lên tới hơn 966 ha

KCN Nam Tân Uyên nổi bật với chính sách hỗ trợ nhà đầu tư toàn diện, bao gồm miễn phí dịch vụ tư vấn thiết kế xây dựng và hỗ trợ thủ tục pháp lý trọn gói. Hạ tầng kỹ thuật tại đây được quy hoạch bài bản và đồng bộ, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sản xuất công nghiệp.

Tuy nhiên, KCN Nam Tân Uyên cũng đối mặt với một số vấn đề pháp lý. Theo Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, vào tháng 5/2023, chủ đầu tư KCN Nam Tân Uyên bị Cục Thuế tỉnh Bình Dương xử phạt 286 triệu đồng do kê khai sai thuế thu nhập doanh nghiệp và bị truy thu 1,43 tỷ đồng. Trước đó, vào năm 2022, theo Báo Kinh tế & Đô thị, nhiều doanh nghiệp tại KCN phản ánh việc chủ đầu tư tăng giá dịch vụ và phí cơ sở hạ tầng thiếu minh bạch, gây ảnh hưởng đến chi phí hoạt động của họ.

KCN Nam Tân Uyên nổi bật với chính sách ưu đãi đầu tư hợp lý và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ
KCN Nam Tân Uyên nổi bật với chính sách ưu đãi đầu tư hợp lý và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ

2. Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III (VSIP III)

KCN VSIP III được khởi công vào năm 2022 trên diện tích 1.000 ha với tổng vốn đầu tư 6.407 tỷ đồng. VSIP III hướng đến mô hình khu công nghiệp thông minh, xanh, sạch, với các tiêu chuẩn cao về môi trường, an toàn và tiện ích đô thị.

Nằm trên trục đường Vành đai 4, KCN kết nối thuận tiện với tuyến giao thông huyết mạch Mỹ Phước – Tân Vạn, cảng Cái Mép – Thị Vải và sân bay quốc tế Long Thành, tạo điều kiện lý tưởng cho hoạt động xuất nhập khẩu và logistics.

KCN VSIP II-A đã thu hút nhiều nhà đầu tư bởi chiến lược phát triển bền vững theo xu hướng hiện nay
KCN VSIP II-A đã thu hút nhiều nhà đầu tư bởi chiến lược phát triển bền vững theo xu hướng hiện nay

Hiện nay, VSIP III đã thu hút được 8 dự án với tổng vốn đầu tư trên 1,6 tỷ USD. Đặc biệt, Tập đoàn LEGO đã chọn VSIP III làm nơi xây dựng nhà máy sản xuất đồ chơi trị giá 1,3 tỷ USD, sử dụng 100% năng lượng tái tạo và thiết kế theo tiêu chuẩn bền vững. Dự án dự kiến tạo ra hơn 4.000 việc làm và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược mở rộng của LEGO tại châu Á – Thái Bình Dương.

Nhà máy Tập đoàn LEGO tại KCN VSIP III
Nhà máy Tập đoàn LEGO tại KCN VSIP III

3. Khu công nghiệp Đất Cuốc (KSB)

Khu công nghiệp (KCN) Đất Cuốc, do Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị và KCN Cao su Việt Nam (KSB) đầu tư, nằm tại xã Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Với tổng diện tích 553 ha, KCN này đã thu hút nhiều doanh nghiệp nhờ vị trí gần các tuyến giao thông lớn và chi phí đầu tư cạnh tranh.​

KCN Đất Cuốc có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam, cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 50km và TP. Thủ Dầu Một khoảng 30km. Vị trí này giúp doanh nghiệp dễ dàng kết nối với các trung tâm kinh tế lớn và các cảng biển quan trọng như cảng Cát Lái (50km), cảng ICD Sóng Thần (20km) và sân bay Tân Sơn Nhất (55km).

KCN Đất Cuốc nằm trong vùng tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam, gần các tuyến giao thông quan trọng
KCN Đất Cuốc nằm trong vùng tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam, gần các tuyến giao thông quan trọng

Một trong những doanh nghiệp tiêu biểu tại Khu công nghiệp Đất Cuốc là Công ty TNHH Hóa Chất DALIANG Việt Nam. Đây là doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Đài Loan, chuyên sản xuất và kinh doanh các loại hóa chất. Với sự đầu tư bài bản và công nghệ hiện đại, DALIANG Việt Nam đã góp phần quan trọng vào sự phát triển công nghiệp hóa chất trong khu vực.

4. Khu công nghiệp Tân Bình

KCN Tân Bình được thành lập năm 2012 và định hướng đa ngành, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường và hướng tới sự phát triển bền vững. Vị trí chiến lược của KCN giúp kết nối thuận tiện với các tuyến giao thông trọng điểm như Quốc lộ 13, 14 và đường ĐT 741, tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và tiếp cận thị trường.

Khu vực này cũng nằm gần nguồn nguyên liệu cao su và gỗ tự nhiên dồi dào từ Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên, là lợi thế cho các doanh nghiệp sản xuất liên quan. Ngoài ra, KCN cũng cung cấp nhiều chính sách hỗ trợ hấp dẫn, bao gồm thanh toán linh hoạt và ưu đãi về thuế, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập.

KCN Tân Bình thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp sạch ít ô nhiễm, hướng tới phát triển bền vững
KCN Tân Bình thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp sạch ít ô nhiễm, hướng tới phát triển bền vững

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, KCN Tân Bình cũng có một vài hạn chế liên quan đến pháp lý. Cụ thể, theo Báo Dân Việt, chủ đầu tư của KCN đã tiến hành thi công các hạng mục hạ tầng kỹ thuật mà không có giấy phép xây dựng hợp lệ theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, theo Báo Thanh Niên, thi công xây dựng một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật không đúng theo giấy phép được cấp như việc bớt xén diện tích vỉa hè từ 2m xuống còn 1,8m, ảnh hưởng đến an toàn giao thông cho người đi bộ.

Một trong những doanh nghiệp tiêu biểu tại KCN Tân Bình là Công ty Cổ phần Sản xuất Năng lượng Xanh Bình Dương. Doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa và các vật liệu tự nhiên, phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp sạch của KCN, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và tạo nhiều cơ hội việc làm cho lao động địa phương.

Công ty Cổ phần Năng lượng Xanh Bình Dương tại KCN Tân Bình
Công ty Cổ phần Năng lượng Xanh Bình Dương tại KCN Tân Bình

5. Tình hình phát triển các khu công nghiệp ở Tân Uyên

Tân Uyên đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, các KCN đều hướng đến các ngành ít ô nhiễm cũng như những ngành liên quan công nghệ cao để bắt kịp xu thế của thế giới. Tính đến đầu năm 2025, các KCN trên địa bàn Tân Uyên đã thu hút hàng nghìn doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư đăng ký lên đến hàng tỷ USD.

Các KCN ở Tân Uyên đều hướng đến các ngành công nghiệp ít ảnh hưởng đến môi trường (Hình ảnh: KCN Nam Tân Uyên)
Các KCN ở Tân Uyên đều hướng đến các ngành công nghiệp ít ảnh hưởng đến môi trường (Hình ảnh: KCN Nam Tân Uyên)

Theo quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, TP. Tân Uyên được xác định là khu vực đô thị trung tâm, định hướng công nghiệp xanh. Thành phố dự kiến lập mới 2 KCN là Bắc Tân Uyên 1 diện tích 460 ha, tập trung vào cơ khí chế tạo và Tân Uyên 3 quy mô 556 ha, bao gồm KCN, đô thị, dịch vụ.

Ngoài ra, Tân Uyên cũng tiếp tục hợp tác với các tập đoàn quốc tế như VSIP để biến khu vực này thành trung tâm sản xuất công nghệ cao của Bình Dương, đáp ứng xu hướng toàn cầu về sản xuất bền vững.

TP. Tân Uyên dự kiến thành lập thêm các KCN mới theo định hướng xanh - công nghệ cao
TP. Tân Uyên dự kiến thành lập thêm các KCN mới theo định hướng xanh - công nghệ cao

Các khu công nghiệp ở Tân Uyên đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế khu vực. Với sự phát triển đồng bộ về cơ sở hạ tầng và chính sách đầu tư hấp dẫn, Tân Uyên hứa hẹn sẽ trở thành một trong những khu kinh tế trọng điểm của tỉnh Bình Dương, hướng tới một tương lai phát triển bền vững và công nghệ cao.

Để không bỏ lỡ những thông tin khác liên quan đến các KCN tại Việt Nam, bạn hãy truy cập website https://dulongip.vn/ và đón đọc những bài viết mới nhất nhé!

Để lại bình luận của bạn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *