9 điểm khác biệt giữa năng lượng tái tạo và không tái tạo

Năng lượng tái tạo và không tái tạo là hai thuật ngữ về năng lượng phổ biến hiện nay. Mặc dù đều đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống, hai loại năng lượng này lại có nhiều điểm khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn 9 điểm khác biệt giữa năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo. 

Năng lượng tái tạo và không tái tạo có nhiều điểm khác biệt về cấu tạo, lợi ích, hạn chế,...
Năng lượng tái tạo và không tái tạo có nhiều điểm khác biệt về cấu tạo, lợi ích, hạn chế,…
Tiêu chí Năng lượng tái tạo  Năng lượng không tái tạo 
Định nghĩa  Năng lượng tái tạo là dạng năng lượng có thể tái sinh, không cạn kiệt  Năng lượng không tái tạo là dạng năng lượng có giới hạn và sẽ cạn kiệt theo thời gian.
Cấu tạo Gồm các nguồn năng lượng như gió, mặt trời, thủy điện,.. Gồm các nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch: dầu, than,…
Phân loại năng lượng 
  • Năng lượng mặt trời
  • Năng lượng gió
  • Năng lượng sinh học
  • Năng lượng địa nhiệt
  • Năng lượng thủy triều
  • Năng lượng chất thải rắn
  • Thủy điện
  • Pin nhiên liệu hydro, nhiên liệu đốt hydrogen
  • Dầu mỏ
  • Than đá
  • Khí đốt
  • Năng lượng hạt nhân
Lợi ích Không gây ô nhiễm và có nguồn cung vô tận Chi phí sản xuất rẻ và có hiệu quả cao
Hạn chế Chi phí đầu tư ban đầu cao, nguồn năng lượng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên Gây ô nhiễm môi trường, tài nguyên hạn chế
Chi phí đầu tư Cao Thấp
Tác động môi trường  Tác động tích cực đến môi trường Tác động tiêu cực đến môi trường
Ứng dụng thực tế Nhà máy điện gió, hệ thống pin mặt trời, thủy điện Nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện hạt nhân
Tiềm năng Phát triển bền vững, ứng dụng toàn cầu Giảm dần do cạn kiệt và tác động tiêu cực đến môi trường

1. Định nghĩa

Năng lượng tái tạo là dạng năng lượng được tạo ra từ các nguồn được hình thành liên tục và gần như vô hạn gồm: Mặt trời, thủy triều, gió, mưa… Loại năng lượng này được xem như nguồn năng lượng sạch hoàn toàn hay năng lượng tái sinh, trái ngược hoàn toàn với năng lượng hóa thạch.

Năng lượng không tái tạo là dạng năng lượng được tạo ra từ những nguồn tài nguyên thiên nhiên tái tạo rất chậm hoặc không thể tái tạo được như: Dầu mỏ, khí đốt, than đá sẽ bị cạn kiệt dần sau một thời gian khai thác. 

Sự đối lập giữa năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo 
Sự đối lập giữa năng lượng tái tạo và không tái tạo

2. Cấu tạo

Năng lượng tái tạo được cấu thành từ các yếu tố tự nhiên vô hạn, thông qua các thiết bị chuyển đổi để tạo thành năng lượng. Cụ thể ánh sáng mặt trời được sử dụng để cung cấp năng lượng như điện cho các hộ gia đình hay các doanh nghiệp sản xuất. Bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết “năng lượng mặt trời dùng để làm gì” để hiểu về các lợi ích thiết thực của nó trong đời sống.

Ngược lại năng lượng không tái tạo được hình thành từ các nguồn năng lượng hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, năng lượng hạt nhân. Cụ thể than đá được sử dụng để cung cấp nhiệt cho ngành công nghiệp, sản xuất ra năng lượng điện. Dầu mỏ sử dụng trong việc sản xuất nhiên liệu cho các phương tiện di chuyển, sản xuất các sản phẩm dầu mỏ như dầu diesel, nhựa đường. Các loại khí tự nhiên được đốt cháy để tạo ra điện, nhiên liệu cho các phương tiện giao thông.

Năng lượng mặt trời sử dụng trên mái khu công nghiệp
Năng lượng mặt trời sử dụng trên mái khu công nghiệp

3. Phân loại năng lượng

Năng lượng tái tạo được tạo ra từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên vô hạn, cụ thể từ ánh sáng mặt trời, gió, cây cối, nước, nhiệt từ lòng đất, năng lượng chất thải rắn,… Với ưu điểm vô hạn và không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình chế biến, năng lượng tái tạo được đánh giá là nguồn năng lượng bền vững trong tương lai. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau đây để hiểu hơn về sự khác biệt giữa “năng lượng gió và năng lượng mặt trời“.

Năng lượng không tái tạo được tạo ra từ những nguồn tài nguyên khoáng sản và có nguyên cơ cạn kiệt, cụ thể từ than đá, dầu mỏ, khí đốt,…Hầu hết việc khai thác các nguồn năng lượng không tái tạo sẽ được chuyển thành điện năng. 

Năng lượng tái tạo và không tái tạo đều là nguồn năng lượng cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống.
Năng lượng tái tạo và không tái tạo đều là nguồn năng lượng cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống.

4. Lợi ích

Năng lượng tái tạo có ưu điểm không bị cạn kiệt, thân thiện với môi trường và được coi là nguồn năng lượng bền vững, là xu hướng trong tương lai. Hiện nay, đứng trước thực trạng môi trường đang bị tàn phá nghiêm trọng, các quốc gia phát triển như Phần Lan, Mỹ, Anh… đã có những chiến dịch khuyến khích người dân sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.

Nguồn năng lượng không tái tạo sở hữu ưu điểm chi phí rẻ khi việc khai thác và sử dụng các loại năng lượng như dầu và than đá hiện nay có chi phí thấp hơn do cơ sở hạ tầng đã phát triển. Bên cạnh đó, nguồn năng lượng này được đánh giá là có hiệu quả cao đặc biệt trong các ngành công nghiệp nặng, năng lượng không tái tạo cung cấp năng lượng lớn và nhanh chóng.

Hai nguồn năng lượng này đều có những ưu và nhược điểm, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ để có thể lựa chọn nguồn năng lượng phù hợp với mục đích sử dụng và chi phí của doanh nghiệp mình. 

Nguồn năng lượng tái tạo trở thành xu hướng, nhà máy ở Bắc Mỹ triển khai sử dụng nguồn năng lượng tái tạo kết hợp
Nguồn năng lượng tái tạo trở thành xu hướng, nhà máy ở Bắc Mỹ triển khai sử dụng nguồn năng lượng tái tạo kết hợp

5. Hạn chế

Năng lượng tái tạo và không tái tạo đều có những nhược điểm như sau:

Năng lượng tái tạo có nhược điểm bị phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu cao. Cụ thể việc sử dụng nguồn năng lượng mặt trời sẽ chỉ hiệu quả đối với khu vực thời tiết có nhiều nắng quanh năm, kèm với đó hệ thống thiết bị và công nghệ cần thiết cho hộ gia đình lên tới 1.500 – 2.500 USD/kW.

Năng lượng không tái tạo gây ô nhiễm môi trường, việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than và dầu gây ra lượng lớn khí CO2 và các chất thải độc hại khác. Bên cạnh đó, các nguồn năng lượng không tái tạo đang đứng trên nguy cơ bị cạn kiệt, vì vậy doanh nghiệp sẽ thường xuyên bị phụ thuộc vào nguồn cung quốc tế và giá cả biến động.

Năng lượng không tái tạo có chế lớn khi gây ô nhiễm môi trường, nguồn năng lượng có hạn.
Năng lượng không tái tạo có chế lớn khi gây ô nhiễm môi trường, nguồn năng lượng có hạn.

6. Chi phí đầu tư 

Năng lượng tái tạo được đánh giá là nguồn năng lượng sạch, rẻ, có sẵn từ thiên nhiên. Tuy nhiên, chi phí ban đầu để lắp đặt tua bin gió, tấm pin mặt trời, và các cơ sở hạ tầng cần thiết khá đắt đỏ, nhưng sau đó chi phí vận hành thường thấp, ổn định và lâu dài.

Năng lượng không tái tạo yêu cầu quy trình khai thác đơn giản hơn (các nguyên liệu như than đá, khí đốt,…). Nhờ quá trình khai thác nguyên liệu dễ dàng nên chi phí ban đầu đối với nguồn nguyên liệu này thấp hơn. Tuy nhiên, chi phí khai thác có thể tăng dần do nguồn tài nguyên dần cạn kiệt.

Năng lượng tái tạo đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu khá cao nhưng lại tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng về sau. (Hình ảnh: Nhà máy điện gió Trung Nam, Ninh Thuận)
Năng lượng tái tạo đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu khá cao nhưng lại tiết kiệm được chi phí bảo dưỡng về sau. (Hình ảnh: Nhà máy điện gió Trung Nam, Ninh Thuận)

7. Tác động trực tiếp đến môi trường 

Hiện nay, năng lượng tái tạo được đánh giá là ít gây khí thải nhà kính và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, việc lắp đặt hệ thống năng lượng tái tạo có thể ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên (ví dụ như tuabin gió có thể ảnh hưởng đến chim chóc). 

Ngược lại, năng lượng không tái tạo là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí, nước, và góp phần lớn vào hiệu ứng nhà kính. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường (ô nhiễm, bụi bẩn, khí thải, sụt lún đất,…), khiến tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt và khó khăn trong việc phục hồi.

Nhà máy Panasonic ở Nhật Bản sử dụng 100% năng lượng tái tạo
Nhà máy Panasonic ở Nhật Bản sử dụng 100% năng lượng tái tạo

8. Ứng dụng thực tế 

Hiện nay năng lượng tái tạo đã được áp dụng khá phổ biến và rộng rãi, không chỉ với những doanh nghiệp sản xuất mà những hộ gia đình nhỏ cũng dần lựa chọn năng lượng tái tạo làm nguồn năng lượng chính cho gia đình. Nhà máy điện gió ứng dụng phổ biến ở các khu vực có gió mạnh để tạo điện, ví dụ như ở khu vực Quảng Bình. Hệ thống pin mặt trời hiện được lắp đặt phổ biến trên mái nhà hộ gia đình và nhà máy. 

Trái với năng lượng tái tạo, năng lượng không tái tạo chủ yếu được áp dụng bởi các doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn. Mặc dù có nhiều hạn chế nhưng với ưu điểm về hiệu suất cao, chi phí thấp và tính ổn định trong nguồn cung, nguồn năng lượng tái tạo vẫn là lựa chọn tối ưu đối với các chủ doanh nghiệp.

Nhà máy điện mặt trời cung cấp lượng lớn điện cho các hoạt động sản xuất và đời sống người dân (Hình ảnh: Nhà máy điện mặt trời Sinenergy, Ninh Thuận)
Nhà máy điện mặt trời cung cấp lượng lớn điện cho các hoạt động sản xuất và đời sống người dân (Hình ảnh: Nhà máy điện mặt trời Sinenergy, Ninh Thuận)

9. Tầm nhìn dài hạn 

Nhờ việc có tác động tích cực đến môi trường cùng công nghệ phát triển, năng lượng tái tạo được dự báo sẽ phát triển bền vững với mục đích bảo vệ tài nguyên cho thế hệ sau này, có tiềm năng thay thế nguồn năng lượng không tái tạo. 

Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang theo xu hướng dần chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo nhằm giảm thiểu tác động môi trường và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Điều này giúp các doanh nghiệp chủ động hơn về nguồn nguyên liệu đồng thời bảo vệ môi trường bền vững. Ngược lại, năng lượng không tái tạo được đánh giá chỉ có tầm nhìn ngắn hạn và giảm dần bởi nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt và các chính sách môi trường thắt chặt trên toàn thế giới.

Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với đường bờ biển dài trên 3.000 km, có nhiều điều kiện lý tưởng để phát triển năng lượng gió. Theo số liệu từ EVN, tính đến cuối tháng 10/2021, cả nước đã có tổng cộng 106 nhà máy điện gió. Trong số này, có 84 nhà máy đã được công nhận vận hành thương mại, với tổng công suất đạt 3.908 MW. Điều này cho thấy tiềm năng lớn của ngành năng lượng gió trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng sạch cho cả nước. Bạn có thể tham khảo thêm về “năng lượng gió ở Việt Nam” để hiểu rõ hơn về những lợi ích và cơ hội phát triển của loại năng lượng tái tạo này.

Nhà máy điện than gây ô nhiễm đến môi trường
Nhà máy điện than gây ô nhiễm đến môi trường

Trên đây là 9 điểm khác biệt giữa năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã phân biệt được hai loại năng lượng này. Nếu bạn mong muốn tìm hiểu thêm về các dạng năng lượng hiện nay, đừng bỏ qua những bài viết mới nhất trên website:https://dulongip.vn/ của chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *