Lối thoát hiểm trong nhà xưởng là hạng mục thi công quan trọng và bắt buộc để đảm bảo an toàn cho người lao động. Thiết kế và xây dựng lối thoát hiểm cần tuân thủ các quy định do Nhà nước ban hành để đảm bảo độ chính xác nhất. Trong bài viết dưới đây, Du Long sẽ mang đến bạn đọc 4 quy định lối thoát hiểm trong nhà xưởng mới nhất 2024.
1. Quy định về cửa thoát hiểm
Quy định về cửa thoát hiểm bao gồm quy định về chất liệu, kích thước, vị trí lắp đặt và đóng/mở khóa cửa theo tiêu chuẩn. Các quy định về cửa thoát hiểm phải tuân theo QCVN 06:2021/BXD ban hành đi kèm thông tư 02/2021/TT-BXD. Chi tiết từng quy định được trình bày ngay sau đây.
1.1 Quy định về chất liệu cửa thoát hiểm
Cửa thoát hiểm có hai loại bao gồm cửa thoát hiểm chống cháy và cửa thoát hiểm thông thường (không cần chống cháy). Tùy thuộc vào tiêu chí về mục đích, vị trí, đặc điểm, thời gian chống cháy mà chủ đầu tư nhà xưởng có thể lựa chọn loại cửa phù hợp.
Tiêu chí | Cửa thông thường | Cửa chống cháy |
Mục đích sử dụng | Dùng để thoát ra không gian bên ngoài nhanh chóng. | Dùng để ngăn chặn lửa lây lan từ khu vực này sang khu vực khác |
Vị trí đặt cửa | Cửa mở ra trực tiếp sân bãi, không gian bên ngoài. | Cửa thường đặt bên trong tòa nhà. Cửa mở ra lối thoát hiểm, thang thoát hiểm,… |
Đặc điểm |
|
|
Thời gian chống cháy | Không bắt buộc | Tối thiểu 30 phút |
Tuy nhiên, thực tế các nhà xưởng hiện nay đều ưu tiên sử dụng loại cửa chống cháy. Phần lớn sản phẩm, hàng hóa nhà xưởng thường có nguy cơ cháy nổ rất cao. Do đó, việc sử dụng cửa chống cháy không chỉ đảm bảo an toàn mà còn bảo vệ tài sản nhà xưởng tốt hơn.
Cấu tạo một chiếc cửa thoát hiểm chống cháy sẽ khác nhau tùy vào chủng loại và nhà sản xuất. Tuy nhiên, nhìn chung các sản phẩm cửa chống cháy đều có các đặc điểm cơ bản như sau:
- Khung cửa: Thép mạ điện độ dày 1.2 – 1.4 mm.
- Cánh cửa: Dày khoảng 50 – 60 mm. Cửa phủ lớp sơn tĩnh điện.
- Vật liệu bên trong: Hỗn hợp chống cháy cao cấp như giấy tổ ong, hỗn hợp MGo,…
- Phụ kiện: Thanh đẩy panic, tay co thủy lực, gioăng cao su, bản lề cửa, khóa…
1.2 Quy định về kích thước cửa thoát hiểm
Kích thước phổ thông của cửa thoát hiểm thông thường có chiều rộng từ 700-1150mm/ cánh và chiều cao từ 2000-2700mm/cánh. Tuy nhiên, tùy vào thực tế công trình, cửa thoát hiểm sẽ được thiết kế cho phù hợp nhất về quy mô, bản vẽ nhà xưởng. Do đó, kích thước về cửa thoát hiểm thường không giống nhau ở các loại nhà xưởng.
1.3 Quy định về vị trí lắp đặt cửa thoát hiểm
Vị trí lắp đặt cửa thoát hiểm phải đảm bảo:
- Vị trí dễ tiếp cận và cố định.
- Có biển chỉ dẫn cửa thoát hiểm, đường đi đến chỗ thoát hiểm phải có màu sáng, thu hút để hướng dẫn người lao động.
- Đường đi đến cửa thoát hiểm phải sáng đèn, đảm bảo độ sáng 24/7.
- Khoảng cách cửa thoát hiểm đến khu vực làm việc nhỏ hơn 75m.
- Phụ thuộc vào chu vi nhà xưởng nếu nhà xưởng 1 tầng.
1.4 Quy định khóa/mở cửa thoát hiểm
Khóa cửa dùng cho cửa thoát hiểm phải đảm bảo những tiêu chí sau đây:
- Loại khóa: Dễ dàng mở từ bên trong. Không sử dụng khóa chốt, khóa có chìa cho cửa thoát hiểm.
- Vị trí lắp đặt: Vị trí dễ nhìn thấy nhất. Vị trí lắp đặt không cao quá 1.8m so với mặt sàn.
- Tính năng tự động mở khóa: Bắt buộc phải có khi hệ thống báo cháy tự động được kích hoạt trong mọi tình huống (có điện, mất điện).
- Không chốt khóa, mở cửa tự do từ bên trong: Với cửa thoát hiểm từ không gian chung, hành lang tầng, phòng chờ, sảnh hay buồng thang bộ.
- Cơ cấu tự động đóng khóa, chèn kín khe cửa: Đối với các cửa thoát hiểm dẫn xuống lối thoát hiểm, các buồng thang bộ.
- Chiều mở cửa: Chiều từ trong ra ngoài.
2. Quy định lối thoát hiểm trong nhà xưởng
2.1. Quy định cơ bản về lối thoát hiểm
Lối thoát hiểm nhà xưởng phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Đối với gian phòng tầng 1: Lối thoát hiểm dẫn trực tiếp ra ngoài, ra hành lang, buồng thang bộ, tiền sảnh/phòng chờ, qua hành lang và buồng thang bộ, qua hành lang và tiền sảnh.
- Đối với gian phòng ở tầng khác trừ tầng 1: Lối thoát hiểm dẫn ra trực tiếp buồng thang bộ loại ba, phòng chờ có lối ra trực tiếp buồng thang bộ loại ba,…
- Đối với các gian phòng hạng A hoặc B: Lối thoát hiểm sẽ dẫn đến gian phòng kỹ thuật dành riêng cho phòng hạng A,B và không có người làm việc.
2.2 Quy định về khu vực bố trí lối thoát hiểm
Đối với nhà xưởng, các lối thoát hiểm cần được bố trí phân tán. Đồng thời, đặt lối thoát hiểm trong nhà xưởng cũng cần tính toán khả năng thoát nạn trong trường hợp một trong những lối thoát hiểm bị chặn, không thể sử dụng. Khi đó, các lối thoát hiểm còn lại phải đảm bảo việc di chuyển an toàn cho người lao động.
Về kỹ thuật, trong trường hợp nhà xưởng có 2 lối thoát hiểm thì cách tính toán khu vực phân bổ như sau:
- Khoảng cách giữa hai thoát hiểm phải cách nhau lớn hơn hoặc bằng một nửa chiều dài đường chéo lớn nhất của mặt bằng sàn nhà xưởng.
- Khoảng cách giữa hai lối thoát hiểm là đường thẳng nối hai cạnh gần nhất của chúng
2.3 Quy định về số lượng lối thoát hiểm
Theo quy định, số lượng lối thoát hiểm nhà xưởng không được ít hơn 2. Tuy nhiên, tùy thuộc vào một số yếu tố mà chủ đầu tư có thể cân nhắc số lượng theo đúng quy định, bao gồm những yếu tố:
- Số lượng người lao động và quy mô nhà xưởng.
- Số lượng người lớn nhất có thể đi qua lối thoát hiểm.
- Khoảng cách từ khu vực người lao động làm việc xa nhất đến lối thoát hiểm gần nhất.
2.4 Quy định về kích thước lối thoát hiểm
Để đảm bảo an toàn tối đa cho người dùng, QCVN 06:2021/BXD cũng quy định về kích thước cửa thoát hiểm như sau:
- Chiều cao thông thủy: Từ 1,9 m trở lên.
- Chiều rộng thông thủy:
- 1.2m: Đối với các gian phòng F1.1 (người thoát nạn lớn hơn 15), gian phòng nguy hiểm cháy (người thoát nạn lớn hơn 50).
- 0.8m: Với các trường hợp còn lại.
Ngoài ra, chiều rộng và chiều cao của cửa thoát hiểm nhà xưởng phải đảm bảo đủ cho việc vận chuyển cáng tải khi có người nằm trên.
Trong trường hợp chuyển nhượng nhà xưởng khu công nghiệp, bên mua/nhận chuyển nhượng nhà xưởng cần đánh giá lại thiết kế và xây dựng lối thoát hiểm để đảm bảo chúng vẫn đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả. Nếu cần thiết, các chủ đầu tư mới có thể điều chỉnh hoặc cải tạo lối thoát hiểm nhằm tối ưu hóa tính năng và đảm bảo an toàn cho người lao động. Để tìm hiểu rõ hơn về thủ tục, quy trình chuyển nhượng nhà xưởng diễn ra như thế nào, mời bạn đọc tham khảo trong bài viết chi tiết về “chuyển nhượng nhà xưởng khu công nghiệp“.
3. Quy định về biển báo thoát hiểm
Khi lắp đặt cửa thoát hiểm, lối thoát hiểm, nhà xưởng cũng cần lưu ý lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn,… đúng quy định.
- Vị trí lắp đặt: Dễ nhận biết, dễ thấy và tầm nhìn không bị che khuất. Thông thường biển báo thoát hiểm đặt ở cuối hành lang nhà xưởng.
- Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn/biển báo hướng dẫn: Gồm phần chữ và ký hiệu hình học như mũi tên để xác định phương hướng. Phần nội dung trình bày dễ hiểu, dễ đọc được.
Sau khi hoàn thành việc xây dựng và đảm bảo các yêu cầu về lối thoát hiểm, cửa thoát hiểm, cũng như biển báo thoát hiểm theo quy định, doanh nghiệp cần thực hiện các báo cáo nghiệm thu cần thiết. Đây là bước quan trọng trước khi tiến hành “thủ tục hoàn công nhà xưởng trong khu công nghiệp“, giúp nhà xưởng đủ điều kiện đi vào hoạt động chính thức.
4. Quy định về cách kiểm tra và bảo trì các lối thoát hiểm
Kiểm tra và bảo trì các lối thoát hiểm thường xuyên là công tác quan trọng để đảm bảo lối thoát hiểm hoạt động hiệu quả. Quy định về cách kiểm tra và bảo trì lối thoát hiểm cụ thể như sau:
4.1. Quy định về kiểm tra lối thoát hiểm
Kiểm tra thường xuyên và đúng cách các lối thoát hiểm không chỉ mang lại hiệu quả an toàn cho người lao động mà còn kịp thời khắc phục lỗi nhanh chóng. Quá trình kiểm tra lối thoát hiểm được diễn ra từ tổng thể đến chi tiết.
Phân loại | Kiểm tra tổng thể | Kiểm tra chi tiết |
---|---|---|
Cửa thoát hiểm | Bản lề, khóa cửa, tay nắm cửa, chất lượng cửa,…
→ Đảm bảo cửa thoát hiểm hoạt động ổn định, dễ dàng mở ra mà không bị lỗi gì. |
Các mối hàn, mối nối trên cửa, độ chắc của khung cửa, gioăng cửa…
→ Đảm bảo độ chắc chắn của cửa, khả năng chống khói. |
Lối thoát hiểm | Biển báo, hệ thống chiếu sáng, chỉ dẫn đường đi, vạch đánh dấu,…
→ Đảm bảo mọi thứ ổn định, dễ nhìn thấy lối thoát hiểm trong mọi tình huống (ban ngày, ban đêm).. |
Hệ thống báo động, chuông báo động, khóa tự động,..
→ Đảm bảo hệ thống hoạt động chính xác, không có sự cố xảy ra. |
4.2. Quy định về bảo trì lối thoát hiểm
Bên cạnh việc kiểm tra thường xuyên, bảo trì lối thoát hiểm còn giúp chủ nhà xưởng phát hiện kịp thời những hỏng hóc xảy ra, duy trì tuổi thọ/độ bền của lối thoát hiểm. Bảo trì lối thoát hiểm sẽ bao gồm những hoạt động sau:
- Vệ sinh làm sạch: Vệ sinh lối thoát hiểm, bản lề, tay nắm cửa, lối đi đến chỗ thoát hiểm,… Làm sạch và loại bỏ bụi bẩn, vật cản trên lối thoát hiểm. Sau đó, tiến hành bôi trơn bản lề, khóa cửa, tay nắm để hoạt động trơn tru, mở cửa dễ dàng. Để có thêm thông tin chi tiết về quy trình vệ sinh hiệu quả, bạn có thể tham khảo bài viết “quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm”.
- Sửa chữa hư hỏng: Sửa chữa và thay thế các linh kiện bị hư hỏng hoặc không còn đảm bảo chất lượng.
- Bảo dưỡng hệ thống báo cháy: Theo đúng quy định PCCC hay hướng dẫn của nhà sản xuất hệ thống.
Nắm vững những quy định lối thoát hiểm trong nhà xưởng trên đây, chủ đầu tư nhà xưởng có thể phần nào yên tâm thi công hạng mục này theo đúng quy định. Nếu bạn quan tâm đến những tin tức mới nhất về nhà xưởng khu công nghiệp, đừng quên theo dõi các bài viết tại https://dulongip.vn/ nhé!