[HOT] Chi tiết từ A – Z quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm 

Trong ngành sản xuất thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm là nhân tố “sống còn” của một doanh nghiệp. Nếu không có một quy trình làm sạch chuyên nghiệp sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sản phẩm, sức khoẻ người lao động và uy tín của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây mang đến cho bạn quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm chuyên nghiệp và mới nhất!

Quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm của nhà xưởng chế biến thuỷ hải sản
Nhà xưởng chế biến thuỷ hải sản

1. Quy trình 4 bước vệ sinh nhà xưởng thực phẩm theo chuẩn ATTP

Để đạt được hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp cần tuân thủ quy trình vệ sinh nhà xưởng theo chuẩn an toàn thực phẩm bao gồm 4 bước dưới và đảm bảo chất lượng ở từng bước. Dưới đây là thông tin chi tiết nội dung và lưu ý của từng bước.

1.1. Bước 1: Đánh giá và chuẩn bị vệ sinh nhà xưởng

Các khu vực cần được vệ sinh định kỳ đặc biệt là các khu vực khó tiếp cận và có nguy cơ cao như xung quanh thiết bị chế biến thực phẩm, khu vực lưu trữ nguyên liệu, và khu vực làm việc.

Sau khi xác định được những khu vực cần vệ sinh, doanh nghiệp cần đánh giá mức độ làm sạch cần thiết đối với mỗi khu vực. Mức độ làm sạch được xác định dựa trên độ bẩn và tần suất sử dụng của từng khu vực. Ở bước này, doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý tới các khu vực liên quan trực tiếp đến thực phẩm như khu vực chế biến hay đóng gói. Việc xác định chi tiết và chuẩn xác mức độ làm sạch ở từng khu vực sẽ giúp doanh nghiệp lên kế hoạch chính xác giúp tiết kiệm thời gian và chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị chuyên dụng phục vụ cho quá trình dọn dẹp.

Dưới đây là danh sách một số dụng cụ từ cơ bản đến chuyên dụng cần chuẩn bị:

  • Găng tay
  • Bàn chải chuyên dụng
  • Khăn lau
  • Máy rửa áp lực
  • Máy hút bụi công nghiệp
  • Chổi quét công nghiệp
  • Thiết bị làm sạch tự động (hệ thống rửa tự động bồn chứa, máy rửa bát tự động băng chuyền, hệ thống CIP – tự động làm sạch đường ống,…)
  • Chất tẩy rửa sàn công nghiệp (Diversey Taski Jontec 300 cho sàn đá, gạch, vinyl, nhựa; Ecolab Oasis Pro 1 cho sàn bê tông,…)
  • Chất khử trùng (Clorox, Lysol, Sanitizer,…)

Sau khi hoàn thiện kế hoạch vệ sinh và xác định mức độ làm sạch tại từng khu vực, doanh nghiệp cần phân bố nhân lực phù hợp với diện tích của nhà xưởng và tình trạng khu vực cần vệ sinh. Việc phân công phù hợp sẽ giúp quá trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo tiến độ và chuẩn xác hơn.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần đảm bảo quá trình vệ sinh được thực hiện đúng tiến độ theo kế hoạch đã lập và tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm.

1.2. Bước 2: Thực hiện vệ sinh tổng thể

Vệ sinh tổng thể là bước vệ sinh bao quát bề mặt thiết bị của nhà xưởng. Bước này sẽ giúp nhà xưởng có môi trường làm việc an toàn, tuân thủ tiêu chuẩn vệ sinh và  giảm nguy cơ ô nhiễm.

Làm sạch sàn bằng máy công nghiệp chuyên dụng sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt
Làm sạch sàn bằng máy công nghiệp chuyên dụng sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt

Bảng dưới đây là những lưu ý và dụng cụ cần thiết đối trong quá trình vệ sinh đối với từng khu vực tại nhà xưởng:

Khu vực Chi tiết Lưu ý
Trần nhà
  • Dụng cụ: Cây lau chuyên dụng
  • Lau bề mặt trần, loại bỏ bụi bẩn và màng nhện
Kiểm tra và thay thế các phần bị hư hỏng hoặc bong tróc (thạch cao, lớp sơn…)
Tường, vách, góc
  • Sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng cho tường ẩm mốc
  • Loại bỏ vết bẩn, mốc và màng nhện ở bề mặt tường, vách để
Đảm bảo tường khô ráo sau khi vệ sinh để tránh nấm mốc
Thiết bị, máy móc
  • Dụng cụ: Chất tẩy rửa không ăn mòn, khăn lau không xơ
  • Vệ sinh các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm, tẩy rửa các bộ phận có thể tháo rời
Ngắt nguồn điện trước khi vệ sinh, đảm bảo khô ráo sau khi lau
Sàn
  • Chất tẩy rửa sàn công nghiệp, máy hút bụi, cây lau sàn
  • Quét, hút bụi và lau sàn để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ
Đảm bảo sàn khô ráo sau khi vệ sinh để tránh trơn trượt
Cửa ra vào, cửa sổ
  • Dụng cụ: Chất tẩy rửa kính, khăn lau không xơ
  • Lau sạch bề mặt cửa, tay nắm và các phụ kiện
Kiểm tra tình trạng cửa, thay thế khi cần thiết
Đường dây điện, dây cáp, ống dẫn
  • Khăn lau khô, không sử dụng chất lỏng
  • Lau sạch bụi bẩn và mạng nhện trên các dây điện, ống dẫn
Không sử dụng nước hay dung dịch tẩy rửa ướt để tránh rủi ro
Lưới chống côn trùng
  • Bàn chải mềm, máy hút bụi
  • Vệ sinh lưới để loại bỏ bụi bẩn, côn trùng chết
Kiểm tra định kỳ và thay thế lưới khi bị rách hoặc hư hỏng

1.3. Bước 3: Khử khùng và sấy khô

Đây là bước cực kỳ quan trọng đối với nhà xưởng thực phẩm vì có thể giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, vi sinh vật gây hại trên các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm từ đó tránh nguy cơ lây nhiễm và bảo đảm an toàn thực phẩm. Thứ tự công việc và một số lưu ý cho doanh nghiệp trong bước này như sau:

  • Chuẩn bị khu vực khử trùng: làm sạch hoàn toàn các chất bẩn thô trước khi tiến hành khu vực khử trùng, chú ý đến những điểm có tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
  • Lựa chọn và pha chế chất khử trùng: lưu ý sử dụng các chất khử trùng được phê duyệt cho ngành thực phẩm.
  • Tiến hành khử trùng: sử dụng các phương thức như phun, ngâm hoặc lau chùi bằng khăn
  • Rửa sạch lại: một số chất khử trùng yêu cầu rửa lại bằng nước sạch để tránh tồn dư hoá chất
  • Sấy khô: sử dụng thiết bị hoặc thông gió tự nhiên để làm khô các bề mặt đã được khử trùng.
  • Ghi chép và bảo trì: lưu lại quy trình và đánh giá hiệu quả.

Đối với nhà xưởng thực phẩm, doanh nghiệp còn cần lưu ý làm sạch các loại vi khuẩn mà mắt thường không nhìn thấy được. Dưới đây là một số lưu ý dành cho trường hợp đặc biệt này:

  • Khử trung bằng nước nóng: Sử dụng nước nóng sạch đến 75°C (theo tiêu chuẩn nước uống) trong ít nhất 2 phút để khử trùng.
  • Chọn loại dung dịch khử trùng phù hợp: Hãy đảm bảo dung dịch khử trùng tiếp xúc với bề mặt trong thời gian đủ dài để phát huy hiệu quả, thường là từ 5-10 phút, tùy thuộc vào loại dung dịch.
  • Xử lý toàn bộ khu vực có thể ô nhiễm: Phun hoặc lau dung dịch khử trùng lên toàn bộ bề mặt cần xử lý, bao gồm trần nhà, tường, sàn, thiết bị, và máy móc.
Phun Công ty Nhà sạch Việt Nam phun khử trùng nhà xưởng văn phòng bằng thuốc Cloramin B được Bộ Y tế cấp phép
Phun Công ty Nhà sạch Việt Nam phun khử trùng nhà xưởng văn phòng bằng thuốc Cloramin B được Bộ Y tế cấp phép

1.4. Bước 4: Kiểm tra và bàn giao

Ở bước này, người giám sát sẽ kiểm tra toàn bộ các khu vực trong nhà xưởng đã đảm bảo được làm sạch theo đúng quy định tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm (tiêu chuẩn HACCP và GMP), đảm bảo công việc được hoàn thành đúng tiến độ và đạt hiệu quả đặt ra.

Nếu lựa chọn thuê đơn vị vệ sinh ngoài, khi ký bàn giao nhà xưởng sau khi vệ sinh, doanh nghiệp cần chú ý tới những điểm kiểm tra sau:

  • Tình trạng sạch sẽ của bề mặt (sàn, tường, trần, thiết bị)
  • Độ nồng độ tồn dư chất khử trùng đảm bảo không còn hoá chất dư ảnh hưởng đến thực phẩm
  • Các khu vực khó tiếp cận (góc khuất, đường ống, hệ thống thông gió, kẽ hở, các thiết bị nặng) đã được làm sạch và khử trùng.
  • Hệ thống thoát nước không có tắc nghẽn và cống rãnh đã được làm sạch.
  • Xưởng không còn mùi hôi hay mùi chất tẩy rửa còn tồn đọng.

2. 2 tiêu chuẩn đánh giá quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm

Nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP
Nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP

2.1. Tiêu chuẩn HACCP

HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) là một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được thiết kế để xác định, đánh giá, và kiểm soát các mối nguy hại về an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm. Đây là tiêu chuẩn được Chính phủ Việt Nam thúc đẩy áp dụng, Nghị định 15/2018/NĐ-CP đã nhấn mạnh việc các doanh nghiệp thực phẩm phải thực hiện các biện pháp quản lý an toàn, bao gồm HACCP.

Việc triển khai tiêu chuẩn HACCP cho ngành sản xuất thực phẩm được Bộ y tế, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Công thương trực tiếp quản lý nhằm đảm bảo chất lượng và uy tín của sản phẩm Việt Nam. Bất cứ doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở chế tạo, nhà sản xuất cấp 1, cơ sở chế biến làm về lĩnh vực trong ngành công nghiệp thực phẩm, muốn chứng minh việc đáp ứng đủ các yêu cầu pháp lý về vấn đề an toàn thực phẩm cấp quốc gia và quốc tế đều nên áp dụng tiêu chuẩn HACCP nhằm đảm bảo thực phẩm sản xuất ra an toàn với người tiêu dùng.

Một số lưu ý cho các nhà xưởng thực phẩm khi áp dụng tiêu chuẩn HACCP như sau:

  • Mỗi nhà xưởng cần có một kế hoạch HACCP chi tiết, được xây dựng dựa trên phân tích các mối nguy hại cụ thể của riêng nhà xưởng và được kiểm tra, cập nhật định kỳ.
  • Trước khi áp dụng, nhân viên cần được đào tạo đầy đủ về hệ thống HACCP, đặc biệt là các điểm kiểm soát tới hạn và quy trình giám sát.
  • Ghi chép đầy đủ các thông tin về giám sát và kiểm tra sẽ giúp nhà xưởng duy trì hệ thống HACCP và tuân thủ các yêu cầu pháp lý.

2.2. Tiêu chuẩn GMP

GMP (Good Manufacturing Practices) là hệ thống quy định các tiêu chuẩn quốc tế về điều kiện sản xuất sản phẩm thực phẩm, ngăn ngừa sự nhiễm bẩn, nhằm đảm bảo các sản phẩm được sản xuất có chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.

Tiêu chuẩn GMP yêu cầu các nhà xưởng phải duy trì môi trường vệ sinh sạch sẽ, bao gồm các khu vực chế biến, lưu trữ, và khu vực làm việc của nhân viên. Mỗi bước trong quy trình sản xuất phải được kiểm soát chặt chẽ, từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng.

Một số điều các nhà xưởng thực phẩm cần lưu ý khi áp dụng tiêu chuẩn GMP như sau:

  • Thường xuyên thực hiện vệ sinh định kỳ và có hệ thống để ngăn ngừa sự tích tụ của các chất bẩn và vi sinh vật có hại.
  • Cần có các quy trình kiểm tra và giám sát chặt chẽ để đảm bảo rằng tất cả các khu vực và thiết bị đều được vệ sinh đúng cách.
  •  Lưu trữ các hồ sơ về vệ sinh và kiểm soát chất lượng để có thể truy xuất khi cần thiết và để đáp ứng các yêu cầu kiểm tra của cơ quan quản lý.

Tương tự HACCP, áp tiêu chuẩn GMP giúp doanh nghiệp đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do các cơ quan quản lý Việt Nam như Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, và Bộ Công Thương đưa ra. Điều này giảm thiểu rủi ro bị xử phạt và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn GMP cũng khá phổ biến đối với người tiêu dùng, áp dụng tiêu chuẩn GMP sẽ giúp doanh nghiệp củng cố uy tín thương hiệu và lòng tin của người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng Việt Nam.

3. 3 nguyên tắc để vệ sinh nhà xưởng thực phẩm hiệu quả, nhanh chóng

3.1. Lựa chọn thứ tự vệ sinh nhà xưởng hợp lý

Quá trình vệ sinh nhà xưởng nhà xưởng được khuyến nghị diễn ra theo nguyên tắc từ trên xuống dưới và từ bên trong ra ngoài để đảm bảo hiệu quả, với quy trình cụ thể như:

  • Vệ sinh trần nhà và hệ thống thiết bị trên cao như máng đèn, bóng đèn,… bằng cây lau đa năng chuyên dụng.
  • Vệ sinh tường: sử dụng chất tẩy rửa đặc biệt để loại bỏ các vết bẩn, ẩm mốc trên tường.
  • Vệ sinh các dụng cụ và thiết bị: làm sạch các dụng cụ và thiết bị trong hệ thống sản xuất để loại bỏ bụi bẩn. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Vệ sinh theo thứ tự: cửa sổ, lối ra vào, lối đi.
Sử dụng thang đứng để vệ sinh các thiết bị trên cao của nhà xưởng
Sử dụng thang đứng để vệ sinh các thiết bị trên cao của nhà xưởng

3.2. Sử dụng hóa chất đúng nguyên tắc

Việc sử dụng hoá chất cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng và quy định an toàn khi sử dụng để tránh những rủi ro không đáng có xảy ra. Một số nguyên tắc được khuyến nghị áp dụng trong quá trình vệ sinh như sau:

  • Chỉ cá nhân có thẩm quyền được pha chế hoá chất, cá nhân phải chịu trách nhiệm trong quá trình pha chế và sử dụng hoá chất này.
  • Thực hiện việc pha chế hóa chất tại khu vực riêng biệt, đảm bảo an toàn.
  • Pha chế hóa chất tuân thủ tỷ lệ theo đúng nhãn mác theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Ưu tiên sử dụng các hóa chất chiết suất từ thiên nhiên.
  • Cần lưu trữ riêng biệt, ghi nhãn rõ ràng trên các bình chứa hóa chất về tên, mục đích và cách sử dụng để tránh việc nhầm lẫn.
  • Không sử dụng hóa chất mà không biết cách và không có hướng dẫn.
  • Hạn chế tối đa tiếp xúc hóa chất trực tiếp.
  • Hóa chất cần phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đủ chứng nhận an toàn.

3.3. Vệ sinh định kỳ và lựa chọn dịch vụ uy tín để phát huy hiệu quả cao nhất

Việc vệ sinh nhà xưởng thực phẩm cần được lên kế hoạch với tần suất phù hợp với từng khu vực, nhằm đảm bảo hiệu quả và tối ưu chi phí:

  • Hàng ngày: Các khu vực nhạy cảm như sàn và các thiết bị tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm cần được vệ sinh hàng ngày để ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn và các chất bẩn có thể gây nhiễm bẩn chéo.
  • Hàng tuần: Các khu vực, thiết bị ít tiếp xúc hơn như khu vực tường, trần nhà, hoặc các thiết bị dự phòng.
  • Hàng tháng/quý: Thực hiện vệ sinh chuyên sâu toàn bộ nhà xưởng, bao gồm tất cả các bề mặt, thiết bị, và khu vực khó tiếp cận như lưới chống côn trùng, hệ thống thông gió và các khu vực lưu trữ.
  • Ngoài ra, nếu không có đội ngũ vệ sinh riêng, doanh nghiệp nên lựa chọn những đơn vị uy tín

Đối với những nhà xưởng không có đội ngũ vệ sinh chuyên nghiệp, việc lựa chọn những đơn vị uy tín sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Một số gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn:

  • Đơn vị cung cấp dịch vụ có được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay không?
  • Đơn vị có kinh nghiệm trong việc làm sạch đối với những xưởng có các thức vận hành và sản phẩm tương tự hay không?
  • Đơn vị đó có tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn lao động hay không?
  • Đơn vị có bảng tiêu chuẩn đối với từng hạng mục vệ sinh và cam kết tuân theo đúng tiêu chuẩn hay không?
  • Đội ngũ nhân viên thực hiện có được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động như quần áo, mũ, giày, ủng,… không?
  • Các thiết bị máy móc, dung dịch hóa chất phục vụ quá trình làm vệ sinh có đầy đủ, đảm bảo hay không?

Một nhà xưởng sạch sẽ tạo môi trường làm việc tốt cho người lao động, tạo ra điều kiện cần cho các sản phẩm chất lượng và sẽ giúp nhà đầu tư rất nhiều trên con đường tìm kiếm lợi nhuận.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn nắm được quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm. Đừng quên thường xuyên truy cập https://dulongip.vn/ để cập nhật những thông tin thú vị về khu công nghiệp và các thông tin kinh tế và xu hướng phát triển của thị trường bất động sản công nghiệp tại Việt Nam nhanh chóng nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *