[MỚI NHẤT] Hướng dẫn thủ tục hoàn công nhà xưởng trong khu công nghiệp 2024

Thủ tục hoàn công nhà xưởng trong khu công nghiệp là thủ tục hành chính quan trọng để đưa nhà xưởng vào sử dụng. Quá trình này thường tốn khá nhiều thời gian và chi phí dịch vụ của doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, Du Long sẽ cung cấp cho bạn chi tiết các bước thực hiện hoàn công nhanh chóng, hiệu quả năm 2024. 

Thủ tục hoàn công nhà xưởng trong khu công nghiệp là công tác pháp lý cuối cùng để đảm bảo nhà xưởng được đưa vào hoạt động theo quy định. (Ảnh: Bên trong nhà xưởng KCN Du Long)
Thủ tục hoàn công nhà xưởng là công tác pháp lý cuối cùng để đảm bảo nhà xưởng được đưa vào hoạt động theo quy định. (Ảnh: Bên trong nhà xưởng KCN Du Long)
Nội dung chính

1. Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hoàn công nhà xưởng

Theo Điều 26 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, chủ đầu tư nhà xưởng phải có trách nhiệm lập hồ sơ hoàn công nhà xưởng theo quy định. Trong đó, danh mục hồ sơ quy định có ba nhóm chính chi tiết như sau:

Danh mục hồ sơ, giấy tờ, tài liệu chuẩn bị đầu tư xây dựng và hợp đồng:

  • Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng khu công nghiệp (KCN).
  • Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi/Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
  • Văn bản thẩm định và ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền về thẩm định dự án nhà xưởng.
  • Giấy chứng nhận/quyết định cho thuê đất, giao đất (trường hợp chủ đầu tư KCN xây dựng nhà xưởng); hợp đồng thuê đất KCN (trường hợp doanh nghiệp thuê đất KCN để xây nhà xưởng).
  • Giấy phép xây dựng nhà xưởng KCN.
  • Hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư nhà xưởng và nhà thầu xây dựng.
  • Hóa đơn tài chính hoặc tài liệu chứng minh năng lực của chủ đầu tư nhà xưởng.
  • Quyết định chủ trương đầu tư xây dựng và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có).
  • Phương án đền bù, bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng tái định cư (nếu có).
  • Các văn bản khác trong giai đoạn này (nếu có).

Danh mục hồ sơ, giấy tờ, tài liệu về khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng nhà xưởng:

  • Giấy tờ về khảo sát công trình xây dựng nhà xưởng.
  • Văn bản chấp thuận nghiệm thu kết quả khảo sát, thiết kế công trình nhà xưởng của cơ quan theo quy định.
  • Giấy tờ về kết quả thiết kế, kỹ thuật: Kết quả thẩm định thiết kế xây dựng; quyết định phê duyệt thiết kế nhà xưởng,…
  • Các văn bản khác có liên quan giai đoạn khảo sát, thiết kế (nếu có)

Hồ sơ quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình:

  • Bản vẽ hoàn công kèm theo danh mục bản vẽ
  • Danh mục về những thay đổi trong thiết kế khi thi công và văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
  • Kế hoạch/biện pháp kiểm tra chất lượng quá trình thi công nhà xưởng.
  • Hồ sơ. giấy tờ về quản lý chất lượng các thiết bị được sử dụng để lắp đặt vào nhà xưởng.
  • Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình nhà xưởng.
  • Kết quả đo đạc, quan trắc khi thi công nhà xưởng (nếu có).
  • Biên bản nghiệm thu công việc, nghiệm thu bộ phận/giai đoạn trong quá trình thi công nhà xưởng (nếu có).
  • Kết quả thí nghiệm đối chứng, khả năng chịu lực, kiểm định chất lượng (nếu có).
  • Giấy tờ về quy trình vận hành, bảo trì, khai thác công trình (nếu có)
  • Các văn bản chấp thuận, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về PCCC, tiêu chuẩn môi trường,…(nếu có).
  • Hồ sơ giải quyết các  sự cố phát sinh trong công trình hoặc các tồn tại còn có cần khắc phục (nếu có).
  • Các hồ sơ, giấy tờ khác có liên quan trong giai đoạn này (nếu có).

>>> Khi thực hiện thủ tục hoàn công nhà xưởng trong khu công nghiệp, một trong những yếu tố quan trọng cần chú ý là khẩu độ của nhà xưởng. Khẩu độ nhà xưởng ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc và công năng sử dụng của công trình. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa và cách tính khẩu độ trong thiết kế nhà xưởng, bạn có thể tham khảo bài viết “khẩu độ nhà xưởng là gì“.

Ngoài những giấy tờ theo quy định, doanh nghiệp cũng nên cân nhắc chuẩn bị trước những tài liệu sau để quá trình thực hiện hoàn công diễn ra suôn sẻ:

  • Đơn xin hoàn công.
  • Tờ khai lệ phí trước bạ.
  • Đơn đề nghị đăng ký biến động tài sản.

Nhìn chung, số lượng hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị cho hoàn công nhà xưởng là rất nhiều. Do đó, doanh nghiệp cần lưu ý chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ giấy tờ. Tránh gây mất thời gian bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện hoàn công trong thời gian ngắn nhất.

Thông thường, hồ sơ hoàn công nhà xưởng có thể được chuẩn bị dần trong quá trình thi công nhà xưởng. Điều này giúp doanh nghiệp không bỏ sót giấy tờ và có thể hoàn thiện nhanh chóng bộ hồ sơ ngay khi nhà xưởng xây dựng xong.

>>> Trong quá trình hoàn công nhà xưởng, việc kiểm tra và đảm bảo chất lượng mái nhà xưởng là một yếu tố không thể bỏ qua. Mái nhà xưởng không chỉ đảm bảo độ bền vững mà còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công trình khỏi các tác động từ thời tiết. Để tìm hiểu thêm về các tiêu chuẩn thiết kế và lựa chọn vật liệu mái phù hợp, bạn có thể tham khảo bài viết “mái nhà xưởng công nghiệp“.

Chủ đầu tư nhà xưởng cần chủ bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ cần thiết để quá trình hoàn công diễn ra thuận lợi. (Ảnh: Mẫu bản vẽ hoàn công công trình)
Chủ đầu tư nhà xưởng cần chủ bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ cần thiết để quá trình hoàn công diễn ra thuận lợi. (Ảnh: Mẫu bản vẽ hoàn công công trình)

2. Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Sau khi chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ, giấy tờ cần thiết, chủ đầu tư nhà xưởng tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền. Đối với dự án nhà xưởng KCN, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ là Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu công nghiệp.

3. Bước 3: Kiểm tra, giải quyết và trả kết quả

Sau khi tiếp nhận hồ sơ hoàn công từ chủ đầu tư nhà xưởng, bộ phận tiếp nhận sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ đầy đủ hay chưa. Nếu hồ sơ còn thiếu sót, bộ phận tiếp nhận sẽ trả lại hồ sơ và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung thêm.Trường hợp đầy đủ giấy tờ cần thiết, bộ phận tiếp nhận sẽ ghi biên nhận và lên lịch hẹn phúc đáp hồ sơ cho doanh nghiệp.

Sau đó, Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng sẽ thực hiện kiểm tra, giải quyết và trả kết quả hoàn công theo thứ tự sau:

  • Kiểm tra, đánh giá hồ sơ: Tiến hành kiểm tra và xem xét hồ sơ có đầy đủ hợp lệ hay không. Đồng thời, cơ quan sẽ đối chứng thực tế công trình xây dựng so với hồ sơ hoàn công đã nộp để xem có trùng khớp hay không.
  • Ký quyết định chấp thuận hoàn công: Sau khi xác nhận hồ sơ hoàn công của doanh nghiệp đạt yêu cầu và đảm bảo được đưa vào sử dụng. Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng sẽ ký quyết định chấp thuận hoàn công nhà xưởng.
  • Trả kết quả cho chủ đầu tư nhà xưởng: Khi tới lịch hẹn phúc đáp, doanh nghiệp/chủ đầu tư nhà xưởng sẽ đến lấy kết quả hoàn công tại cơ quan.

Sau khi hoàn thành thủ tục hoàn công nhà xưởng theo quy định, chủ đầu tư có thể đưa nhà xưởng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.

>>> Khi thực hiện thủ tục hoàn công nhà xưởng trong khu công nghiệp, một trong những yếu tố quan trọng cần được xem xét là thiết kế và cấu trúc của nóc gió nhà xưởng. Nóc gió đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì lưu thông không khí và điều tiết nhiệt độ bên trong. Để hiểu rõ hơn về vai trò và cách thức thiết kế nóc gió, bạn có thể tham khảo bài viết “nóc gió nhà xưởng“.

4. Cơ sở pháp lý hoàn thiện thủ tục hoàn công nhà xưởng trong khu công nghiệp

Để hoàn thiện thủ tục hoàn công nhà xưởng diễn ra đúng quy định của pháp luật, doanh nghiệp cần đảm bảo căn cứ vào cơ sở pháp lý dưới đây:

5. Các câu hỏi thường gặp về thủ tục hoàn công nhà xưởng trong khu công nghiệp

3.1. Hoàn công nhà xưởng KCN mất những chi phí nào?

Bên cạnh thủ tục hoàn công, doanh nghiệp cũng cần lưu ý những khoản phí cần phải bỏ ra khi thực hiện hoàn công nhà xưởng, bao gồm:

  –  Lệ phí trước bạ: Đây là khoản phí bắt buộc phải nộp khi thực hiện thủ tục hoàn công nhà xưởng. Lệ phí trước bạ sẽ được doanh nghiệp/chủ đầu tư nhà xưởng nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

  –  Thuế xây dựng cơ bản: Khi hoàn công nhà xưởng KCN, doanh nghiệp/chủ đầu tư cần phải mất thuế xây dựng cơ bản. Bên đóng thuế xây dựng cơ bản sẽ rơi vào hai trường hợp sau:

  • Chủ đầu tư nhà xưởng có ký hợp đồng với nhà thầu: Bên đóng thuế là chủ đầu tư hoặc nhà thầu tùy vào thỏa thuận trong hợp đồng giữa hai bên. 
  • Chủ đầu tư không ký hợp đồng với nhà thầu: Thuế xây dựng sẽ được chi trực tiếp thông qua chi phí xây dựng mà chủ sở hữu đã bỏ ra. 

  –  Chi phí khác: Phí thẩm định hoàn thành công trình, phí lập bản vẽ hoàn công,…

Bên cạnh hồ sơ, doanh nghiệp cũng cần chú ý chuẩn bị đầy đủ những khoản phí phải bỏ ra khi thực hiện hoàn công nhà xưởng. (Ảnh: Bên trong nhà xưởng KCN Du Long)
Bên cạnh hồ sơ, doanh nghiệp cũng cần chú ý chuẩn bị đầy đủ những khoản phí phải bỏ ra khi thực hiện hoàn công nhà xưởng. (Ảnh: Bên trong nhà xưởng KCN Du Long)

3.2. Thủ tục hoàn công nhà xưởng mất bao lâu?

Thực tế, vẫn chưa có văn bản nào quy định chính xác về thời gian hoàn thiện thủ tục hoàn công nhà xưởng. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tham khảo các khoản thời gian dự kiến để hoàn thành hoàn công dưới đây:

  • Thời gian đo đạc thực trạng công trình: trong khoảng 7 ngày.
  • Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ: Từ 3 tuần tới 1 tháng, thời gian này sẽ phụ thuộc vào từng địa phương và không cố định. Nếu hồ sơ hoàn công của doanh nghiệp không hợp lệ, Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng KCN sẽ trả lời và nêu rõ lý do trong vòng 15 ngày.
  • Thực hiện nghĩa vụ tài chính (đóng thuế): Từ 7 đến 10 ngày. Thông thường, hồ sơ sau khi hợp lệ sẽ được gửi sang cơ quan thuế để xác định mức thuế. Sau đó, doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo nộp thuế từ cơ quan thuế và hoàn tất nghĩa vụ này.

→ Dự kiến tổng thời gian hoàn thiện thủ tục hoàn công sẽ khoảng 45 ngày.

Lưu ý: Đây chỉ là thời gian ước lượng, thực tế có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

3.3. Có thể hoàn công nhà xưởng xây sai phép được không?

Theo khoản 1 Điều 98 Luật Xây Dựng 2014, các trường hợp bắt buộc phải điều chỉnh giấy phép khi xây dựng trái phép bao gồm:

  • Thay đổi kiến trúc mặt ngoài công trình thuộc khu vực có yêu cầu về kiến trúc.
  • Thay đổi một trong những yếu tố như: Vị trí, quy mô, diện tích, số tầng, chiều cao,…
  • Thay đổi thiết kế bên trong làm ảnh hưởng đến độ an toàn PCCC, tiêu chuẩn môi trường,…

Theo nguyên tắc, những trường hợp nhà xưởng xây sai phép nêu trên không thể thực hiện hoàn công. Khi đó, để được hoàn công, nhà xưởng bắt buộc phải điều chỉnh giấy phép xây dựng và được phê duyệt tại cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, đối với những nhà xưởng sai phép không điều chỉnh thì có nguy cơ bị tháo dỡ theo quy định pháp luật.

Theo nguyên tắc, nhà xưởng xây sai phép cần phải được cấp phép điều chỉnh xây dựng theo quy định trước khi thực hiện hoàn công nhà xưởng
Theo nguyên tắc, nhà xưởng xây sai phép cần phải được cấp phép điều chỉnh xây dựng theo quy định trước khi thực hiện hoàn công nhà xưởng

Cũng theo khoản 17 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP: Những trường hợp xây dựng sai so với giấy phép được cấp nhưng không nằm trong trường hợp cần phải điều chỉnh giấy phép (đã nêu trên) thì không xem là hành vi xây dựng sai phép. Theo nguyên tắc, nếu không thuộc diện xây sai phép thì vẫn có thể thực hiện hoàn công.

Do đó, doanh nghiệp/chủ đầu tư nếu có thay đổi công trình thực tế so với giấy phép xây dựng được cấp thì cần cân nhắc kỹ trường hợp mắc phải. Từ đó, có hướng giải quyết phù hợp để được thực hiện thủ tục hoàn công theo quy định.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết thủ tục hoàn công nhà xưởng trong khu công nghiệp mới nhất 2024. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện các bước trên có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể thời gian hoàn thiện hoàn công. Nếu bạn quan tâm tới thị trường nhà xưởng khu công nghiệp, đừng quên theo dõi Du Long để cập nhật ngay những thông tin mới nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *