Công nghiệp nặng là gì? Tìm hiểu từ A – Z về ngành công nghiệp nặng

Công nghiệp nặng là một trong những nhóm ngành công nghiệp nền tảng của nền kinh tế quốc gia. Nhóm ngành công nghiệp nặng thường tập trung nhiều ở khu công nghiệp, công nghệ cao. Vậy công nghiệp nặng là gì và có đặc điểm nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu từ A – Z về ngành công nghiệp nặng trong bài viết dưới đây!

Công nghiệp nặng là công nghiệp chủ lực của nền kinh tế đất nước, giúp nâng cao vị thế của quốc gia trên thị trường toàn cầu
Công nghiệp nặng là công nghiệp chủ lực của nền kinh tế đất nước, giúp nâng cao vị thế của quốc gia trên thị trường toàn cầu
Nội dung chính

1. Công nghiệp nặng là gì?

Công nghiệp nặng là lĩnh vực công nghiệp có sử dụng nguồn vốn cao và máy móc, kỹ thuật hiện đại cùng với cơ sở hạ tầng tiên tiến, quy trình hoạt động phức tạp. Nhìn chung, công nghiệp nặng được hiểu là một quy mô công nghiệp to lớn, mọi thứ đều “khổng lồ” hơn so với những nhóm ngành công nghiệp khác.

Công nghiệp nặng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế quốc gia tiến gần hơn với thế giới. Các ngành công nghiệp nặng thường đóng góp phần lớn trong GDP quốc gia, hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động. Đồng thời, nhóm ngành này cũng tạo điều kiện cho sự phát triển công nghệ và hỗ trợ các nhóm ngành công nghiệp khác.

Công nghiệp nặng đòi hỏi quy mô lớn về nguyên vật liệu, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, máy móc trang thiết bị và quy trình hoạt động phức tạp
Công nghiệp nặng đòi hỏi quy mô lớn về nguyên vật liệu, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, máy móc trang thiết bị và quy trình hoạt động phức tạp

2. Đặc điểm của ngành công nghiệp nặng

Ngành công nghiệp nặng là ngành công nghiệp cung cấp sản phẩm, hỗ trợ các ngành công nghiệp khác chứ không trực tiếp cung cấp dịch vụ đến người tiêu dùng. Do đó, các nhóm ngành có đặc điểm như quy mô vốn đầu tư lớn, sử dụng chủ yếu nguyên liệu thô, tác động đến môi trường đáng kể nên thường không phân bổ ở khu đông dân cư.

  • Đầu tư vốn lớn: Mức vốn đầu tư của ngành công nghiệp nặng thường lớn hơn so với các nhóm ngành khác. Bởi vì công nghiệp nặng đòi hỏi quy mô về cơ sở hạ tầng lớn, trang thiết bị và máy móc hiện đại, kỹ thuật công nghệ tiên tiến.
  • Sử dụng nhiều nguyên liệu thô: Trái ngược với các nhóm ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng sử dụng nhiều nguyên liệu thô hơn. Do đó, vị trí của ngành này cũng thường nằm gần nguồn nguyên liệu thô. Ví dụ như công nghiệp khai thác khoáng sản thường đặt gần các quặng kim loại, mỏ dầu.
  • Tiêu thụ năng lượng cao: Bởi vì quy mô lớn, ngành công nghiệp nặng đòi hỏi mức tiêu thụ năng lượng cao để cung cấp cho hoạt động của máy móc, trang thiết bị. Đặc biệt là đối với các phân ngành sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch như sản xuất thép, hóa chất, dệt may,…
  • Yêu cầu kỹ thuật và công nghệ phức tạp: Ngành công nghiệp nặng đòi hỏi yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu suất sản xuất. Ví dụ như ngành công nghiệp sản xuất máy bay đòi hỏi các thiết bị hạng nặng, công cụ lớn, phức tạp và cơ sở hạ tầng rộng lớn.
  • Tác động môi trường đáng kể: Do đặc thù của ngành là sử dụng các nguyên liệu thô khiến quá trình khai thác, xử lý và sản xuất tạo ra nhiều chất thải gây ảnh hưởng môi trường. Trong đó, bao gồm cả ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nước,.. Ví dụ như nhóm ngành hóa chất, dệt may thường sử dụng các hóa chất gây ảnh hưởng môi trường lớn hay ngành luyện kim gây ra khí thải SO2.
Công nghiệp nặng có đặc điểm vốn đầu tư lớn bởi quy mô phức tạp về thiết bị, công nghệ kỹ thuật và cơ sở hạ tầng
Công nghiệp nặng có đặc điểm vốn đầu tư lớn bởi quy mô phức tạp về thiết bị, công nghệ kỹ thuật và cơ sở hạ tầng

3. Danh sách 5 ngành thuộc nhóm công nghiệp nặng

Hiện nay, các nhóm ngành công nghiệp nặng ngày càng phát triển và được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Hầu hết các ngành công nghiệp năng sẽ tập trung phát triển tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao bởi đặc trưng quy mô lớn của ngành. Công nghiệp nặng được chia thành nhiều phân ngành. Tuy nhiên, có 5 ngành công nghiệp nặng được Nhà nước tập trung phát triển sau đây.

3.1. Luyện kim và chế tạo kim loại

Luyện kim và chế tạo kim loại là ngành công nghiệp nặng thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật vật liệu. Đặc điểm của ngành này là nghiên cứu đặc tính vật lý, hóa học của các nguồn kim loại tự nhiên có trong quặng để điều chế thành kim loại.

Luyện kim và chế tạo kim loại là nhóm ngành quan trọng của công nghiệp nặng. Ngành này có vai trò trực tiếp tạo ra những sản phẩm cho các ngành công nghiệp lớn khác như sản xuất máy móc, thiết bị. Ở Việt Nam, ngành luyện kim sẽ tập trung phần lớn là luyện kim đen với 90%, luyện kim màu chiếm 10%.

Việt Nam thuộc top 10 quốc gia có tiềm lực sẵn có từ nguồn tài nguyên khoáng sản nhưng chưa được khai thác bài bản
Việt Nam thuộc top 10 quốc gia có tiềm lực sẵn có từ nguồn tài nguyên khoáng sản nhưng chưa được khai thác bài bản

3.2. Sản xuất máy móc và thiết bị công nghiệp

Ngành sản xuất máy móc và thiết bị công nghiệp tại Việt Nam đang tăng trưởng khá mạnh trong những năm gần đây. Năm 2020, có tổng hơn 2.200 công ty thuộc lĩnh vực sản xuất máy móc và thiết bị công nghiệp tại Việt Nam với tổng doanh thu 4.6 tỷ USD.

Tuy nhiên, thực tế ngành sản xuất máy móc và thiết bị công nghiệp của Việt Nam hiện tại chỉ đáp ứng đủ 32% nhu cầu trong nước, còn 68% nhu cầu thị trường là đến từ thị trường nhập khẩu.

Sản xuất máy móc và thiết bị công nghệ là một nhóm ngành công nghiệp nặng cung cấp trang thiết bị hạng nặng cho các ngành công, nông nghiệp khác
Sản xuất máy móc và thiết bị công nghệ là một nhóm ngành công nghiệp nặng cung cấp trang thiết bị hạng nặng cho các ngành công, nông nghiệp khác

3.3. Công nghiệp hóa chất

Công nghiệp hóa chất là ngành công nghiệp nặng sản xuất sản phẩm phục vụ cho đa dạng các ngành kinh tế kỹ thuật. Ví dụ như sản xuất phân bón, chất tẩy rửa, sơn tường, cao su tổng hợp, nhựa plastic,…

Quyết định số 726/QĐ-TTg của Chính Phủ cũng nêu rõ tầm quan trọng của công nghiệp hóa chất khi đưa ra quan điểm xây dựng công nghiệp hóa chất là góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bảo vệ an ninh quốc phòng. Hiện nay, ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đang hướng tới phát triển xanh, đáp ứng xu hướng của nền kinh tế toàn cầu về bảo vệ môi trường.

Sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất phục vụ cho đa dạng nhóm ngành trong nền kinh tế. Ví dụ như nhuộm vải cho dệt may, sơn, nhựa plastic cho xây dựng
Sản phẩm của ngành công nghiệp hóa chất phục vụ cho đa dạng nhóm ngành trong nền kinh tế. Ví dụ như nhuộm vải cho dệt may, sơn, nhựa plastic cho xây dựng

3.4. Công nghiệp năng lượng

Ngành công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp nặng chủ lực của nền kinh tế, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sản xuất của nhóm ngành công nghiệp khác. Công nghiệp năng lượng bao gồm các ngành như công nghiệp khai thác than, dầu khí, điện lực, năng lượng tái tạo.

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn trong việc phát triển công nghiệp năng lượng khi sở hữu nhiều tiềm lực có sẵn. Ví dụ như nguồn khoáng sản dồi dào, năng lượng gió, năng lượng thủy điện phát triển.

Việt Nam có nguồn năng lượng dồi dào từ gió, mặt trời, thủy điện, khoáng sản,...
Việt Nam có nguồn năng lượng dồi dào từ gió, mặt trời, thủy điện, khoáng sản,…

3.5. Công nghiệp xây dựng quy mô lớn

Công nghiệp nặng tham gia vào xây dựng các công trình quy mô lớn như tòa nhà, cầu đường,… Ngành công nghiệp xây dựng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia.

Ngành công nghiệp xây dựng góp phần tạo ra cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho nền kinh tế, từ tòa nhà cao tầng, đường xá đến cầu cống
Ngành công nghiệp xây dựng góp phần tạo ra cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho nền kinh tế, từ tòa nhà cao tầng, đường xá đến cầu cống

4. Ưu điểm và nhược điểm của công nghiệp nặng

Để hiểu rõ hơn về tính chất của ngành công nghiệp nặng, hãy cùng tìm hiểu về ưu và nhược điểm của ngành này ngay dưới đây.

4.1. Ưu điểm:

Công nghiệp nặng có nhiều ưu điểm đóng góp cho nền kinh tế quốc gia, bao gồm:

  • Tạo giá trị gia tăng: Công nghiệp nặng là ngành trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế, mang lại doanh thu không hề nhỏ cho quốc gia. Những sản phẩm của công nghiệp nặng như thiết bị điện tử, máy bay, sản xuất xe ô tô,… đóng góp một phần lớn và GDP và thu nhập quốc gia.
  • Thúc đẩy xuất khẩu: Công nghiệp nặng góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của nền kinh tế nhằm gia tăng nguồn thu nhập ngoại tệ và củng cố vị thế nền kinh tế quốc gia trên thị trường quốc tế. Một số sản phẩm công nghiệp nặng xuất khẩu cao như thép, xi măng.
  • Thúc đẩy tiếp thu công nghệ mới: Công nghiệp nặng là ngành công nghiệp thúc đẩy và góp phần đổi mới công nghệ. Ví dụ như việc sản xuất máy móc, vệ sinh, robot,… sẽ là nhiệm vụ của ngành công nghiệp nặng.
Công nghiệp nặng đóng góp nguồn doanh thu lớn cho nền kinh tế, thu hút nguồn vốn đầu tư FDI và thúc đẩy tiếp thu công nghệ, kỹ thuật mới
Công nghiệp nặng đóng góp nguồn doanh thu lớn cho nền kinh tế, thu hút nguồn vốn đầu tư FDI và thúc đẩy tiếp thu công nghệ, kỹ thuật mới

4.2. Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, ngành công nghiệp nặng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định như sau:

  • Tác động lớn đến môi trường: Do tính chất sản xuất đặc trưng của ngành, công nghiệp nặng có tác động lớn đến môi trường. Nhiều nghiên cứu ước tính công nghiệp nặng chiếm hoảng 22% lượng khí thải nhà kính dẫn. Đến nay, bài toán cân bằng giữa việc phát triển và bảo vệ môi trường vẫn là vấn đề nhức nhối của các cơ quan chức năng.
  • Rào cản gia nhập ngành cao: Bởi vì đặc trưng cơ bản của ngành là quy mô lớn, đòi hỏi vốn đầu tư cao, cơ sở hạ tầng tiên tiến,… khiến cho rào cản gia nhập vào ngành khá cao. Điều này dẫn đến tình trạng các nhóm ngành công nghiệp nặng hầu hết chỉ tập trung ở một vài “ông lớn” thị trường.
Ngành công nghiệp nặng có hạn chế lớn là tác động tiêu cực đến môi trường và rào cản gia nhập vào ngành lớn
Ngành công nghiệp nặng có hạn chế lớn là tác động tiêu cực đến môi trường và rào cản gia nhập vào ngành lớn

5. Thực trạng ngành công nghiệp nặng tại Việt Nam

Công nghiệp nặng có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài tại thị trường Việt Nam. Trong những giai đoạn đầu, các nhóm ngành chủ lực tập trung vào khai thác khoáng sản có sẵn như sắt, than. Sau này, theo sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, công nghiệp nặng chuyển dịch sang các ngành hiện đại hơn như chế tạo máy móc, thiết bị, xe ô tô, vệ tinh.

Hiện nay, các nhóm ngành công nghiệp nặng phát triển mạnh bao gồm sản xuất thép với các nhà máy lớn như thép Hòa Phát, Hòa Sen; sản xuất xi măng với tập đoàn VICEM, Holcim; sản xuất phân bón đứng đầu Đông Nam Á với công ty lớn như PetroVietNam, Bình Điền Fertilizer.

Theo công bố của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp nặng chiếm hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu trên cả nước. Đây là con số cho thấy triển vọng và tiềm năng phát triển lớn của ngành trong tương lai.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp nặng đứng trước nhiều thách thức như tác động tiêu cực đến môi trường. Điều này là cản trở lớn cho sự phát triển ngành khi đất nước đang hướng tới công nghiệp xanh, giảm thiểu khí thải. Bên cạnh đó, công nghiệp nặng của Việt Nam hiện đang phải đối diện với sự cạnh tranh của các quốc gia lớn như Trung Quốc, Ấn Độ.

Đứng trước tình hình đó, Nhà nước không ngừng đưa ra các chính sách thu hút đầu tư vào công nghiệp nặng. Ví dụ như đầu tư và phát triển các nhóm ngành năng lượng sẽ được ưu tiên  và khuyến khích đầu tư. Đồng thời, Chính phủ không ngừng hoàn thiện các thể chế, thủ tục hành chính nhằm đơn giản hóa quy trình đầu tư; áp dụng công nghệ sạch nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút các nguồn đầu tư.

Công nghiệp nặng Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn và đóng góp phần lớn trong kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế
Công nghiệp nặng Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn và đóng góp phần lớn trong kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế

6. Xu hướng phát triển của công nghiệp nặng

Xu hướng phát triển của công nghiệp nặng hiện nay tại Việt Nam và toàn thế giới đều đi theo hướng phát triển xanh, bền vững. Việc phát triển phải đi đôi với bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát thải, khí thải và các tồn dư hóa chất trong sản phẩm.

6.1. Thế giới

Phát triển công nghiệp nặng theo hướng thân thiện môi trường là xu hướng và tầm nhìn trong tương lai. Các thị trường như Mỹ, Thụy Điển, Trung Quốc, Nhật Bản,… đã nắm bắt rất nhanh xu hướng phát triển. Các khu công nghiệp xanh, khu công nghiệp tái tạo, ứng dụng năng lượng tái tạo,.. đã được hình thành rất sớm tại các quốc gia này.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng đang dần quan tâm hơn đến các vấn đề bảo vệ môi trường. Ví dụ như các sản phẩm thân thiện môi trường được ưu tiên lựa chọn. Thị trường EU cũng đưa ra các điều luật về môi trường rất khắt khe khi nhập khẩu hàng hóa. Một trong số đó là việc đảm bảo tồn dư thuốc bảo vệ thực vật thấp, gần như bằng 0.

Phát triển công nghiệp nặng theo xu hướng xanh hóa là “con đường” mới của các quốc gia trên thế giới
Phát triển công nghiệp nặng theo xu hướng xanh hóa là “con đường” mới của các quốc gia trên thế giới

6.2. Việt Nam

Hiện nay, xu hướng phát triển công nghiệp nặng tại Việt Nam đang chuyển dịch sang phát triển xanh, áp dụng công nghệ 4.0 và hướng đến sự phát triển bền vững, tự động hóa, số hóa. Điều này nhằm đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc công nghiệp lớn và đáp ứng xu hướng chuyển dịch trên toàn cầu.

Đặc biệt trong những năm gần đây, sự nóng lên toàn cầu đặt ra vấn đề giảm phát thải nhà kính trên toàn thế giới. Các nước phát triển đã nắm bắt xu hướng và đổi mới phát triển công nghiệp nặng từ rất sớm. Do đó, Việt Nam cũng đã bắt đầu vào đường đua công nghiệp xanh.

Nhiều nhà máy thực hiện chuyển đổi từ lò thổi quặng sắt sang những công nghệ hiện đại nhằm tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu CO2. Các khu công nghiệp tập trung ngành công nghiệp nặng cũng chuyển đổi thành công nghiệp tái tạo, công nghiệp xanh; ưu tiên sử dụng nguồn năng lượng tái tạo từ mặt trời, gió, thủy điện trong quá trình sản xuất.

Hiện nay, Bộ Công Thương đã có những biện pháp thiết thực nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp nặng. Ví dụ như hỗ trợ nâng cao kỹ thuật cho các doanh nghiệp, đẩy mạnh hợp tác với các tập đoàn quốc tế.

Các khu công nghiệp tập trung công nghiệp nặng đang chuyển dịch theo xu hướng phát triển xanh, giảm thiểu khí thải. (Hình ảnh: Khu công nghiệp Du Long, Ninh Thuận)
Các khu công nghiệp tập trung công nghiệp nặng đang chuyển dịch theo xu hướng phát triển xanh, giảm thiểu khí thải. (Hình ảnh: Khu công nghiệp Du Long, Ninh Thuận)

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn từ A – Z thông tin về ngành công nghiệp nặng. Hy vọng bạn đã giải đáp được công nghiệp nặng là gì và những vấn đề xung quanh công nghiệp nặng. Đừng quên theo dõi Du Long để cập nhật ngay những tin tức về công nghiệp, khu công nghiệp mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *