[CẬP NHẬT] 5 điều cần biết về năng lượng tái tạo ở Việt Nam 2024

HIện nay, xu hướng phát triển bền vững, thân thiện môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành năng lượng tái tạo phát triển. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang trong quá trình chuyển đổi, tập trung vào các nguồn năng lượng tái tạo nhằm đáp ứng mục tiêu đưa phát thải ròng về zero vào năm 2050. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn 5 thông tin cần biết về năng lượng tái tạo ở Việt Nam 2024.

Các ngành năng lượng tái tạo tại Việt Nam được đẩy mạnh phát triển nhằm đáp ứng sự chuyển dịch xanh của nền kinh tế toàn cầu.
Các ngành năng lượng tái tạo tại Việt Nam được đẩy mạnh phát triển nhằm đáp ứng sự chuyển dịch xanh của nền kinh tế toàn cầu.
Nội dung chính

1. 5 dạng năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Việt Nam có nhiều tiềm năng trong phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, bao gồm: năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy điện, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo, bạn đọc có thể tham khảo thêm trong bài viết “so sánh năng lượng tái tạo và không tái tạo“. Dưới đây là chi tiết thông tin từng dạng năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

1.1. Năng lượng gió

Trong những năm gần đây, năng lượng gió dẫn đầu trong danh sách nguồn năng lượng tái tạo phát triển mạnh tại Việt Nam. Theo thống kê của EVN, tính đến tháng 10/2021, Việt Nam có tổng 106 nhà máy điện gió trên cả nước với 84 nhà máy đạt chứng nhận vận hành thương mại. Theo kết quả của Britcham Vietnam, năng lượng điện gió tăng trưởng mạnh từ 540 MW lên 4.000 MW chỉ trong 2 năm 2020 – 2021.

Nguồn năng lượng gió đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của quốc gia. Đầu tiên, năng lượng gió có ưu điểm lớn là nguồn năng lượng sạch và thân thiện môi trường, là “chìa khóa” cho việc giảm thiểu biến đổi khí hậu. Thứ hai, nguồn năng lượng gió là vô hạn; giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng khác như thủy điện, hóa thạch. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đáng kể, cũng cần xem xét nhược điểm của năng lượng gió để có cái nhìn toàn diện về những thách thức khi ứng dụng loại năng lượng này.

Các nhà máy điện gió của Việt Nam tập trung phần lớn ở vùng Nam Trung Bộ với các tỉnh thành nổi tiếng như Đắk Lắk, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận. Trong đó, tổ hợp Điện gió Ea Nam tại Đắk Lắk là nhà máy điện gió lớn nhất Việt Nam, sở hữu công suất 204 MW. Nhà máy điện Đầm Nại tại Ninh Thuận sở hữu tuabin có đường kính lớn nhất 114m.

Việt Nam sở hữu đường bờ biển dài 3000km, các ngọn đồi cao ở miền Bắc và miền Trung và nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa là điều kiện tiềm năng để phát triển năng lượng gió. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra Việt Nam sở hữu tiềm năng gió lớn nhất trong khu vực ASEAN với trên 39% diện tích có mức gió lớn hơn 6m/giây.

Mục tiêu đến năm 2030 của Chính Phủ, năng lượng gió sẽ đạt tổng công suất lắp đặt đạt 12.000 W. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy năng lượng gió tiếp tục có kỳ vọng trở thành nguồn năng lượng tái tạo chủ lực trong tương lai.

Năng lượng gió dự kiến là nguồn năng lượng tái tạo chủ lực của Việt Nam trong tương lai. (Ảnh: Nhà máy điện gió Trung Nam lớn nhất tại địa bàn tỉnh Ninh Thuận)
Năng lượng gió dự kiến là nguồn năng lượng tái tạo chủ lực của Việt Nam trong tương lai. (Ảnh: Nhà máy điện gió Trung Nam lớn nhất tại địa bàn tỉnh Ninh Thuận)

1.2. Năng lượng mặt trời

Công suất điện mặt trời của Việt Nam tăng dần qua các năm và không có dấu hiệu ngừng lại. Trong đó, năm 2022, tổng công suất điện mặt trời ước tính đạt 19 GW. Báo cáo Quý 1/2024 của EVN, điện mặt trời đạt 6.61 tỷ kWh, chiếm tổng 9.1% trong tổng công suất điện quốc gia. Ngoài ra, nhiều chuyên gia cũng nhận định, Việt Nam dẫn đầu công suất lắp đặt điện mặt trời ở Đông Nam Á.

Sản lượng điện sản xuất trong Quý 1/2024 của Việt Nam. Nguồn: EVN
Sản lượng điện sản xuất trong Quý 1/2024 của Việt Nam. Nguồn: EVN

Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo mang nhiều vai trò quan trọng trong sản xuất và cuộc sống người dân. Đầu tiên, đây là nguồn năng lượng giúp duy trì sự sống trên Trái Đất, nuôi dưỡng hệ sinh thái cho không khí trong lành. Thứ hai, đây là nguồn năng lượng có sẵn và sạch, mang tính ổn định trong quá trình cung cấp nguồn nhiên liệu. Để hiểu rõ hơn về lợi ích và các thách thức khi triển khai năng lượng mặt trời, bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết về “ưu và nhược điểm của năng lượng mặt trời“.

Tính đến hết năm 2023, các dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam có khoảng 88 dự án điện mặt trời, với tổng công suất đạt 6.000 MW. Trong đó, nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng – Tây Ninh là nhà máy điện với quy mô lớn nhất Đông Nam Á với 1.3 triệu tấm pin, cung cấp khoảng 690 triệu kWh/năm. Ngoài ra, nhà máy điện mặt trời nổi Đa Mi – Hàm Thuận hình thành là một bước đột phá trong năng lượng tái tạo khi lắp đặt trên 50 ha mặt nước, sản lượng điện đạt 70 triệu kWh/năm.

Hiện nay, năng lượng mặt trời tại Việt Nam đã phát triển rất tốt nhưng tiềm năng vẫn còn nhiều. Chính phủ cũng đề ra mục tiêu đạt mức quy mô điện mặt trời vào năm 2030 là nguồn điện từ năng lượng tái tạo lớn nhất với 20.591 MW, vào năm 2050 là 189.000 MW. Đặc biệt, mô hình phát triển điện mặt trời “tự sản, tự tiêu” để cung cấp điện cho các hộ gia đình vẫn được Chính phủ khuyến khích.

Năng lượng mặt trời sẽ tiếp tục được Nhà nước đẩy mạnh phát triển với mục tiêu trở thành nguồn điện chủ lực trong tương lai. (Ảnh: Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Ninh Thuận)
Năng lượng mặt trời sẽ tiếp tục được Nhà nước đẩy mạnh phát triển với mục tiêu trở thành nguồn điện chủ lực trong tương lai. (Ảnh: Nhà máy điện mặt trời Trung Nam – Ninh Thuận)

1.3. Năng lượng thủy điện

Thủy điện là một trong những năng lượng tái tạo được phát triển từ sớm tại Việt Nam, đóng vai trò to lớn trong hệ thống điện quốc gia và được xem là “xương sống” trong cơ cấu nguồn điện. Bên cạnh sản xuất điện, thủy điện còn là biện pháp tích cực cho việc chống lũ, cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho công nghiệp, nông nghiệp ở vùng hạ du.

Tính đến cuối năm 2023, tổng công suất của các nhà máy thủy điện trên cả nước đạt 23.595 MW, cho sản lượng điện đạt mốc 80 tỷ kWh. Theo Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự kiến tổng công suất thủy điện đạt 29.346 MW vào năm 2030, 36.000 MW vào năm 2050. 

Một số nhà máy thủy điện lớn phải kể đến là nhà máy thủy điện Sơn La với tổng công suất 2.400 MW, nhà máy thủy điện Hồi Xuân, với tổng công suất 102 MW; nhà máy thủy điện Nậm Cúm với tổng công suất 56 MW và nhà máy thủy điện Sông Lô 7 với tổng công suất là 36 MW.

Mặc cho sự phát triển mạnh của các nguồn điện từ năng lượng tái tạo khác (điện gió, điện mặt trời), thủy điện vẫn còn nhiều tiềm năng khai thác lớn trong tương lai. Nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam có thể tiếp tục nâng công suất thủy điện lên 30.000 – 38.000 MW với 120 tỷ kWh/năm. 

Thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo phát triển từ rất sớm tại Việt Nam và luôn chiếm tổng công suất cao nhất. (Ảnh: Nhà máy thủy điện Sơn La)
Thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo phát triển từ rất sớm tại Việt Nam và luôn chiếm tổng công suất cao nhất. (Ảnh: Nhà máy thủy điện Sơn La)

1.4. Năng lượng sinh khối

Năng lượng sinh khối là nguồn năng lượng từ chế phẩm, phụ phẩm như bã mía, rơm rạ, sinh khối gỗ, rác thải, trấu đồng,.. Việt Nam là một quốc gia sở hữu lượng sinh khối lớn, ước tính khoảng 150 triệu tấn các loại sinh khối mỗi năm. Năng lượng sinh khối đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bền vững của quốc gia, giảm bớt các loại chất thải ra môi trường, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và đảm bảo an ninh năng lượng. 

Ước tính tại Cà Mau, lượng khai thác chế phẩm từ gỗ đạt 225.000 – 300.000 tấn/năm; cho thấy tiềm năng lớn phát triển điện sinh khối ở khu vực này. Ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, bã mía từ các nhà máy mía đường, trấu đồng là những nguồn lượng sẵn có cho việc phát triển năng lượng sinh khối.

Theo nhiều nghiên cứu, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có tiềm năng phát triển năng lượng sinh khối lớn nhất nước với tỷ trọng 33.4%, sau đó là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Tuy có tiềm lực cao, Việt Nam chỉ có khoảng 10 nhà máy điện sinh khối, trong đó chỉ có 3 nhà máy ghi nhận công suất trên Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia: nhà máy KCP – Phú Yên, nhà máy Bourbon – Tây Ninh, nhà máy An Khê – Gia Lai.

Nhìn chung, nguồn năng lượng điện sinh khối vẫn chưa phát triển đúng như tiềm năng sẵn có. Công suất lắp đặt điện sinh khối hiện nay chỉ đạt 391 MW, quá thấp so với tổng công suất lắp đặt.

Năng lượng sinh khối có nhiều điều kiện phát triển khi Việt Nam sở hữu nguồn lớn lượng sinh khối sẵn có. 
Năng lượng sinh khối có nhiều điều kiện phát triển khi Việt Nam sở hữu nguồn lớn lượng sinh khối sẵn có.

1.5. Năng lượng địa nhiệt

Năng lượng địa nhiệt là nguồn năng lượng tái tạo ổn định và bền vững, có cường độ sử dụng đất thấp nhất trong tất cả nguồn năng lượng tái tạo. Nhưng thực tế, nguồn năng lượng địa nhiệt tại Việt Nam vẫn chưa phát triển mạnh.

Mặc dù nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu nguồn địa nhiệt từ những năm 80, 90, các chuyên gia đã tiến hành đánh giá tiềm năng của các nguồn địa nhiệt trên Việt Nam. Nhưng sự phát triển của địa nhiệt thực tế vẫn còn nhiều “bỏ ngỏ”. Một vài ứng dụng địa nhiệt tại Việt Nam chỉ là bể bơi, du lịch, ngâm tắm, chữa bệnh,… và vẫn chưa có ứng dụng vào những lĩnh vực to lớn hơn như ngành điện.

Năng lượng địa nhiệt là nguồn năng lượng có tính ổn định và bền vững nhưng vẫn chưa được khai thác tối ưu tại Việt Nam.
Năng lượng địa nhiệt là nguồn năng lượng có tính ổn định và bền vững nhưng vẫn chưa được khai thác tối ưu tại Việt Nam.

2. 4 Lợi ích quan trọng của phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Nguồn năng lượng tái tạo có nhiều lợi ích to lớn trong quá trình phát triển bền vững của quốc gia. Đồng thời, năng lượng gió còn là yếu tố thiết yếu góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao sức khỏe người dân và chống cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Dưới đây là chi tiết từng lợi ích quan trọng của năng lượng gió:

  • Đảm bảo an ninh năng lượng: Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo giúp Việt Nam đảm bảo cung cấp đủ lượng điện cho nhu cầu ngày càng tăng của người dân; phản ứng kịp trước những sự thay đổi đột ngột trong cán cân cung – cầu khi mà năng lượng hóa thạch ngày càng khan hiếm.
  • Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững: Năng lượng tái tạo được phát triển sẽ làm hạn chế tình trạng phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch – một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, các nguồn năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng sạch, thân thiện môi trường và không gây biến đổi khí hậu.
  • Bảo vệ sức khỏe người dân: Nguồn năng lượng tái tạo có lợi ích lớn trong việc cải thiện chất lượng không khí và môi trường sống. Từ đó, sức khỏe cộng đồng sẽ được bảo vệ tốt hơn và giảm thiểu chi phí chăm sóc sức khỏe.
  • Chống nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên: Các nguồn năng lượng tái tạo có thể thay thế cho năng lượng hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt. Ví dụ hiện nay Nhà nước khuyến khích người dân sử dụng xe máy điện thay thế xe xăng; giúp hạn chế tình trạng cạn kiệt dầu mỏ và bảo vệ môi trường.
Phát triển năng lượng tái tạo là hướng đi thân thiện với môi trường, giúp bảo vệ sức khỏe người dân, đảm bảo an ninh năng lượng và chống nguy cơ cạn kiệt tài nguyên.
Phát triển năng lượng tái tạo là hướng đi thân thiện với môi trường, giúp bảo vệ sức khỏe người dân, đảm bảo an ninh năng lượng và chống nguy cơ cạn kiệt tài nguyên.

3. Thực trạng phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Trong những năm qua, năng lượng tái tạo tại Việt Nam có sự phát triển tích cực với tiềm năng lớn về năng lượng điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, thủy điện. Đặc biệt là các khu vực tỉnh ven biển miền Trung và miền Nam như Ninh Thuận, Bình Thuận,… có nhiều dự án khai thác điện gió, điện mặt trời lớn.

Năm 2018, tổng nguồn vốn đầu tư vào năng lượng tái tạo ở Việt Nam đạt 5.2 tỷ USD, các dự án hỗ trợ quốc tế với tổng tài trợ 440 triệu USD, vốn vay ODA là 420 triệu USD. Đây là những con số khủng chưa từng có cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của nguồn năng lượng tái tạo trong những năm qua. So với các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam nằm trong top những quốc gia nổi bật và dẫn đầu khối ASEAN về năng lượng điện mặt trời.

Nguồn điện từ năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu công suất điện toàn hệ thống. Theo thống kê của EVN, tính đến cuối năm 2023, riêng nguồn thủy điện chiếm 28.4% trong tổng công suất điện và năng lượng tái tạo chiếm 26.9%. Nhiều nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời bắt đầu phát triển mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao.

Cơ cấu công suất nguồn điện toàn hệ thống đến cuối năm 2023 (Nguồn: EVN).
Cơ cấu công suất nguồn điện toàn hệ thống đến cuối năm 2023 (Nguồn: EVN).

Nhiều tập đoàn lớn trong ngành năng lượng tái tạo cũng bắt đầu nhắm tới thị trường Việt Nam. Một trong số đó là First Solar – tập đoàn sản xuất mô – đun năng lượng mặt trời đến từ Mỹ – bắt đầu đổ vốn đầu tư vào 2 nhà máy tại Củ Chi với tổng vốn 830 triệu USD. Tập đoàn JA Solar Investment đến từ Hồng Kông đầu tư 3 dự án tại KCN Việt Hàn, KCN Quang Châu với tổng vốn 589 triệu USD.

4. 3 Chính sách phát triển nguồn năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Để thúc đẩy sự phát triển của nguồn năng lượng tái tạo, thu hút đầu tư, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cụ thể như chính sách miễn, giảm thuế; hỗ trợ vay vốn và chính sách ưu đãi giá.

4.1. Miễn, giảm thuế

Theo Khoản 1 Điều 16 Luật Đầu tư năm 2020, ngành, nghề sản xuất năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo được xem là ngành, nghề ưu đãi đầu tư. Do đó, nhóm ngành năng lượng tái tạo sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi dành cho ngành nghề ưu đãi đầu tư, bao gồm:

  • Thuế suất: 10% trong 15 năm hoặc miễn thuế 4 năm, giảm 50% thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo..
  • Thuế nhập khẩu: Miễn thuế đối với tài sản nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án năng lượng tái tạo (theo Khoản 2 Điều 10 Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg).
  • Tiền thuê đất: Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất với các dự án đầu tư năng lượng tái tạo.
Nhà nước ban hành nhiều chính sách ưu đãi miễn/giảm thuế cho các doanh nghiệp/nhà đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Nhà nước ban hành nhiều chính sách ưu đãi miễn/giảm thuế cho các doanh nghiệp/nhà đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo.

4.2. Hỗ trợ vay vốn

Các doanh nghiệp đầu tư vào dự án điện từ năng lượng tái tạo được hỗ trợ sử dụng nhiều nguồn chính sách vay tín dụng ưu đãi thông qua chiến lược phát triển tín dụng xanh của Ngân hàng Nhà nước. 

Giai đoạn 2020 – 2021, ngân hàng BIDV đã cho các dự án điện từ năng lượng tái tạo vay với quy mô vốn trên 500 tỷ đồng với nhiều ngôn vốn từ kinh doanh thông thường, vốn từ các tổ chức quốc tế WB, AFD. Tại Vietcombank, dự án năng lượng tái tạo có thể vay vốn lên đến 70% tổng mức đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bước chân vào lĩnh vực này.

4.3. Chính sách ưu đãi giá

Bên cạnh ưu đãi về thuế và hỗ trợ vốn vay, Nhà nước không ngừng nghiên cứu, thực hiện các chính sách ưu đãi giá nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành năng lượng tái tạo. Điển hình như chính sách giá điện FIT, cơ chế DPPA,…

Nhà nước đã áp dụng mua bán giá điện FIT cho các nguồn điện từ năng lượng tái tạo. FIT khuyến khích hợp đồng mua bán điện giá cố định dài hạn nhà đầu tư sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo, nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nguồn năng lượng tái tạo và thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào ngành này.

Mức giá trần của khung giá phát điện dành cho các nhà máy điện năng lượng tái tạo được quy định trong bảng sau:

Nhà nước ban hành giá điện FIT cho các nguồn điện từ năng lượng tái tạo.
Nhà nước ban hành giá điện FIT cho các nguồn điện từ năng lượng tái tạo.

Ngoài ra, Bộ Công thương cũng vừa hoàn thiện dự thảo về cơ chế DPPA. Cụ thể, các nhà máy điện từ năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời sẽ trực tiếp bán điện đến khách hàng mà không cần thông qua mạng lưới điện quốc gia. Mục đích của cơ chế này là giải quyết những vướng mắc cho những dự án năng lượng tái tạo chậm thời điểm ưu đãi giá FIT.

Mặc dù chỉ là dự thảo, cơ chế DPPA được nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài “trông ngóng”. Theo khảo sát của Bộ Công Thương vào cuối năm 2023, có 20 doanh nghiệp lớn muốn mua điện trực tiếp từ các nhà máy điện năng lượng tái tạo. Một vài tập đoàn lớn như Samsung, Nike, Heineken,… đều có nhu cầu tham gia mua điện cơ chế DPPA, với tổng sản lượng tiêu thụ bình quân tháng ước tính trên 1.000.000 kWh. 

5. Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam trong tương lai

Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng trong việc phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là nguồn năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Theo bản đồ bức xạ của Ngân hàng thế giới phát triển, Việt Nam có cường độ bức xạ mặt trời ước tính 897 – 2108 kWh/m2/năm, tập trung cao ở các tỉnh như Đắk Lắk, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước.

Bên cạnh đó, với quyết tâm thực hiện cam kết đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050 của Việt Nam, Chính phủ đã có những động thái thiết thực để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo. Cuối năm 2023, Đề án triển khai tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng đã được Chính phủ phê duyệt; nêu rõ tầm quan trọng của phát triển năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường.

Đồng thời, Nhà nước không ngừng tham gia vào các khuôn khổ hợp tác quốc tế vì mục tiêu giảm thiểu phát thải nhà kính. Điều này giúp các doanh nghiệp tiến gần hơn với công nghệ, cách thức hoạt động và phương án phát triển năng lượng tái tạo của những quốc gia chủ lực trong ngành. 

Trong tương lai, tiềm năng phát triển của các ngành năng lượng tái tạo ở Việt Nam là rất lớn và không ngừng thu hút nguồn đầu tư đổ vào. Các khu công nghiệp tại Việt Nam cũng dần chuyển hướng sang phát triển xanh, phát triển bền vững; ưu tiên năng lượng tái tạo trong chuỗi cung ứng sản xuất nhằm góp phần thực hiện cam kết giảm thiểu phát thải về 0 vào năm 2050 của Chính phủ.

Khu công nghiệp Du Long là khu công nghiệp có các nguồn năng lượng tái tạo tiềm năng như điện gió, điện mặt trời trong khu vực. 

Du Long tiên phong trong việc phát triển xanh, phát triển bền vững với những biện pháp thiết thực, như tích hợp năng lượng tái tạo, hướng tới sản xuất xanh, sạch; xây dựng chuỗi cung ứng xanh và bền vững; đầu tư mạnh vào hệ thống xử lý nước thải hiện đại theo tiêu chuẩn SBR và nỗ lực tạo lập không gian xanh, sạch, đẹp cho công nhân và người dân trong khu vực.

Trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho bạn 5 thông tin cần biết về năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về tiềm năng phát triển của năng lượng tái tạo trong tương lai. Nếu bạn quan tâm các tin tức về lĩnh vực năng lượng tái tạo, vui lòng truy cập website Du Long để đón đọc các thông tin mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *