Mái nhà xưởng là một trong những phần quan trọng khi xây dựng nhà xưởng công nghiệp. Hiểu được những kiến thức về mái nhà xưởng sẽ giúp doanh nghiệp thiết kế, xây dựng mái đúng tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn và độ bền của nhà xưởng trong tương lai. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cập nhật ngay 4 điều cần biết về mái nhà xưởng 2024.
1. Tổng quan về mái nhà xưởng
1.1. Định nghĩa mái nhà xưởng
Mái nhà xưởng là một trong những bộ phận chính của nhà xưởng công nghiệp, được cấu tạo ở lớp bên trên cùng của nhà xưởng. Mái nhà xưởng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nhà xưởng trước các tác động của môi trường; tăng tính ổn định cho tường nhà xưởng; chống thấm, chống nhiệt và đảm bảo độ bền bỉ của nhà xưởng trong tương lai.
1.2. Kết cấu mái nhà xưởng
Hiện nay, nhà xưởng được sử dụng nhiều trong hoạt động sản xuất và lưu trữ hàng hóa. Do đó, kết cấu mái nhà xưởng cần đảm bảo chắc chắn và độ ổn định để sử dụng hiệu quả trong lâu dài. Kết cấu mái nhà xưởng thường bao bao gồm 3 bộ phận chính dưới đây:
1- Kết cấu mang lực: Vật liệu kết cấu của lớp mang lực sẽ phụ thuộc vào loại mái như sau:
- Đối với nhà mái bằng: xà gồ, vì kèo, cầu phong.
- Đối với nhà mái thường: dần, tấm panel đúc sẵn.
Một kết cấu chịu lực của nhà xưởng công nghiệp bao gồm 3 phần chính: Khung chính, khung ngang và khung phụ. Đặc điểm của từng khung cụ thể như sau:
- Khung chính: Nâng đỡ các mái che cố định, đảm bảo độ chắc chắn và tính an toàn cho hệ thống mái. Khung chính có cột thép, vì kèo, dầm liên kết với nhau bằng bu lông và bản mã.
- Khung ngang: Có dầm cầu trục, giằng và các kết cấu mái, kết cấu dỡ tường, liên kết với nhau theo kiểu dọc.
- Khung phụ: Có dầm tường, xà gồ mái, thanh chống.
2- Lớp bao che: Lớp bao che có vai trò ngăn ngừa, chống lại tác động của môi trường, thời tiết (nắng, gió, mưa, bão,…) vào bên trong nhà xưởng; làm tăng độ bền cho toàn bộ nhà xưởng bên trong. Vật liệu của lớp che có thể là ngói, tôn, tấm bê tông, tấm giấy dầu, fibro xi măng,…
3- Hệ giằng: Đây là bộ phận đảm bảo độ cứng, độ bền chắc, ổn định và tăng tính liên kết cho hệ mái và các cấu kiện của mái. Một số loại hệ giằng hiện nay là giằng mái, giằng xà gồ hoặc giằng đầu hồi, được cấu tạo chủ yếu bởi cáp giằng hoặc giằng ống.
Bên cạnh các thông tin về kết cấu mái nhà xưởng, các chủ đầu tư cũng cần chú trọng đến “kết cấu nhà xưởng” tổng thể, đảm bảo sự vững chắc, an toàn và đáp ứng các yêu cầu sử dụng lâu dài.
1.3. Độ dốc của mái nhà xưởng
Độ dốc của mái nhà xưởng có vai trò quan trọng trong việc thoát nước mưa. Việc tính toán độ dốc của mái nhà xưởng thường phụ thuộc vào các yếu tố sau: chiều cao, chiều dài mái nhà xưởng, vật liệu sử dụng và điều kiện khí hậu tự nhiên của khu vực.
Theo TCVN 4604:2012, độ dốc của mái nhà xưởng sẽ phụ thuộc khá nhiều vào vật liệu làm mái, cụ thể được trình bày trong bảng dưới đây:
Loại vật liệu | Tiêu chuẩn độ dốc |
Tấm lợp xi măng | 30 – 40% |
Mái tôn nhà xưởng | 15 – 20% |
Mái lợp ngói | 50 – 60% |
Mái lợp tấm bê tông cốt thép | 5 – 8% |
Độ dốc mái nhà xưởng có thể được tính theo công thức:
i = H/L x 100% hoặc tan ⍺ = H/L |
Trong đó:
- H: Chiều cao mái nhà xưởng.
- L: Chiều dài mái nhà xưởng.
2. Phân loại mái nhà xưởng
Lựa chọn loại mái nhà xưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hình thức kết cấu, điều kiện tự nhiên, kỹ thuật thi công, mặt bằng kiến trúc, tính thẩm mỹ,… Do đó, lựa chọn mái nhà xưởng cần cân nhắc phù hợp các yếu tố về kỹ thuật, thỏa mãn tính hợp lý về kết cấu và điều kiện kinh tế.
2.1. Dựa trên hình thức mái
Xét về hình thức mái, mái nhà xưởng có thể được chia làm 3 loại: Mái bằng, mái dốc và mái cong phức tạp.
1- Mái bằng
Mái bằng là một mái liền phủ toàn bộ mái nhà xưởng Thông thường, mái bằng được đổ bằng chất liệu bê tông nên có độ vững chắc tốt theo thời gian. Tuy nhiên, với không gian lớn như nhà xưởng, việc áp dụng mái bằng hiếm gặp và không quá thông dụng.
Ưu, nhược điểm của nhà xưởng có mái bằng như sau:
- Ưu điểm: Mái bằng thường mang đến nét đẹp hiện đại, tăng vẻ đẹp thẩm mỹ cho toàn bộ kiến trúc nhà xưởng và có độ bền tốt.
- Nhược điểm: Khả năng chịu áp lực của gió bão thấp, hấp thụ nhiệt khiến nhiệt độ bên trong nhà xưởng nóng, khả năng thoát nước kém.
2- Mái dốc
Nhà xưởng mái dốc là loại nhà xưởng phổ biến nhất hiện nay với thiết kế hai bên mái thoải xuống. Độ dốc của mái sẽ phụ thuộc vào độ rộng của không gian nhà xưởng, điều kiện thời tiết và vật liệu cấu tạo mái.
Ưu, nhược điểm của nhà xưởng có mái dốc như sau:
- Ưu điểm: Mái dốc mang lại vẻ ngoài đẹp mắt, tinh tế, đồng thời giúp không gian bên trong nhà xưởng thông thoáng hơn, tốc độ thoát nước tốt và không gây áp lực lên nhà xưởng..
- Nhược điểm: Yêu cầu kỹ thuật xây dựng chính xác, tính toán chuẩn độ dốc cần thiết để đảm bảo thoát nước và điều kiện tự nhiên của khu vực.
3- Mái có hình cong phức tạp (mái vòm)
Mái vòm là dạng mái có kết cấu theo dạng vòm với vẻ ngoài mới mẻ, hiện đại và có bền vững theo thời gian. Hiện nay nhà xưởng mái vòm được chia làm hai loại chính là nhà xưởng mái vòm lăn với phần đỉnh cao, mái uốn cong theo bán kính hợp lý và nhà xưởng mái vòm dập với phần mái uốn cong theo ½ hình tròn.
Ưu, nhược điểm của nhà xưởng có mái vòm như sau:
- Ưu điểm: Mái vòm mang đến vẻ ngoài ấn tượng, tạo cảm giác không gian thoáng, rộng lớn hơn, tính bền vững cao, chắc chắn trong mọi điều kiện thời tiết.
- Nhược điểm: Thi công mái vòm đòi hỏi thợ tay nghề cao vì kết cấu khá phức tạp. Do đó, chi phí thi công cũng sẽ cao hơn so với các loại mái khác.
>>> Để đảm bảo thông gió và giảm nhiệt hiệu quả, nhiều nhà xưởng còn lắp đặt “nóc gió nhà xưởng công nghiệp“. Việc sử dụng nóc gió phù hợp giúp cải thiện môi trường làm việc bên trong nhà xưởng, tối ưu hóa điều kiện sản xuất và lưu trữ hàng hoá.
2.2. Dựa trên chất liệu của mái
Xét theo vật liệu làm mái, mái nhà xưởng hiện nay sẽ được chia làm 3 loại phổ biến: mái tôn, mái bê tông và mái ngói.
1- Mái ngói
Mái ngói là một trong những vật liệu làm mái quen thuộc trong xây dựng. Mái ngói có ưu điểm lớn về mặt thẩm mỹ, mang lại vẻ đẹp có phần cổ điển cho tổng quan kiến trúc nhà xưởng. Tuy nhiên, mái ngói đòi hỏi việc thiết kế, bố trí khoảng cách chính xác cao để tránh trường hợp bị võng. Do đó, thời gian lắp đặt mái ngói cũng kéo dài hơn so với các loại mái khác.
2- Mái bê tông
Mái bê tông là loại mái đổ bê tông hoàn toàn hoặc lắp ghép những cấu kiện bê tông. Mái bê tông có ưu điểm bền vững và chịu tải tốt. Tuy nhiên, loại mái này cố định nên không thể di chuyển, đồng thời xây dựng mái bê tông còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, thời gian thi công cũng lâu hơn so với các loại mái khác.
3- Mái tôn
Mái tôn là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà xưởng công nghiệp hiện nay. Mái tôn có nhiều ưu điểm như chi phí rẻ, thời gian thi công nhanh chóng, tính thẩm mỹ cao; dễ tháo gỡ và di chuyển khi cần thiết. Tuy nhiên, loại mái này cũng tồn tại một số nhược điểm như hấp thụ nhiệt hoặc gây tiếng ồn khi trời mưa.
2.3. Dựa trên cấu tạo mái
Xét về cấu tạo mái, mái nhà xưởng có thể được chia làm 2 loại: Mái nhà xưởng có xà gồ và mái nhà xưởng không có xà gồ.
1- Mái nhà xưởng có xà gồ
Mái nhà xưởng có xà gồ là loại mái dùng xà gồ để đỡ tấm lợp phía bên trên. Hiện nay, xà gồ thường dùng trên thị trường là loại bằng thép, liên kết với vì kèo bằng nút dàn và có thể là dầm đơn giản hoặc dầm liên tục.
Dưới đây là một số đặc điểm của mái nhà xưởng có xà gồ:
- Cường độ của xà gồ: Phụ thuộc vào yêu cầu về cấu tạo và chịu lực mà chọn loại cường độ phù hợp, ví dụ như xà gồ cường độ cao G350,…
- Khoảng cách của xà gồ: Lựa chọn khoảng cách xà gồ phải cân nhắc đến độ ổn định và cứng cáp trong trường hợp có người đi lại trên mái, tải trọng trần treo, nhịp của xà gồ và quy cách tấm lợp bên trên. Một vài khoảng cách xà gồ hiện nay thường gặp là 1 đến 1.4 mét.
Ưu, nhược điểm của mái nhà xưởng có xà gồ như sau:
- Ưu điểm: Mái có xà gồ thường có độ bền cao, độ cứng tốt.
- Nhược điểm: Chi phí cao hơn mái không có xà gồ.
2- Mái nhà xưởng không có xà gồ
Mái nhà xưởng không có xà gồ là loại mái dùng tấm mái đặt trực tiếp lên dàn kèo. Mái nhà xưởng không có xà gồ thường dùng trong các nhà xưởng sử dụng tấm lớp bằng panel bê tông cốt thép cỡ lớn.
Tấm mái có thể là panel bê tông cốt thép với bề rộng dao động tùy loại nhà xưởng. Một số bề rộng tấm mái thường gặp là: 1,5 ÷ 3m, dài 6m hoặc 12m, chiều cao 300mm với nhịp 6m, 450mm với nhịp 12m.
Ưu, nhược điểm của mái nhà xưởng không có xà gồ như sau:
- Ưu điểm: Mái nhà xưởng không có xà gồ giúp giảm trọng lượng mái và tiết kiệm chi phí xây dựng.
- Nhược điểm: Độ chắc chắn không bằng mái có xà gồ, ít được áp dụng vào nhà xưởng lớn.
3. Hình ảnh thực tế của một số mẫu mái nhà xưởng được sử dụng nhiều nhất
Trên đây là 4 điều cần biết về mái nhà xưởng năm 2024. Hy vọng với thông tin trên đã giải đáp được cho bạn những vấn đề xoay quanh mái nhà xưởng công nghiệp. Đừng quên theo dõi website Du Long để cập nhật ngay những tin tức mới nhất về nhà xưởng công nghiệp nhé!