Trong quá trình đầu tư và phát triển sản xuất tại các khu công nghiệp, việc lựa chọn loại đất phù hợp là yếu tố quan trọng quyết định tính ổn định lâu dài của doanh nghiệp. Việc nắm rõ đặc điểm của các loại đất trong khu công nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo tối ưu chi phí, xây dựng chiến lược phát triển phù hợp. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!
Các loại đất trong khu công nghiệp được phân chia theo hình thức đóng tiền thuê đất (Hình ảnh: KCN Du Long)
Đây là loại đất mà doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư thuê và nộp tiền thuê đất theo từng năm. Hình thức này phù hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đất trong thời gian ngắn và muốn giảm áp lực tài chính ban đầu. Đây là 1 trong hai hình thức thuê đất khu công nghiệp/ cụm công nghiệp (“KCN/CCN”) phổ biến nhất căn cứ theo pháp luật Việt Nam.
Tiền thuê được tính dựa trên diện tích, loại đất, vị trí và mục đích sử dụng, theo quy định cụ thể của từng khu vực, địa phương. Mức thuê hàng năm có thể thay đổi theo quy định của pháp luật, chính sách tài chính của khu công nghiệp và biến động thị trường.
Thuê đất khu công nghiệp trả tiền hàng năm giúp doanh nghiệp giảm áp lực tài chính ban đầu
2. Đất thuê trả tiền một lần
Đây là hình thức thuê mà doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư thuê đất tại khu công nghiệp và thanh toán toàn bộ tiền thuê đất cho toàn bộ thời gian thuê (thường 50 - 70 năm). Hình thức này giúp doanh nghiệp ổn định chi phí sử dụng đất và tránh rủi ro từ biến động giá thuê. Đây là hình thức thứ 2 duy nhất và phổ biến nhất về việc thuê đất KCN CCN căn cứ theo pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, đất thuê trả tiền một lần đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn vốn lớn ngay từ đầu và thường được lựa chọn cho các dự án lớn với kế hoạch dài hạn trong khu công nghiệp.
Doanh nghiệp thuê đất khu công nghiệp trả tiền một lần sẽ tránh được rủi ro bị tăng giá thuê đất (Hình ảnh: KCN Du Long)
3. Đất giao có thu tiền sử dụng đất
Đất giao có thu tiền sử dụng đất là trường hợp Nhà nước giao đất cho tổ chức, cá nhân và thu một lần tiền sử dụng đất (không thu theo hình thức thuê) đối với diện tích được giao. Ví dụ: cá nhân được giao đất ở; tổ chức kinh tế được giao đất để xây nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, cải tạo chung cư, hạ tầng nghĩa trang…
Lưu ý: Không áp dụng cho trường hợp thuê đất (như thuê đất KCN/CCN), nơi người sử dụng trả tiền thuê (một lần hoặc định kỳ) chứ không phải “thu tiền sử dụng đất”.
Đất giao có thu tiền sử dụng đất là hình thức Nhà nước chuyển giao quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp thông qua quyết định giao đất
4. Đất giao sử dụng ổn định lâu dài
Đất giao sử dụng ổn định lâu dài là trường hợp Nhà nước giao đất cho người sử dụng đất với thời hạn không xác định, được sử dụng vào mục đích chính đã được phê duyệt liên tục, không phải gia hạn hay thuê lại hàng năm.
Lưu ý: Cũng không áp dụng cho thuê đất KCN/CCN, vì đất công nghiệp luôn ở hình thức “cho thuê có thời hạn” chứ không phải giao ổn định lâu dài.
Đất giao sử dụng ổn định lâu dài là loại đất giao với thời hạn không xác định. Tuy nhiên hình thức này không áp dụng cho KCN/CCN
5. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về đất khu công nghiệp
Câu 1: Đất khu công nghiệp có được chuyển nhượng không?
Luật Đất đai 2024 đã quy định đất khu công nghiệp có thể được chuyển nhượng tùy thuộc vào hình thức sử dụng đất, cụ thể như sau:
Câu 2: Thời hạn thuê đất trong KCN tối đa là bao lâu?
Theo Khoản 1 Điều 172 Luật đất đai 2024, thời hạn thuê đất trong khu công nghiệp phụ thuộc vào thời hạn của dự án nhưng tối đa là 70 năm.
Đất KCN có thể chuyển nhượng và thời hạn thuê đất tối đa là 70 năm (Hình ảnh: KCN Lam Sơn Sao Vàng, Thanh Hóa)
Mỗi loại đất sẽ phù hợp với từng nhu cầu và tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Việc lựa chọn đúng các loại đất trong khu công nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư kiểm soát chi phí tốt hơn, tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động sản xuất – kinh doanh lâu dài. Để đưa ra quyết định chính xác và tối ưu nhất, các doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ về thời gian sử dụng đất, mức độ ổn định tài chính cũng như các chính sách pháp lý có liên quan.
Truy cập website https://dulongip.vn để cập nhật thông tin mới nhất liên quan đến thủ tục, chính sách, thị trường bất động sản khu công nghiệp mỗi ngày.
An Giang đang dần khẳng định vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển công nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long. Với 5 khu công nghiệp ở An Giang đang hoạt động, tỉnh này đã khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài […]
Hiện có 5 khu công nghiệp ở Bến Tre đang được quy hoạch và triển khai đầu tư với tổng diện tích hơn 900 ha. Mặc dù phát triển không quá nhanh như các tỉnh công nghiệp trọng điểm nhưng Bến Tre vẫn ghi dấu nhờ lợi thế hạ tầng sạch và quỹ đất rộng. […]