7 Kinh nghiệm “vàng” khi đầu tư đất khu công nghiệp 2024

Bất chấp sự ảm đạm của toàn thị trường bất động sản, đầu tư đất khu công nghiệp vẫn là “miếng mồi ngon” để các nhà đầu tư “rót tiền” vào. Nắm bắt được nhu cầu trên, Du Long sẽ mang đến cho bạn đọc 7 kinh nghiệm “vàng” cần biết khi đầu tư đất KCN năm 2024 ngay bài viết dưới đây!

Đầu tư đất khu công nghiệp vẫn chiếm duy trì vị trí hàng đầu trên thị trường bất động sản năm 2024.
Đầu tư đất khu công nghiệp vẫn chiếm duy trì vị trí hàng đầu trên thị trường bất động sản năm 2024. (Hình ảnh: Khu công nghiệp Du Long, tỉnh Ninh Thuận).

1. Nắm vững các kiến thức cơ bản trước khi “rót tiền”

Theo khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất khu công nghiệp được hiểu là đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp dùng để xây dựng cụm công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất theo quy hoạch, nhằm phục vụ sản xuất công nghiệp.

Đất khu công nghiệp (KCN) sẽ bao gồm những đặc điểm sau đây:

  • Ranh giới rõ ràng, độc lập, tách biệt khu dân cư
  • Cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ
  • Bao gồm nhiều công ty, doanh nghiệp và nhà máy với quy mô lớn
  • Diện tích rộng, có thể lên đến vài trăm héc ta đất.
  • Hưởng nhiều chính sách ưu tiên của Nhà nước

Trên thực tế, nhà đầu tư thường bỏ qua các kiến thức cơ bản khi nghĩ đến đầu tư đất khu công nghiệp. Tuy nhiên, những kiến thức cơ bản này không chỉ giúp các doanh nghiệp mới tránh gặp phải các vấn đề tranh chấp pháp lý, lừa đảo mà còn giúp các nhà đầu tư “lão làng” đánh giá dự án đầu tư đất KCN chính xác nhất.

Đất KCN là khu vực có ranh giới tách biệt với khu dân cư, diện tích lớn lên đến vài trăm hecta với quy mô lớn.
Đất KCN là khu vực có ranh giới tách biệt với khu dân cư, diện tích lớn lên đến vài trăm hecta với quy mô lớn. (Hình ảnh: KCN Du Long nằm tách biệt với khu dân cư).

2. Cân nhắc về “cán cân” lợi ích và rủi ro trước khi đầu tư

Thực tế, với các loại hình đầu tư bất động sản khác như đất nền, biệt thự, nghỉ dưỡng,… nhà đầu tư chỉ cần bỏ một số vốn nhỏ hơn, đợi tăng giá hoặc cho thuê là có thể thu được lợi nhuận dễ dàng. Trái ngược lại, đầu tư đất khu công nghiệp là một loại hình đầu tư rất đặc thù, yêu cầu nhà đầu tư phải bỏ ra một số vốn rất lớn, đầu tư dài hạn đi kèm thủ tục pháp lý phức tạp.

Dù vậy, lý do nào khiến phân khúc đầu tư đất KCN vẫn là cơ hội hấp dẫn? Hãy cùng điểm qua những lợi ích của đầu tư đất KCN ngay dưới đây:

  • Lợi nhuận cao: Khả năng sinh lời từ việc cho thuê hoặc bán lại cao hơn các loại hình đầu tư bất động sản khác. Từ đó, quá trình thu hồi vốn và lợi nhuận cũng đạt được nhanh chóng. Bên cạnh đó, nhà đầu tư vẫn còn nguyên giá trị tài sản từ đất, là nguồn tài sản có tiềm năng tăng dần trong tương lai.
  • Tăng trưởng kinh tế: Đầu từ đất KCN góp phần tăng trưởng kinh tế của khu vực, thu hút các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu. Ngoài ra, tăng trưởng nhanh của đất KCN có thể làm tăng nhu cầu của thị trường này, dẫn tới tăng giá trị đất.
  • Ổn định: Đầu tư vào đất khu công nghiệp thường có sự ổn định cao hơn so với các loại hình bất động sản khác. Nhu cầu sử dụng KCN cho các hoạt động sản xuất kinh doanh luôn tồn tại, nếu nhà đầu tư cho thuê tốt, dòng tiền thu vào sẽ ổn định theo thời gian, làm tăng giá trị tài sản.
Nếu hoạt động cho thuê diễn ra tốt, nhà đầu tư vào đất KCN có thể thu được lợi nhuận cao và ổn định lâu dài.
Nếu hoạt động cho thuê diễn ra tốt, nhà đầu tư vào đất KCN có thể thu được lợi nhuận cao và ổn định lâu dài. (Hình ảnh: Doanh nghiệp Innoflow NT thuê đất tại KCN Du Long)

Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích mang lại, các doanh nghiệp/ nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ những rủi ro có thể xảy ra để cân nhắc trước khi “xuống tiền”:

  • Thiệt hại lớn hơn so với các hình thức khác: Trong đầu tư, lợi nhuận và rủi ro tỷ lệ thuận với nhau. Nếu không có lựa chọn phù hợp, không theo kịp xu hướng mới (KCN xanh, KCN bền vững,…) nhà đầu tư rất dễ bị chôn vốn. Thực tế có rất nhiều KCN có vốn đầu tư cao nhưng tỷ lệ lấp đầy thấp, thậm chí bỏ hoang.
  • Thủ tục pháp lý phức tạp: Thủ tục pháp lý đầu tư đất KCN của Việt nam vẫn đang được thay đổi hàng năm, chưa được đồng bộ nội dung. Vì vậy các nhà đầu tư cần nhiều thời gian chuẩn bị hồ sơ, cập nhật liên tục thông tư, Nghị định mới hoặc thuê bên thứ 3 để được tư vấn pháp lý.
Theo báo Kinh tế Sài Gòn, vẫn tồn tại nhiều vướng mắc về pháp lý gây cản trở cho các nhà đầu tư vào đất KCN.
Theo báo Kinh tế Sài Gòn, vẫn tồn tại nhiều vướng mắc về pháp lý gây cản trở cho các nhà đầu tư vào đất KCN.

3. Tìm hiểu kỹ về thông tin của đất khu công nghiệp

Trước khi đưa ra quyết định đầu tư đất KCN, nhà đầu tư cần chú ý tìm hiểu kỹ về thông tin khu đất để đảm bảo dự án đầu tư sinh lợi và an toàn. Có 5 yếu tố quan trọng khi tìm hiểu thông tin đất KCN bao gồm: Vị trí, quy mô và mô hình, danh tiếng và tiềm năng phát triển, thời hạn cho thuê, chi phí thuê và ưu đãi. Hãy cùng chúng tôi phân tích ngay sau đây!

3.1. Vị trí

Không sai khi nhiều nhà đầu tư truyền tai nhau rằng “Vị trí là số 1”. Dự án đầu tư đất KCN có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào vị trí khu đất. Nhà đầu tư có thể dựa vào các yếu tố sau để đánh giá vị trí đất KCN là lý tưởng:

  • Giao thông thuận tiện: đất KCN lý tưởng là những khu vực có giao thông thuận tiện, gần quốc lộ, đường cao tốc, sân bay, cảng biển để dễ dàng trong việc giao thương và cung ứng sản phẩm. Do đó, giảm thiểu chi phí và thời gian vận chuyển.
  • Gần thành phố trọng điểm: KCN gần các thành phố trọng điểm thuận lợi trong việc tiếp cận khách hàng, tăng thị trường tiêu thụ sản phẩm và tính cạnh tranh của sản phẩm.
  • Khoảng cách đến cảng biển, hàng không dưới 1 giờ chạy xe: Nhà đầu tư thường hiểu rằng những vị trí này không chỉ thuận tiện về giao thông mà còn cách đủ xa khu đô thị, thuê được diện tích đất lớn và hạn chế tình trạng ô nhiễm khu dân cư.

Ngược lại, với những vị trí đất quá xa quốc lộ và hệ thống giao thông, không tiếp cận được các tuyến đường quan trọng thì nhà đầu tư nên cẩn trọng khi quyết định đầu tư vì rủi ro đem lại rất cao.

Vị trí tốt là yếu tố quan trọng hàng đầu khi quyết định đầu tư vào thị trường bất động sản KCN, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, mở rộng giao thương nội địa và quốc tế.
Vị trí tốt là yếu tố quan trọng hàng đầu khi quyết định đầu tư đất khu công nghiệp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, mở rộng giao thương nội địa và quốc tế. (Hình ảnh: KCN Du Long nằm kế bên đường quốc lộ 1A, cách Cam Ranh 25km)

3.2. Quy mô và mô hình

Doanh nghiệp/ nhà đầu tư cần phải tìm hiểu rõ về quy hoạch sử dụng của khu đất nhằm nắm vững quy mô, mục đích sử dụng đất theo quy định của Nhà nước. Điều này giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn được khu đất phù hợp với mô hình kinh doanh, đảm bảo các hoạt động sản xuất và phát triển khu vực đất đều phù hợp theo quy định của Pháp luật.

KCN Du Long đang ưu tiên nhóm ngành nghề dệt may, sản phẩm hóa chất, công nghệ,...
KCN Du Long đang ưu tiên nhóm ngành nghề dệt may, sản phẩm hóa chất, công nghệ,…(Hình ảnh: Lễ giới thiệu Nhà máy Nhuộm sợi len DWS tại KCN Du Long)

3.3. Danh tiếng và tiềm năng phát triển

Trước khi nói rõ về kinh nghiệm đầu tư đất khu công nghiệp, hãy cùng chúng tôi phân tích 2 trường hợp xây dựng KCN tại địa bàn tỉnh Ninh Thuận sau đây!

Đầu tiên, KCN Phước Nam được chấp thuận chủ trương xây dựng từ năm 2006 với diện tích lớn nhất tại tỉnh Ninh Thuận. Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư và xây dựng, Phước Nam dính bê bối về việc khai thác đất cát trái phép và tranh chấp pháp nhân bàn giao mặt bằng dẫn đến trì trệ hoàn thiện. Vào đầu tháng 06/2024, KCN Phước Nam tiếp tục vướng vào bê bối chuyển nhượng cổ phần của công ty sở hữu dự án này. Cho đến nay, KCN Phước Nam vẫn bỏ ngỏ sau hơn 15 năm dù đã được thay đổi chủ đầu tư.

Công bố vào 4/2024, Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết sẽ phục hồi điều tra vụ khai thác đất cát trong KCN Phước Nam.
Công bố vào 4/2024, Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết sẽ phục hồi điều tra vụ khai thác đất cát trong KCN Phước Nam.

Trái ngược trường hợp trên, KCN Du Long là ví dụ về sự chuyển mình thành công của chủ đầu tư mới. Sau hơn 14 năm bị bỏ hoang, đến năm 2021, Chủ đầu tư mới Công ty cổ phần Đầu tư KCN Hoàng Thành Du Long đã đem đến một Du Long hoàn toàn “thay da đổi thịt”. Chỉ trong vòng 3 năm, Du Long đón nhận số vốn hơn 2.400 tỷ đồng từ trong nước và vốn FDI. Điều này đưa Du Long trở thành KCN nổi trội và tiềm năng nhất trên địa bàn tỉnh hiện nay.

Sau nhiều năm bỏ hoang, Du Long phục hồi ngoạn mục, thu hút lượng lớn nguồn vốn đầu tư, có kể FDI và DDI.
Sau nhiều năm bỏ hoang, Du Long phục hồi ngoạn mục, thu hút lượng lớn nguồn vốn đầu tư, có kể FDI và DDI.

Do đó, khi đầu tư đất khu công nghiệp, nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu danh tiếng và tiềm năng của chủ đầu tư để tránh vướng vào những rắc rối không đáng có. Ngoài ra, kinh nghiệm từ các nhà đầu tư lão làng cho thấy, hiểu rõ tiềm năng chủ đầu tư là cách để doanh nghiệp đón đầu khả năng sinh lời và có kế hoạch đề phòng trước trường hợp xấu xảy ra.

Hiện nay, các thông tin về bất động sản KCN đều được công khai rõ ràng, minh bạch, Doanh nghiệp/ nhà đầu tư có thể dễ dàng kiểm tra tin tức KCN từ các nền tảng thứ 3 (trang báo chính thống, website KCN) hoặc từ cơ quan chính quyền Nhà nước.

3.4. Thời hạn cho thuê

Theo Nghị định 43/2014 NĐ-CP và Luật đất đai 2014, thời hạn cho thuê đất KCN phụ thuộc vào thời hạn của dự án đầu tư. Trong trường hợp chu kỳ sử dụng đất ngắn hơn thời hạn của dự án thì chủ đầu tư dự án cần xin phép Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để điều chỉnh. Tuy nhiên, tổng thời hạn cho thuê không vượt quá 70 năm.

→ Để biết thêm thông tin chi tiết về thời hạn cho thuê đất KCN, bạn đọc có thể tham khảo ngay tại bài viết: “Chu kỳ thuê đất khu công nghiệp là gì? Một chu kỳ cho thuê bao lâu?”

Thời hạn cho thuê đất phụ thuộc vào thời hạn đầu tư của dự án, không vượt quá 70 năm.
Thời hạn cho thuê đất phụ thuộc vào thời hạn đầu tư của dự án, không vượt quá 70 năm. (Hinh ảnh: Cơ sở hạ tầng tại KCN Du Long)

3.5. Chi phí thuê đất và ưu đãi

Dưới đây là một vài tiêu chí để các nhà đầu tư đánh giá chi phí thuê đất có đúng với thực tế hay không:

  • Tương quan giữa chi phí thuê và chất lượng thực tế của khu đất KCN: Dựa vào các yếu tố đã nêu bên trên như: vị trí, quy mô, mô hình, danh tiếng chủ đầu tư và tiềm năng sinh lời để xem xét chi phí bỏ ra có hợp lý để thuê hay không. Các khu đất sở hữu điều kiện lý tưởng về vị trí, giao thông, khả năng sinh lời,… cũng có mức giá thuê tương đối cao hơn thông thường.
  • Tương quan giữa các khu công nghiệp trong vùng và các khu công nghiệp ở miền đó: Mỗi KCN của các miền sẽ có thế mạnh nhất định về vị trí, chính sách,… Do đó, nhà đầu tư có thể so sánh điểm mạnh và giá của các KCN trong vùng với tổng quan KCN toàn miền. Từ đó, xác định điểm mạnh và khả năng của khu đất đầu tư để phán đoán chính xác về mức chi phí bỏ ra thuê đất có xứng đáng hay không.

Tuy nhiên, giá thuê đất trên thực tế không thể đáp ứng được tất cả các yếu tố mong muốn. Ví dụ nhà đầu tư về năng lượng sẽ yêu cầu cao hơn về vị trí đất có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo hoặc KCN theo mô hình bền vững. Vì vậy nhà đầu tư nên xác định các tiêu chí quan trọng, chỉ cần đáp ứng được 50% tiêu chí đã là giá thuê đất lý tưởng.

Bên cạnh chi phí thuê, một yếu tố quan trọng khác mà nhà đầu tư không nên bỏ qua đó là các ưu đãi. Ưu đãi đất KCN được chia ra thành 2 loại: ưu đãi lâu dài – thường do nhà nước hoặc tỉnh ban hành ví dụ như miễn, giảm tiền thuê đất, thuế VAT, thuế GTGT,… và ưu đãi nhất thời – thường là ưu đãi của khu công nghiệp.

Hiện nay, nhà đầu tư đất khu công nghiệp Du Long sẽ được hưởng cả 2 loại ưu đãi, bao gồm: ưu đãi của Nhà nước (giảm thuế VAT/GTGT theo quy định, miễn, giảm tiền thuê đất, thuế nhập khẩu và ưu đãi thuế suất) và ưu đãi giá thuê mà KCN Du Long dành cho nhà đầu tư tiên phong (giảm nửa giá thuê so với giá thuê miền Nam trong giai đoạn đầu).

Bên cạnh chi phí thuê đất, doanh nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi và hỗ trợ đầu tư tại KCN Du Long.
Bên cạnh chi phí thuê đất, doanh nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi và hỗ trợ đầu tư tại KCN Du Long.

4. “Nằm lòng” quyền và nghĩa vụ của người đầu tư đất khu công nghiệp

Theo Luật đất đai 2024, người đầu tư đất KCN có những quyền và nghĩa vụ sau đây.

Về quyền lợi:

  • Quyền chung của người sử dụng đất:
    • Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
    • Hưởng thành quả lao động trên đất
    • Được Nhà nước bảo hộ khi có người xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình
    • Được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Pháp luật
    • Được bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của luật
    • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình
  • Quyền được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
  • Quyền đối với thửa đất liền kề
  • Quyền lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất: trả tiền thuê đất một lần hoặc trả tiền thuê đất hàng năm.

Về nghĩa vụ:

  • Sử dụng đất đúng mục đích theo quy định
  • Thực hiện kê khai đăng ký đất đai, thực hiện thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
  • Thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật
  • Thực hiện bảo vệ đất; cải tạo, xử lý và phục hồi đất đối với khu vực bị ô nhiễm do mình gây ra.
  • Tuân thủ theo quy định của pháp luật khi tìm thấy vật trong lòng đất
  • Bàn giao lại đất khi có quyết định thu hồi của Nhà nước theo quy định pháp luật.

Lưu ý: Trên đây là quyền và nghĩa vụ chung khi đầu tư đất. Tùy trường hợp thuê đất, đối tượng thuê đất (cá nhân, tổ chức nước ngoài, tổ chức kinh tế,…) hoặc hình thức thanh toán (một lần, hàng năm) sẽ có các quyền và nghĩa vụ cụ thể hơn.

Nắm chắc thông tin về quyền và nghĩa vụ sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng hơn khi thâm nhập vào phân khúc này, không bỏ lỡ các quyền lợi được hưởng và tránh thực hiện các hành động vi phạm pháp luật về đất đai.

Nhà đầu tư sẽ được hưởng các quyền lợi và đảm bảo nghĩa vụ khi đầu tư đất tại KCN.
Nhà đầu tư sẽ được hưởng các quyền lợi và đảm bảo nghĩa vụ khi đầu tư đất khu công nghiệp. (Hình ảnh: Cơ sở hạ tầng tại KCN Du Long, áp dụng điện áp mái)

5. Không bỏ qua các thông tin mới nhất về thủ tục và quy trình đầu tư 

Trên thực tế, Luật và Nghị định của Nhà nước được cập nhật liên tục, nhiều thông tin đổi mới ảnh hưởng trực tiếp đến nhà đầu tư. Nếu không nắm rõ sẽ khiến nhà đầu tư hoang mang trong quá trình thực hiện đầu tư.

Mới đây nhất, Luật Đất Đai 2024 có nhiều thay đổi về quyền lợi và nghĩa vụ cho các nhà đầu tư đất KCN. Sự thay đổi này có nêu rõ các nhà đầu tư được thay đổi hình thức thanh toán linh hoạt. Đây là một điểm khác so với Luật Đất Đai 2013, tuy nhiên vẫn chưa có Nghị định hướng dẫn chính thức nên các nhà đầu tư cần chờ đợi và cập nhật thông tin liên tục.

Nắm rõ quy trình và thủ tục đầu tư giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian hơn
Nắm rõ quy trình và thủ tục đầu tư giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian hơn (Hình ảnh: Quy trình đầu tư khu công nghiệp Du Long, Ninh Thuận)

Hơn thế nữa, hiểu rõ về thủ tục và quy trình giúp các nhà đầu tư tiết kiệm thời gian đáng kể trong việc đăng ký, làm thủ tục đầu tư. Dù đã được đổi mới, điểm hạn chế của Luật là vẫn còn rất phức tạp, nhiều giai đoạn. Do đó, nhà đầu tư dễ gặp vấn đề như thiếu giấy tờ, làm thiếu bước,…gây ảnh hưởng đến kết quả sau này.

→ Để biết thêm thông tin chi tiết về thủ tục và quy trình đầu tư đất KCN, bạn đọc có thể tham khảo ngay tại bài viết: “[Chính xác] Từ A – Z thông tin bạn cần biết đầu tư khu công nghiệp

6. Cập nhật liên tục tình hình thị trường đầu tư đất khu công nghiệp

Trái ngược chung với tình hình ảm đạm của thị trường bất động sản, phân khúc bất động sản KCN vẫn là “điểm sáng” qua các năm. Chỉ trong năm 2023, có tổng cộng 397 KCN mới thành lập, tổng diện tích đất đạt 122.900 ha với tốc độ tăng trưởng đều.

Đây cũng là phân khúc được nhà nước chủ trương đẩy mạnh đầu tư, nỗ lực phát triển. Kết hợp từ địa phương đi lên, các tỉnh, thành phố chủ động định hướng nhóm ngành, nghề ưu tiên phát triển, phù hợp với lợi thế và quy hoạch của địa phương, tiến hành ban hành các ưu đãi, cơ chế đầu tư, chính sách mở cửa để thu hút nguồn đầu tư và thúc đẩy KCN đi lên.

Từ đó cho thấy, thị trường bất động sản KCN luôn chuyển động từng ngày, các nhà đầu tư vẫn không ngừng bước chân vào loại hình tiềm năng này. Do đó, doanh nghiệp muốn đổ vốn vào phân khúc bất động sản KCN cần theo dõi và cập nhật liên tục tình hình thị trường để đưa ra quyết định chính xác.

Hãy cùng chúng tôi cập nhật nhanh tình hình đầu tư đất KCN tại Việt Nam tính đến tháng 6/2024 theo từng vùng miền ngay sau đây!

Phân khúc bất động sản KCN vẫn đang chiếm ưu thế trên thị trường, thu hút lượng lớn nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Phân khúc bất động sản KCN vẫn đang chiếm ưu thế trên thị trường, thu hút lượng lớn nhà đầu tư trong và ngoài nước. (Hình ảnh: Xây dựng cơ sở hạ tầng tại KCN Du Long)

6.1. Tình hình đầu tư đất khu công nghiệp tại miền Bắc năm 2024

Tại miền Bắc, Nhà nước đang tập trung phát triển thị trường bất động sản KCN ở các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình. Theo Cushman & Wakefield, tổng nguồn cung cấp đất KCN khu vực phía Bắc tính đến quý I/2024 đạt 14.600 ha từ 71 dự án.

Khu vực miền Bắc có mức giá thuê đất tăng cao do nguồn cung đất hạn chế trong khi nhu cầu ngày càng cao. Trước làn sóng đầu tư tại Việt Nam, các chủ đầu tư KCN tại miền Bắc đang gấp rút chuẩn bị quỹ đất mới. Theo Tổng giám đốc Cushman & Wakefield, giai đoạn 2024 – 2026, ước tính sẽ có thêm 5.500 ha đất KCN tại khu vực miền Bắc.

  • Hải Dương: Lợi thế mặt bằng đất KCN có sẵn đi kèm mức giá thuê hợp lý, đi đầu làn sóng đầu tư. Tỷ lệ hấp thụ thuần 33% – dẫn đầu khu vực miền Bắc.
  • Hải Phòng: Là điểm sáng trong 5 năm gần đây với sự tăng trưởng thần tốc. Tính đến 2024, Hải Phòng có 14 KCN với quỹ đất 6.080,21 ha, thu hút 708 dự án đầu tư với tổng số vốn 38,1 tỷ USD. Hải Phòng cũng là tỉnh thành có nhiều chính sách ưu đãi, chủ trương phát triển KCN theo hướng hiện đại, tiềm năng phát triển KCN bền vững.
  • Thái Nguyên: Tính đến đầu năm 2024, Thái Nguyên có 142 dự án FDI với tổng vốn 10,6 tỷ USD. Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên cũng được phê duyệt bổ sung 4 KCN với gần 1.900 ha đất trong thời gian tới. Tầm nhìn đến năm 2050, Thái Nguyên đặt mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế của vùng ven Thủ đô Hà Nội.
  • Bắc Giang: Tính đến tháng 2/2024, địa bàn tỉnh Bắc Giang có 495 dự án đầu tư vào KCN với tổng số vốn đầu tư từ FDI là 10,14 tỷ USD và từ DDI là 18.212 tỷ đồng. Tỉnh Bắc Giang cũng đang đưa ra các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư và tiến độ thi công các hạng mục để tăng quỹ đất dành cho KCN.
KCN Nam Cầu Kiền - một trong những KCN nổi bật ở tỉnh Hải Phòng với mô hình KCN sinh thái, thân thiện môi trường. 
KCN Nam Cầu Kiền – một trong những KCN nổi bật ở tỉnh Hải Phòng với mô hình KCN sinh thái, thân thiện môi trường.

6.2. Tình hình đầu tư đất khu công nghiệp tại miền Trung năm 2024

Tại khu vực miền Trung, Nhà nước đang tập trung phát triển thị trường bất động sản KCN ở các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa và Ninh Thuận. Tính đến nay, miền Trung đón nhận sự xuất hiện của nhiều KCN mới với quỹ đất dồi dào. Dưới đây là phân tích sơ bộ tình hình đầu tư tại 3 tỉnh thành nổi trội ở miền Trung:

  • Ninh Thuận: Khu vực đầu tư bất động sản KCN tiềm năng với sự hoàn thiện về cơ sở hạ tầng và quỹ đất lớn. Tỉnh Ninh Thuận có 4 KCN với tổng diện tích 1.830 ha đất. Đi kèm với chính sách mở cửa, tỉnh áp dụng một loạt chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư vào KCN. Nổi trội ở khu vực này là KCN Du Long thu hút được nguồn vốn FDI, đáp ứng được nhu cầu linh hoạt về diện tích và vị trí khu đất của các nhà đầu tư.
  • Khánh Hòa: Toàn tỉnh có 4 KCN với 1.000 ha đất. Tầm nhìn đến 2045, Chính phủ đề xuất Khánh Hòa mở rộng thêm 10 KCN với diện tích đất là 3.300 ha
  • Bình Định: Với chính sách phát triển KCN theo hướng bền vững, tỉnh Bình Định thu hút hàng loạt vốn đầu tư. Chỉ trong tháng 6/2024, tỉnh Bình Định thu hút 4 dự án đầu tư vào KCN với tổng vốn lên đến 853,4 tỷ đồng.
KCN Du Long chuyển mình thành công, trở thành KCN tiềm năng của tỉnh Ninh Thuận với hàng loạt dự án đầu tư và tiềm năng trong tương lai. 
KCN Du Long chuyển mình thành công, trở thành KCN tiềm năng của tỉnh Ninh Thuận với hàng loạt dự án đầu tư và tiềm năng trong tương lai.

6.3. Tình hình đầu tư đất khu công nghiệp tại miền Nam năm 2024

Tại khu vực miền Nam, Nhà nước đang tập trung phát triển thị trường bất động sản KCN ở các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Cần Thơ, Bà Rịa Vũng Tàu.

Khu vực miền Nam vẫn giữ vững vị thế về KCN trên cả nước. Tuy nhiên, miền Nam đối diện với nguồn cung quỹ đất KCN bắt đầu khan hiếm hơn so với khu vực phía Bắc. Năm 2023, không ghi nhận nguồn cung mới nào ở miền Nam.

  • Đồng Nai: Đến hết năm 2023, Đồng Nai có 33 KCN với 10.514,69 ha với tỷ lệ lấp đầy 85,66%. Đặc biệt, bất chấp tình hình khó khăn của nền kinh tế, KCN Đồng Nai thu hút 1,2 tỷ USD với 93 dự án đầu tư (vượt chỉ tiêu của tỉnh). Đây là khu vực trọng điểm phía Nam với nguồn cung ổn định, KCN chất lượng cao.
  • Long An: Là điểm sáng về nguồn cung ở khu vực miền Nam, Long An thu hút hàng loạt đầu tư với tổng vốn hơn 140.000 tỷ đồng. Để duy trì sự phát triển, tỉnh Long An thực hiện tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng nhằm tăng quỹ đất sạch thu hút nguồn đầu tư mới.
Bản đồ phương án phát triển khu công nghiệp tỉnh Long An 2030, tầm nhìn 2050
Bản đồ phương án phát triển khu công nghiệp tỉnh Long An 2030, tầm nhìn 2050

7. “Đi trước” xu hướng đầu tư đất khu công nghiệp trong tương lai

Không đi theo lối mòn, các “ông lớn” bất động sản KCN cả trong nước và quốc tế đã chuyển mình vào nghiên cứu phát triển KCN hiện đại, thông minh. Tạo ra chuỗi cung ứng toàn diện, áp dụng khoa học kỹ thuật và tự động hóa quy trình sản xuất là những gì họ làm nhằm giảm thiểu chi phí và tăng hiệu quả đầu ra.

Song song với việc nâng cao chất lượng, xu hướng các KCN trên thế giới dần dịch chuyển sang các KCN thân thiện với môi trường như KCN xanh, KCN sinh thái hay KCN tái tạo. Trong tương lai, các KCN truyền thống sẽ mất dần tính cạnh tranh so với các KCN bền vững.

Xu hướng KCN xanh lan rộng nhanh trên toàn thế giới.
Xu hướng KCN xanh lan rộng nhanh trên toàn thế giới. Với mục tiêu giảm thiểu phát thải, Nhà nước đang chủ trương đẩy mạnh phát triển KCN xanh trong thời gian tới. (Hình ảnh: KCN Amata tại Đồng Nai, một trong những KCN sinh thái hiện nay ở Việt Nam)

Để có thể đón đầu xu hướng phát triển KCN thời đại 4.0, nhà nước đang có nhiều chính sách và chủ trương chuyển đổi các KCN truyền thống sang KCN bền vững, thân thiện với môi trường, nhằm đáp ứng mục tiêu đưa phát thải ròng về “0” trong năm 2050 đã cam kết tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26).

Phát triển KCN bền vững chú trọng vào việc giảm thiểu phát thải, bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động sản xuất xanh, khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo để thay thế cho các nguồn năng lượng truyền thống. Đảm bảo các KCN đều đạt chuẩn giấy phép về môi trường như LEED, Lotus,…

Tuy nhiên, đây là mô hình khá mới và chưa có quy định chính xác nào của Nhà nước về định nghĩa, mô hình hay cách triển khai. Do đó, các nhà đầu tư cần theo dõi và cập nhật tin tức liên tục để kịp “đón đầu đi trước” trong đầu tư và nắm bắt kịp thời những cơ hội đầu tư triển vọng.

→ Để biết thêm thông tin về KCN xanh, bạn đọc có thể tham khảo ngay tại bài viết: “Khu công nghiệp xanh là gì”.

Đón đầu xu hướng mới là hướng đi tiên phong giúp các nhà đầu tư bắt kịp nền kinh tế toàn cầu.
Đón đầu xu hướng mới là hướng đi tiên phong giúp các nhà đầu tư bắt kịp nền kinh tế toàn cầu. (Hình ảnh: KCN Du Long nhìn từ trên cao)

Bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc 7 kinh nghiệm “vàng” cần lưu ý khi quyết định đầu tư đất KCN. Hy vọng thông tin mang lại sẽ giải đáp được những thắc mắc của bạn xoay quanh loại hình đầu tư này. Nếu muốn tìm hiểu thêm về thị trường bất động sản khu công nghiệp, bạn đọc có tham khảo thêm các bài viết tại https://dulongip.vn/ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *