5 quy định về đường giao thông trong khu công nghiệp mới nhất năm 2024

Đường giao thông trong khu công nghiệp là đường bộ theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, quy hoạch đường giao thông sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào quy mô của từng khu công nghiệp. Trong bài viết này, Du Long sẽ cung cấp cho bạn 5 quy định về đường giao thông trong khu công nghiệp mới nhất năm 2024. 

Quy hoạch đường giao thông đảm bảo đạt tiêu chuẩn Nhà nước quy định cũng là một vấn đề mà các chủ đầu tư khu công nghiệp cần quan tâm. (Ảnh: KCN Du Long)
Quy hoạch đường giao thông đảm bảo đạt tiêu chuẩn Nhà nước quy định cũng là một vấn đề mà các chủ đầu tư khu công nghiệp cần quan tâm. (Ảnh: KCN Du Long)
Nội dung chính

1. Quy định về thiết kế và xây dựng đường giao thông

1.1. Quy định về thiết kế đường giao thông

Tương tự như các đường giao thông bình thường, đường giao thông trong khu công nghiệp (KCN) cũng cần đáp ứng các tiêu chuẩn về thiết kế theo quy định pháp luật. Điều này sẽ được phản ánh đầy đủ qua thiết kế từng loại đường như: đường ô tô, đường xe đạp, đường đi bộ,…

Tuy nhiên, chi tiết thiết kế có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí, cơ sở hạ tầng địa phương và loại hình khu công nghiệp (chế xuất, công nghệ cao, sinh thái, v.v.). Các khu công nghiệp này đều được quy hoạch với những yêu cầu đặc thù, nhằm tối ưu hóa hoạt động sản xuất và vận chuyển hàng hóa. Để biết thêm thông tin chi tiết về các loại hình khu công nghiệp và vai trò của chúng, bạn đọc có thể tham khảo thêm trong bài viết “khu công nghiệp là gì“.

Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô: Đường ô tô trong các xí nghiệp KCN cần thiết kế dựa vào nhu cầu, số lượng, khối lượng hàng hóa cần vận chuyển và số lượng người lao động. Ngoài ra, đường ô tô trong KCN cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn về thông số kỹ thuật sau:

Tiêu chí Thông số kỹ thuật
Lớp mặt đường Dày 4m, chất liệu là hỗn hợp atphan nóng
Lớp kết dính Dày 6cm, chất liệu là hỗn hợp atphan nóng
Lớp bê tông Dày 20cm, chất liệu nhựa hạt thô dày.
Lớp cát Dày 20cm, yêu cầu đầm chặt từng lớp.
Số làn xe
  • Đường đi chính: 4 làn xe
  • Đường đi nhánh: 2-4 làn xe
Bề rộng làn xe
  • Đường đi chính: 3.75m
  • Đường đi nhánh: 3.5m
Bề rộng lòng đường
  • Đường đi chính: 15m
  • Đường đi nhánh: 7-14m
Tốc độ tính toán
  • Đường đi chính: 60km/h
  • Đường đi nhánh: 40km/h

Tiêu chuẩn thiết kế đường xe đạp và đường đi bộ: Thiết kế đường xe đạp và đường đi bộ trong KCN phải đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Bề rộng làn xe đạp: 1.5m
  • Bề rộng làn đi bộ: 0.75m
  • Khoảng cách an toàn giữa đường ô tô và đường xe đạp, đường đi bộ: 0.75m
  • Yêu cầu thiết kế: Có thể bố trí cầu cạn trong những tuyến đi bộ bị cắt ngang các đường ô tô chính.

Tiêu chuẩn thiết kế đường sắt: Trên thực tế, việc xây dựng đường sắt trong KCN tại Việt Nam không quá phổ biến. Bởi vì việc xây dựng tuyến đường sắt đòi hỏi diện tích đất lớn và chi phí vốn đầu tư rất cao. Do đó, các chủ đầu tư KCN cần cân nhắc kỹ lưỡng khi có ý định thiết kế đường sắt cho KCN.

Tiêu chuẩn thiết kế cổng doanh nghiệp trong khu công nghiệp: Theo quy định, xí nghiệp trong KCN cần phải thiết kế 2 cổng: cổng chính và cổng phụ. Trong đó, cổng chính cần được đặt ở lối ra vào chính của người lao động, đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn sau:

Chiều rộng cổng (đối với cổng có ô tô ra vào) = Chiều rộng lớn nhất của ô tô + 1.5m

Lưu ý: Theo quy định, chiều rộng cổng phải lớn hơn 4.5m.

Tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông KCN sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại đường, như: đường ô tô, đường đi bộ, đường xe đạp, đường sắt. (Ảnh: Đường trong KCN Du Long)
Tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông KCN sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại đường, như: đường ô tô, đường đi bộ, đường xe đạp, đường sắt. (Ảnh: Đường trong KCN Du Long)

Trong các khu công nghiệp xanh, thiết kế đường giao thông không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật như bề rộng và lớp mặt đường, mà còn cần chú trọng đến yếu tố môi trường. Các tuyến đường thường được bố trí cây xanh dọc hai bên để tạo cảnh quan và giảm bụi, tiếng ồn. Tỉ lệ diện tích cây xanh có thể chiếm từ 20% đến 30% tổng diện tích mặt bằng, giúp cải thiện chất lượng không khí và duy trì hệ sinh thái. Ngoài ra, một số khu công nghiệp xanh còn tích hợp hồ điều hòa nhằm điều tiết nguồn nước và tạo cảnh quan sinh thái tự nhiên. Để biết thêm chi tiết về các tiêu chuẩn này, bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết “tiêu chí khu công nghiệp xanh“.

1.2. Quy định về vật liệu sử dụng và khả năng chịu tải của mặt đường.

Đường giao thông trong KCN cần đáp ứng các tiêu chuẩn về vật liệu cũng như khả năng chịu tải. Điều này nhằm đảm bảo chất lượng, độ ổn định, độ bền và an toàn của đường khi đưa vào sử dụng.

Về vật liệu sử dụng: Theo TCVN 13592:2022, đường giao thông KCN phải sử dụng vật liệu đã được quy định và đáp ứng đủ yêu cầu về chất lượng theo bảng dưới đây:

Phân loại Vật liệu sử dụng Yêu cầu vật liệu
Bó vỉa Bê tông xi măng, đá (tự nhiên, nhân tạo),… Có cường độ chịu nén lớn hơn 25 MPa
Áo đường
  • Bê tông nhựa cải thiện, bê tông nhựa chặt.
  • Bê tông không cốt thép/cốt thép liên tục.
  • Bê tông nhựa bán rỗng

Đảm bảo vệ sinh môi trường

Đường xe đạp Đa dạng Thân thiện với môi trường
Đường đi bộ Vật liệu cứng Thân thiện với môi trường

Về khả năng chịu tải mặt đường: Theo Quyết định 2243/QĐ-TCĐBVN, quy định về tải trọng đường giao thông KCN như sau:

  • Tải trọng thiết kế mặt đường mềm: Cần được tư vấn thiết kế tùy vào quy mô KCN và phải được chấp nhận bởi chủ đầu tư hạ tầng KCN.
  • Thiết kế cấu tạo, kiểm toán chiều dày: Cần được tư vấn thiết kế và phải được chấp nhận bởi chủ đầu tư hạ tầng KCN.
  • Phần mềm thiết kế để mô phỏng các tải trọng đặc biệt/giải pháp thiết kế thử nghiệm mô phỏng mặt đường: Cần được chủ đầu tư hạ tầng chấp thuận.

1.3. Quy định về hệ thống thoát nước

Theo quy định TCVN 7957:2023, chủ đầu tư hạ tầng KCN cần lưu ý 2 quy định quan trọng, bao gồm: quy định về kiểu hệ thống thoát nước và quy định về kỹ thuật.

Quy định về kiểu hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước phải được thiết kế theo mẫu riêng cho tùy từng KCN. Ngoài ra, khi thiết lập hệ thống thoát nước, chủ đầu tư KCN cũng cần cân nhắc các yếu tố như: điều kiện khí hậu, địa hình, địa chất công trình, yêu cầu xử lý nước thải KCN, địa chất thủy văn, hiện trạng thoát nước thực tế của khu vực, phù hợp với quy hoạch xây dựng và các yếu tố khác.

Quy định về kỹ thuật của hệ thống thoát nước:

  • Về thiết kế: Khi thiết kế hệ thống cấp nước, KCN cần tính đến biến động lưu lượng, chất lượng nước thải đầu vào, đầu ra cũng như tính toán đến sự tác động của biến đổi khí hậu, các sự cố ngoài mong muốn như mất điện hoặc các yếu tố khác. Ngoài ra, công trình thoát nước cần gồm nhiều đơn nguyên như mạng lưới cống, kênh mương thu gom, hồ điều hoà,…
  • Về cấp điện: Hệ thống thoát nước cần đảm bảo điện được cấp liên tục và ổn định. Đồng thời, khu công nghiệp cần phải lắp đặt các trạm cấp điện dự phòng.
  • Về lắp đặt: Đường ống hoạt động song song, nối tắt hoặc đường ống xả sự cố. Đồng thời, phải đảm bảo bố trí van khóa trên các đường ống.
  • Về công trình chứa nước: KCN cần cân nhắc để xây dựng công trình chứa nước sự cố khi cần thiết.
  • Về phương án phòng ngừa sự cố: KCN đảm bảo đánh giá chính xác, kịp thời khả năng nguồn tiếp nhận nước để có giải pháp ngăn ngừa, xử lý trong trường hợp sự cố xảy ra.
Đường giao thông cần có hệ thống thoát nước mưa theo quy định phù hợp quy mô, tính chất của KCN (Ảnh: Rãnh thoát nước mưa trong KCN)
Đường giao thông cần có hệ thống thoát nước mưa theo quy định phù hợp quy mô, tính chất của KCN (Ảnh: Rãnh thoát nước mưa trong KCN)

Đối với loại hình khu công nghiệp sinh thái, hệ thống thoát nước không chỉ phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật chung mà còn phải đảm bảo tính bền vững về môi trường. Các giải pháp như sử dụng hồ điều hòa để thu gom và xử lý nước mưa, xây dựng hệ thống tái sử dụng nước thải sau khi xử lý và tối ưu hóa các yếu tố địa hình để giảm thiểu ô nhiễm nước là những yếu tố quan trọng. Những giải pháp này vừa đảm bảo sự hoạt động hiệu quả của hệ thống, vừa giúp khu công nghiệp tiến gần hơn đến mô hình phát triển bền vững. Để biết thêm thông tin chi tiết về loại hình KCN này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết “xu hướng khu công nghiệp sinh thái”.

1.4. Quy định về vỉa hè

Khi thiết kế vỉa hè, chủ đầu tư cần đảm bảo tuân thủ đúng về vị trí đặt vỉa hè. Trường hợp hệ thống thoát nước mưa trên mái theo đường ống, vỉa hè phải nằm sát tường nhà xưởng, xí nghiệp. Chiều rộng vỉa hè phải lớn hơn 1.5m và được tính theo công thức sau:

Chiều rộng vỉa hè = Bội số dải đi bộ 0.75m

Về thông số kỹ thuật vỉa hè, cần tuân thủ các tiêu chuẩn sau:

  • Khoảng cách mép tường nhà: Nhỏ hơn 0.5m (trường hợp không thu nước mưa trên mái), cộng thêm 0.5 so với tính toán (trường hợp thu nước mưa trên mái).
  • Khoảng cách đến mép đường ô tô: Lớn hơn 2m
  • Khoảng cách đến tim đường sắt: Lớn hơn 3.75m.
  • Khoảng cách từ bề mặt vỉa hè đến mặt đường: 0.15m

Lưu ý: 

  • Trường hợp số người đi bộ trong một giờ dưới 100 người, chiều rộng vỉa hè có thể là 1m.
  • Trường hợp phạm vi vỉa hè có hệ thống chiếu sáng, trụ đỡ đường dây dẫn điện, cây xanh,… Chiều rộng vỉa hè cần tăng 0.5 – 1.2m.

1.5. Quy định về hệ thống chiếu sáng và biển báo

Hệ thống chiếu sáng cần được được lắp đặt ở những khu vực có phương tiện giao thông di chuyển để đảm bảo an toàn cho người lao động cũng như xe cộ khi lưu thông. Bên cạnh đó, khi lắp đặt hệ thống chiếu sáng, chủ đầu tư KCN cần đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn  về độ chói, độ rọi trung bình,… của đèn theo quy định TCVN 95:1983.

Thông số Hệ thống chiếu sáng đường giao thông KCN
Cấp chiếu sáng

C

Độ chói trung bình trên mặt đường (Cd/m2)
  • Lưu lượng xe trên 500: 0.2
  • Lưu lượng xe dưới 500: 0.1
Đội rọi trung bình trên mặt đường (Lx)
  • Lưu lượng xe trên 500: 4
  • Lưu lượng xe dưới 500: 2
Tỷ số giữa trị số độ chói nhỏ nhất và độ chói trung bình trên các dải song song với trục đường có hoạt động vận chuyển Lớn hơn 0.7

Ngoài ra, để hạn chế chói lóa gây nguy hiểm cho xe lưu thông, đèn cũng cần đảm bảo độ cao khi treo. Dưới đây là tiêu chuẩn độ cao treo đèn thấp nhất khi so với mặt đường của các thiết bị chiếu sáng dựa vào tính chất đèn:

Tính chất của đèn Tổng quang thông lớn nhất của bóng đèn treo lên 1 cột (Lm) Độ cao treo đèn thấp nhất với bóng đèn nung sáng (m) Độ cao treo đèn thấp nhất với bóng đèn phóng điện (m)
Đèn nấm ánh sáng tán xạ
  • Từ 6000 trở lên
  • Dưới 6000
  • 3.0
  • 4.0
  • 3.0
  • 4.0
Đèn có phân bố ánh sáng bán rộng
  • Dưới 5000
  • 5000 – 10.000
  • 10.000- 20.000
  • 20.000 – 30.000
  • 30.000 – 40.000
  • Trên 40.000
  • 6.5
  • 7.0
  • 7.5
  • 7.0
  • 7.5
  • 8.0
  • 9.0
  • 10
  • 11.5
Đèn có phân bố ánh sáng rộng
  • Dưới 5000
  • 5000 – 10.000
  • 10.000- 20.000
  • 20.000 – 30.000
  • 30.000 – 40.000
  • Trên 40.000
  • 7
  • 8
  • 9
  • 7.5
  • 8.5
  • 9.5
  • 10.5
  • 11.5
  • 13.5

Quy định về biển báo: Lắp đặt biển báo giao thông trong KCN cần phải tuân theo QCVN 41:2019/BGTVT. Việc lắp đặt biển báo giao thông thường do chủ đầu tư hạ tầng KCN thực hiện nhưng cần Sở giao thông vận tải địa phương phê duyệt để được lắp đặt, thiết kế.

2. Quy định về sử dụng và bảo trì đường giao thông

2.1. Quy định về tải trọng và giới hạn xe cộ

Theo Thông tư số 49/VBHN-BGTVT, tải trọng của đường giao thông KCN được quy định như sau:

  • Mức tải trọng: Được xác định theo hồ sơ thiết kế mặt đường và tình trạng kỹ thuật thực tế của đường giao thông KCN. Mức tải trọng sẽ được thể hiện bằng biển báo hiệu tổng mức trọng lượng tối đa dành cho xe lưu thông theo quy định về báo hiệu đường bộ.
  • Cơ quan quyết định: Sở Giao thông vận tải sẽ chịu trách nhiệm công bố tải trọng và khổ giới hạn đường KCN. Đồng thời, Sở cũng gửi số liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để cập nhật trên trang thông tin điện tử.

Theo Điều 17 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, quy định về giới hạn tổng trọng lượng của xe lưu thông trong KCN như sau:

Đối với xe thân liền:

Tổng số trục  Tải trọng xe
2 ≤ 16 tấn
3 ≤ 24 tấn
4 ≤ 30 tấn

Lớn hơn hoặc bằng 5

  • ≤ 32 tấn: Trường hợp khoảng cách từ tâm trục đầu tiên đến cuối cùng nhỏ hơn hoặc bằng 7m
  • ≤ 34 tấn: Trường hợp khoảng cách từ tâm trục đầu tiên đến cuối cùng lớn hơn 7m.

Đối với tổ hợp xe đầu kéo kéo sơmi rơ moóc:

Tổng số trục  Tải trọng xe
3 ≤ 26 tấn
4 ≤ 34 tấn
Lớn hơn hoặc bằng 5
  • ≤ 38 tấn: Trường hợp khoảng cách từ tâm chốt kéo đến tâm trục đầu tiên của sơmi rơ moóc từ 3.2 – 4.5m.
  • ≤ 42 tấn:  Trường hợp khoảng cách tâm chốt kéo đến tâm trục đầu tiên của sơmi rơ moóc lớn hơn 4.5m.
Lớn hơn hoặc bằng 6
  • ≤ 40 tấn: Trường hợp khoảng cách từ tâm chốt kéo đến tâm trục bánh đầu tiên của sơmi rơ moóc từ 3,2 – 4,5m.
  • ≤ 42 tấn: Trường hợp chở một container.
  • ≤ 44 tấn: Trường hợp khoảng cách từ tâm chốt kéo đến tâm trục bánh đầu tiên của sơmi rơ moóc từ 4.5 – 6.5m.
  • ≤ 48 tấn: Trường hợp khoảng cách từ tâm chốt kéo đến tâm trục bánh đầu tiên của sơmi rơ moóc lớn hơn 6.5m.

Đối với tổ hợp xe thân liền kéo rơ moóc:

Trường hợp Tải trọng xe
  • Xe thân liền kéo rơ moóc một cụm trục với khoảng cách tính từ tâm lỗ chốt kéo của thanh kéo đến điểm giữa của cụm trục của rơ moóc đo trên mặt phẳng nằm ngang của thanh kéo lớn hơn hoặc bằng 3,7m.
  • Xe thân liền kéo rơ moóc nhiều cụm trục với khoảng cách tính từ tâm lỗ chốt kéo của thanh kéo đến tâm trục trước hoặc điểm giữa của cụm trục trước của rơ moóc đo theo mặt phẳng nằm ngang của thanh kéo lớn hơn hoặc bằng 3,0m.

≤ 45 tấn

Đối với trường hợp tổ hợp xe đầu kéo kéo sơmi rơ moóc:

Trường hợp Tải trọng xe
  • Khoảng cách từ tâm chốt kéo đến tâm trục bánh đầu tiên của sơmi rơ moóc < 3,2m.
  • Tổ hợp xe thân liền kéo rơ moóc một cụm trục nhưng có khoảng cách tính từ tâm lỗ chốt kéo của thanh kéo đến điểm giữa của cụm trục của rơ moóc nhỏ hơn 3,7m.
  • Tổ hợp xe thân liền kéo rơ moóc nhiều cụm trục nhưng có khoảng cách tính từ tâm lỗ chốt kéo của thanh kéo đến tâm trục trước hoặc điểm giữa của cụm trục trước của rơ moóc nhỏ hơn 3m.

Giảm 2 tấn trên 1m dài ngắn

2.2. Quy định về an toàn giao thông

Theo Quyết định số 2376/QĐ-BGTVT, an toàn giao thông trong khu công nghiệp cần phải đảm bảo các yếu tố sau:

  • Tuyên truyền, phổ biến an toàn giao thông: Ban quản lý KCN cần có các buổi tuyên truyền, phổ biến và ra quy định cho người lao động về an toàn giao thông. Đồng thời, có các biện pháp thiết thực nhằm nâng cao nhận thức người lao động như xây dựng tủ sách pháp luật tại khu nhà ở công nhân,…
  • Hỗ trợ phương tiện giao thông vận tải: Ban quản lý KCN cần kiểm soát tải trọng xe ra vào KCN. Ngoài ra, Nhà nước khuyến khích các KCN triển khai kế hoạch đưa đón công nhân trong KCN.
  • Nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông KCN: Chủ đầu tư cần kiểm tra, theo dõi và quyết định nâng cấp hệ thống giao thông khi cần thiết. Ví dụ nghiên cứu mở thêm cổng với các KCN có lưu lượng giao thông lớn. Hay đầu tư xây dựng cầu vượt tại khu vực có nhu cầu cao.
  • Kiểm tra các vi phạm: Thực hiện thành lập các đoàn kiểm tra phối hợp cùng cơ quan chức năng khu vực để kiểm tra định kỳ trật tự an toàn giao thông tại KCN.
Ban quản lý KCN cần kết hợp cùng các cơ quan chức năng địa phương để đảm bảo an toàn trật tự giao thông KCN (Ảnh: Người lao động di chuyển trong KCN Du Long)
Ban quản lý KCN cần kết hợp cùng các cơ quan chức năng địa phương để đảm bảo an toàn trật tự giao thông KCN (Ảnh: Người lao động di chuyển trong KCN Du Long)

2.3. Quy định về bảo trì và sửa chữa đường giao thông

Bên cạnh những quy định về thiết kế, xây dựng, đường giao thông KCN cũng cần đáp ứng quy định về bảo trì và sửa chữa. Cụ thể, các hoạt động bảo trì và sửa chữa sẽ bao gồm:

  • Kiểm tra quan trắc: Nhằm mục đích kiểm soát chặt chẽ, giảm thiểu các tác động bất lợi đến môi trường, nguy hiểm đến người lưu thông,… Công tác kiểm tra quan trắc cần được Ban quản lý KCN lưu ý và thực hiện theo định kỳ để có thể kịp thời phát hiện vấn đề.
  • Đánh giá tình trạng thực tế: Xem xét, đánh giá mức độ hư hỏng, xuống cấp của hệ thống đường giao thông trong KCN.
  • Bảo dưỡng: Thực hiện vệ sinh sạch sẽ, dọn dẹp hành lang an toàn giao thông,,…Đồng thời thực hiện bảo dưỡng các bộ phận chuyển động nhằm đảm bảo hoạt động ổn định. Sơn sửa lại các biển báo trong trường hợp bị hư hỏng.
  • Sửa chữa: Thực hiện sửa chữa những phần đường bị hư hỏng hoặc thay thế bộ phận công trình đường giao thông khi cần thiết. Tuy nhiên, khi sửa chữa đường giao thông, chủ đầu tư cần báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền để xin chấp thuận trước khi thực hiện.

Mặc dù là một quy trình cần thiết để đảm bảo hệ thống đường giao thông hoạt động trơn tru, quá trình bảo trì và bảo dưỡng cũng phải tuân thủ các yêu cầu của Pháp luật. Ví dụ như đảm bảo công tác bảo trì phù hợp với quy mô công trình, không gây ảnh hưởng nặng đến hệ thống giao thông và duy trì tốt tuổi thọ đường.

Thời gian bảo trì, bảo dưỡng đường giao thông KCN có thể thực hiện theo tháng, quý hoặc năm. Điều này phụ thuộc vào kế hoạch của từng KCN khác nhau. Ngoài ra, một số trường hợp có thể thực hiện bảo trì khi phát hiện dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp.

Chủ đầu tư hạ tầng KCN cần đảm bảo hạ tầng giao thông được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo chất lượng và an toàn cho các phương tiện di chuyển
Chủ đầu tư hạ tầng KCN cần đảm bảo hạ tầng giao thông được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo chất lượng và an toàn cho các phương tiện di chuyển

2.4. Quy định về tốc độ

Trên thực tế, các KCN thường quy định giới hạn tốc độ thấp hơn so với các khu vực khác. Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động cũng như các phương tiện vận chuyển trên đường. Ngoài ra, KCN cũng có thể áp dụng các biện pháp giúp kiểm soát tốc độ phương tiện lưu thông như gờ giảm tốc, camera giám sát tốc độ,…

Chủ đầu tư KCN cũng cần lưu ý tuân thủ tốc độ tối đa theo quy định về Luật giao thông đường bộ, cụ thể:

Loại xe Tốc độ tối đa với đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên Tốc độ tối đa với đường Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới
Xe mô tô 70 km/h 60 km/h
Xe gắn máy Không quá 40 km/h Không quá 40 km/h
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn. 90 km/h 80 km/h
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc). 80 km/h 70 km/h
Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông). 70 km/h 60 km/h
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc. 60 km/h 50 km/h

3. Quy định về nâng cấp và cải tạo đường đi trong khu công nghiệp

Khác với việc bảo trì, bảo dưỡng, quy trình nâng cấp và cải tạo đường đi trong KCN đòi hỏi mức độ quy mô phức tạp hơn. Bởi vì quá trình này có thể ảnh hưởng tới quy hoạch tổng thể và kết cấu hạ tầng KCN. Do đó, nâng cấp và cải tạo cần được lên kế hoạch chi tiết và phải được duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền.

Thời gian thực hiện nâng cấp và cải tạo hệ thống đường giao thông thường lâu dài. Có thể là 10 năm, 15 năm,… một lần. Hoặc tùy thuộc vào mong muốn cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng của chủ đầu tư KCN.

4. Xử lý vi phạm quy định về đường giao thông trong khu công nghiệp

Theo Khoản 1 Điều 8 Thông tư 32/2023/TT-BCA, quyền xử lý vi phạm giao thông trong KCN thuộc về cảnh sát giao thông. Theo đó, cảnh sát giao thông có thể dừng các phương tiện tham gia giao thông để kiểm soát phương tiện giao thông, giấy tờ tùy thân, giấy tờ phương tiện,…

Cụ thể hơn, những trường hợp cảnh sát giao thông được tuần tra, kiểm soát giao thông trong KCN như sau:

  • Cảnh sát giao thông phát hiện các hành vi vi phạm luật giao thông hoặc pháp luật khác.
  • Cảnh sát giao thông thực hiện kiểm soát theo chuyên đề đã được phê duyệt hoặc văn bản đề nghị của Thủ tướng, cơ quan chức năng,…
  • Cảnh sát giao thông nhận được tin báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện giao thông trong KCN.
Xử lý vi phạm quy định về đường giao thông trong khu công nghiệp là trách nhiệm của cảnh sát giao thông nhằm đảm bảo trật tự an ninh ổn định cho KCN
Xử lý vi phạm quy định về đường giao thông trong khu công nghiệp là trách nhiệm của cảnh sát giao thông nhằm đảm bảo trật tự an ninh ổn định cho KCN

Trên đây là 5 quy định về đường giao thông trong khu công nghiệp mà chủ đầu tư, người lao động nên nắm rõ. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện thiết kế, xây dựng đường đúng quy định. Đồng thời hạn chế các hành vi vi phạm luật giao thông để tránh bị xử phạt. Đừng quên theo dõi Du Long để cập nhật các tin tức mới nhất về khu công nghiệp Việt Nam hiện nay nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *