[Chính xác] Từ A – Z thông tin bạn cần biết đầu tư khu công nghiệp

Năm 2030, Việt Nam là một trong những thị trường đầu tư khu công nghiệp sôi động nhất. Không chỉ nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư trong nước, Việt Nam cũng là điểm đến hứa hẹn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Bài viết sau đây sẽ cung cấp tất cả những thông tin bạn đọc cần biết từ tình hình, quy định, quy trình khi đầu tư KCN tại Việt Nam.

KCN Du Long (Tỉnh Ninh Thuận) là một trong những điểm đến nổi bật cho nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2023
KCN Du Long (Tỉnh Ninh Thuận) là một trong những điểm đến nổi bật cho nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2023
Nội dung chính

1.Tình hình đầu tư khu công nghiệp tại Việt Nam

Tính đến tháng 12 năm 2023, Việt Nam đã có hơn 620 khu công nghiệp (KCN) được thành lập. Trong đó, chỉ riêng trong năm 2023 đã có 397 KCN mới với tổng diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 122,900 ha (Theo tạp chí Kinh tế và Dự báo). Số KCN mới đã thu hút thêm khoảng 1.075 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký mới là 36,6 tỉ USD, nâng tổng số dự án FDI cả nước lên đến 3.188 dự án. 

Xu hướng phát triển mô hình KCN tại Việt Nam đang tập trung vào KCN xanh tại các khu vực miền Bắc và miền Trung. Lĩnh vực đầu tư của các dự án cũng ngày càng chuyển biến theo hướng năng lượng tái tạo, sản xuất công nghệ cao. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn đọc có thể tham khảo tại bài viết Tình hình phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam.

Bắc Ninh đang là tỉnh có diện tích nhỏ nhất nhưng đang có nhiều KCN hoạt động nhất (Hình ảnh: KCN Tiên Sơn, Bắc Ninh)
Bắc Ninh đang là tỉnh có diện tích nhỏ nhất nhưng đang có nhiều KCN hoạt động nhất (Hình ảnh: KCN Tiên Sơn, Bắc Ninh)

2. 9 lợi ích khi đầu tư khu công nghiệp tại Việt Nam

Khi đầu tư KCN tại Việt Nam, doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích lớn so với đầu tư tại các quốc gia khác trên thế giới. 5 lợi ích nổi bật nhất mà doanh nghiệp nhận được khi đầu tư KCN tại Việt Nam bao gồm:

  • Giá tiền thuê đất cạnh tranh hơn so với các nước trong cùng khu vực: Việt Nam đang áp dụng nhiều ưu đãi cho lĩnh vực khu công nghiệp nhằm thu hút các nhà đầu tư quốc tế. Do đó giá thuê đất KCN của Việt Nam có giá cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực lân cận.
  • Chính sách đầu tư mở: Việt Nam đang mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài nên Chính phủ đã có những chính sách đầu tư mở để tạo điều kiện và cơ hội cho nhà đầu tư như: 
    • Tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn: Nguồn vốn FDI là nguồn lực lớn thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc dân. Để thu hút nguồn vốn FDI dồi dào, môi trường đầu tư hấp dẫn là yếu tố vô cùng quan trọng.
    • Đảm bảo các quyền cơ bản của nhà đầu tư: Nhà đầu tư được đảm bảo nhiều quyền lợi như quyền đảm bảo không tước đoạt, quyền đảm bảo cho những mất mát trong trường hợp xảy ra quốc hữu hóa, phá hủy do chiến tranh, quyền chuyển (gửi) ngoại hối khi nhà đầu tư có quyền chuyển tiền về nước một cách tự do.
    • Chính sách bảo hộ và các ưu tiên dành cho các nhà đầu tư và người nước ngoài: Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được hưởng những chính sách khuyến khích và tạo điều kiện riêng từ Chính phủ. 
    • Chính phủ trợ cấp đầu tư: Chính phủ Việt Nam sẵn lòng trợ cấp đầu tư cùng với các khoản vay để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có thể phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam.
  • Ưu đãi đầu tư khu công nghiệp hấp dẫn: Việt Nam đang triển khai những chính sách ưu đãi rất thực tế nhằm thu hút đầu tư lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp như miễn, giảm tiền thuê đất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế VAT,…
  • Nguồn nhân lực lao động dồi dào: Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động ở Việt Nam là 68,9% (52,4 triệu người) với tỷ lệ lao động chất lượng cao là 26,2%. Tỷ lệ này tăng nhanh qua hàng năm chứng tỏ thị trường Việt Nam có thể cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào. 
  • Là đất nước đang phát triển, thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh: Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023 hơn 5,05% so với năm trước. Điều này chứng tỏ đây là một thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng nhanh giúp nhà đầu tư có thể hi vọng về sự phát triển đối với doanh nghiệp của mình.
Chính phủ Việt Nam có những chính sách ưu đãi rất thực tế nhằm khuyến khích phát triển khu công nghiệp (Hình ảnh: Khu công nghiệp Deep C, Hải Phòng)
Chính phủ Việt Nam có những chính sách ưu đãi đầu tư khu công nghiệp rất thực tế nhằm khuyến khích phát triển khu công nghiệp (Hình ảnh: Khu công nghiệp Deep C, Hải Phòng)

3. Các quy định về đầu tư trong khu công nghiệp

Một số quy định về đầu tư KCN tại Việt Nam bao gồm về đối tượng tham gia đầu tư và hoạt động đầu tư được diễn ra như sau:

  • Các cá nhân, tổ chức được tham gia đầu tư tại khu công nghiệp: doanh nghiệp và công ty, nhà đầu tư và công ty quản lý tài sản, cơ quan chính phủ và chính quyền địa phương, tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế.
  • Các hoạt động đầu tư được diễn ra trong khu công nghiệp: Các hoạt động được thực hiện bao gồm: thuê hoặc mua nhà xưởng, văn phòng, kho, bãi để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, trong khu công nghiệp nghiêm cấm hoạt động trái phép như: kinh doanh dịch vụ đòi nợ, chất ma túy, các loại hóa chất, khoáng vật, mại dâm, mua bán người, sinh sản vô tính và pháo nổ.

4. Quy trình đầu tư khu công nghiệp

Quy trình đầu tư KCN tại Việt Nam bao gồm 5 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 

Bộ hồ sơ chuẩn bị cho đầu tư tại KCN theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT- BTNMT bao gồm:

  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK.
  • Hợp đồng về việc cho thuê, cho thuê lại.
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

Bước 2: Thành lập pháp nhân 

  • Ký kết hợp đồng nguyên tắc: Nhà đầu tư sẽ hoàn thành ký kết hợp đồng thuê đất sơ bộ và thực hiện giao dịch đặt cọc. Tiền đặt cọc thường chiếm 10% tiền thuê, trong trường hợp giấy tờ pháp lý đã được chuẩn bị đầy đủ, tiền cọc có thể chiếm 20%.
  • Thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC) (tối đa 35 ngày): tại Điều 35 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, Chính phủ quy định trong 05 ngày, tối đa 35 ngày tùy thuộc quy mô từng dự án. Sau khi tiếp nhận văn bản chủ trương đầu tư, Ban quản lý các KCN cần tiếp nhận hồ sơ và xuất giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC).
  • Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC) (3-5 ngày): Theo quy định tại Bộ Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài cần hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ được cấp trong 3-5 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ hợp lệ.

Bước 3: Bàn giao mặt bằng

Ký kết hợp đồng thuê đất đầu tư khu công nghiệp: Sau khi hợp đồng ký kết được hoàn tất thì chủ đầu tư có nghĩa vụ hoàn thành toàn bộ thủ tục, hồ sơ địa chính liên quan để sẵn sàng cho thuê đất và bàn giao với nhà đầu tư.

Bước 4: Chuẩn bị thiết kế nhà xưởng

  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường (tối đa 18 ngày): Sở Tài nguyên và Môi Trường sẽ thực hiện đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư trong tối đa 18 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. Bản báo cáo đánh giá tác động môi trường được xây dựng và kiểm soát dựa trên các quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
  • Nộp Thiết kế quy hoạch tỷ lệ 1/500 (15 ngày): Nhà đầu tư cần nộp thiết kế quy hoạch bao gồm bản vẽ, mô hình, thuyết mình và quản lý theo quy hoạch đô thị cho Sở Xây Dựng. 
  • Nộp Hồ sơ thiết kế sơ bộ và thiết kế PCCC nhà xưởng (tối đa 30 ngày): Theo Điều 10 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định rõ các nội dung về PCCC mà nhà đầu tư cần đảm bảo khi thiết kế PCCC. Nhà đầu tư sẽ nhận được kết quả nghiệm thu sau tối đa 30 ngày, kể từ khi nộp hồ sơ cho Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH. 

Bước 5: Tiến hành xây dựng nhà xưởng

  • Nộp Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công và thiết kế PCCC (tối đa 30 ngày): Nhà đầu tư nộp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định bao gồm hồ sơ thiết kế thi công kỹ thuật, thiết kế thi công và PCCC. Cục cảnh sát PCCC có nghĩa vụ trả kết quả nghiệm thu cho bên nhà đầu tư trong tối đa 30 ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ.
  • Xin cấp Giấy phép xây dựng: Nhà đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Sở Xây dựng có nghĩa vụ thẩm định dự án trong thời hạn 07 ngày kể từ khi nhận hồ sơ.
  • Xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Tại Luật đất đai 2013, Thông tư 23/2014/TT – BTNMT, chủ đầu tư cần nộp 01 bộ hồ sơ lên Sở Tài nguyên và Môi trường. Sở Tài Nguyên và Môi trường có nghĩa vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ làm việc.
Việt Nam đã thống nhất quy trình đầu tư khu công nghiệp (Hình ảnh: Quy trình đầu tư khu công nghiệp Du Long, Ninh Thuận)
Việt Nam đã thống nhất quy trình đầu tư vào khu công nghiệp (Hình ảnh: Quy trình đầu tư khu công nghiệp Du Long, Ninh Thuận)

5. Chi phí và các chính sách ưu đãi đầu tư tại khu công nghiệp

Nhà đầu tư cần nắm rõ chi phí và các chính sách ưu đãi đầu tư KCN để có sự điều chỉnh và cân nhắc khi sử dụng nguồn vốn:

5.1. Chi phí

Khi tham gia đầu tư KCN tại Việt Nam, nhà đầu tư cần chi trả các khoản chi phí cho nhà nước và cho KCN bao gồm:

  • Cho Nhà nước: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
  • Cho khu công nghiệp: phí quản lý, duy tư cơ sở hạ tầng, lưu lượng nước thải và phí xử lý nước thải cùng các tiện ích điện, nước và điện thoại khác.

5.2. Ưu đãi đầu tư khu công nghiệp

Nhằm thúc đẩy phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam, Chính phủ đã có rất nhiều những chính sách ưu đãi thiết thực giúp kích thích nhu cầu đầu tư KCN tại Việt Nam bao gồm:

  • Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): doanh nghiệp có thể nhận được ưu đãi thuế suất ưu đãi lên tới 10%, miễn thuế TNDN 4 năm đầu, giảm 50% thuế phải nộp trong chín năm tới tùy theo từng loại hình doanh nghiệp.
  • Miễn thuế nhập khẩu: Các doanh nghiệp có thể được miễn hoặc giảm thuế đối với nguyên liệu, vật liệu, máy móc và thiết bị sản xuất, cũng như chế độ đặc biệt cho hàng xuất khẩu. Chính sách này giúp giảm chi phí sản xuất, tăng tính cạnh tranh, và thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp trong nước.
  • Miễn, giảm thuế giá trị gia tăng: Chính phủ có ưu đãi miễn thuế VAT cho nguyên liệu, vật liệu đầu vào, cũng như máy móc và thiết bị sản xuất mới. Đặc biệt, hàng xuất khẩu từ KCN cũng có thể được hưởng miễn thuế hoặc giảm thuế VAT. Những chính sách này đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp.
  • Miễn, giảm tiền thuê đất: Chính phủ thường miễn giảm tiền thuê đất cho nhà đầu tư trong giai đoạn đầu. Đối với các dự án lớn, chính phủ cũng có thể xem xét các biện pháp đặc biệt để giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp. Các chính sách này tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và đồng thời khuyến khích đầu tư vào các dự án công nghiệp quan trọng.

6. 4 lưu ý giúp đầu tư khu công nghiệp hiệu quả

Với những thông tin cơ bản trên, bạn đọc có thể nắm vững những yếu tố quan trọng khi trong quy trình đầu tư khu công nghiệp. Chúng tôi đã tổng hợp dưới đây 5 lưu ý giúp nhà đầu tư có thể đầu tư KCN hiệu quả hơn: 

6.1. Lựa chọn khu công nghiệp phù hợp

Để lựa chọn được khu công nghiệp phù hợp, các nhà đầu tư cần chú ý đến các thông tin cơ bản như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, tiện ích nội khu, tỷ lệ lấp đầy, các chính sách ưu đãi, danh tiếng chủ đầu tư và các ngành nghề chủ đạo hoạt động trong khu công nghiệp:

  • Vị trí địa lý: Doanh nghiệp lựa chọn KCN có vị trí địa lý thuận lợi không chỉ tiết kiệm chi phí vận chuyển mà còn dễ dàng giao thương với các khu vực lân cận. Các KCN lý tưởng nhất khi nằm gần các trung tâm kinh tế, cảng biển, sân bay, đường quốc lộ, đường cao tốc.
  • Cơ sở hạ tầng: Doanh nghiệp cần lựa chọn KCN đảm bảo được 2 yếu tố, bao gồm: KCN đã hoàn thành cơ sở hạ tầng và chất lượng cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp.
  • Tỷ lệ lấp đầy: Đây là một yếu tố quan trọng nhưng các nhà đầu tư thường bỏ lỡ. Các nhà đầu tư có thể tham khảo bài viết tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp để tìm tỷ lệ lấp đầy phù hợp với doanh nghiệp của mình.
  • Ngành nghề hoạt động: Các KCN sẽ được cá nhân hóa để phù hợp với danh sách ngành nghề ưu tiên. Tìm hiểu trước danh sách công ty đang hoạt động trong KCN đó giúp nhà đầu tư đảm bảo doanh nghiệp của mình phù hợp với KCN và tìm kiếm cơ hội thành lập chuỗi cung ứng trong KCN.
Khu công nghiệp Du Long là điểm đến hứa hẹn với các doanh nghiệp thuộc ngành nghề đặc thù khi sở hữu đầy đủ giấy phép hoạt động và giấy phép về môi trường
Khu công nghiệp Du Long là điểm đến hứa hẹn với các doanh nghiệp thuộc ngành nghề đặc thù khi sở hữu đầy đủ giấy phép hoạt động và giấy phép về môi trường

Khu công nghiệp lý tưởng là nơi đáp ứng được những yếu tố cơ bản như đã hoàn thành cơ sở hạ tầng, có vị trí địa lý phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp hay tỷ lệ lấp đầy không quá cao, vẫn còn đất trống cho doanh nghiệp mới tham gia.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể tiếp tục cân nhắc thêm các yếu tố như chính sách ưu đãi và ngành nghề được ưu tiên trong khu công nghiệp. Đối với những doanh nghiệp nằm trong danh sách ngành nghề đặc thù, nhà đầu tư cần đảm bảo cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp đáp ứng được hoạt động sản xuất mà không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

6.2. Tìm hiểu kỹ thủ tục đầu tư

Hiện nay, Việt Nam đã có quy định rõ ràng về chuẩn bị hồ sơ và thủ tục các bước đầu tư. Tuy nhiên, mỗi tỉnh và các khu công nghiệp sẽ có sự điều chỉnh riêng để phù hợp với hoạt động đầu tư của khu vực.

Chính vì vậy, nhà đầu tư cần tìm hiểu kĩ về thủ tục đầu tư, những giấy tờ cần thiết để tối ưu hóa thời gian chuẩn bị ban đầu và không xảy ra những sự cố đáng tiếc. Đặc biệt nếu doanh nghiệp của bạn thuộc danh sách ngành nghề đặc thù, hãy chắc chắn khu công nghiệp có đủ giấy phép để cấp quyền cho doanh nghiệp của bạn hoạt động.

6.3. Chuẩn bị nguồn vốn đầy đủ

Đầu tư khu công nghiệp là một hình thức đầu tư đòi hỏi nguồn vốn lớn. Nhà đầu tư cần chuẩn bị nguồn vốn đầy đủ để đảm bảo cho hoạt động đầu tư lâu dài, trong đó bao gồm vốn cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư, vốn để xây dựng và vốn cho giai đoạn sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, chủ đầu tư sẽ phải nộp phí cho KCN bao gồm phí quản lý, giá điện, giá nước và phí xử lý chất thải và nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho Nhà nước. Vì vậy, nhà đầu tư cần lên kế hoạch chi phí và tìm hiểu thêm về các ưu đãi của Nhà nước, ưu đãi riêng của KCN để giảm thiểu chi phí đầu vào.

KCN Du Long đang mở cửa thu hút đầu tư với nhiều chính sách ưu đãi dành cho nhà đầu tư trong và ngoài nước
KCN Du Long đang mở cửa thu hút khách hàng đầu tư khu công nghiệp với nhiều chính sách ưu đãi dành cho nhà đầu tư trong và ngoài nước

6.4. Đánh giá rủi ro thị trường

Trong thời gian suy thoái kinh tế, lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp của Việt Nam lại là một trong những đất nước có dấu hiệu phát triển tích cực nhất. Hiện nay, khu vực miền Nam có tỷ lệ lấp đầy lên đến 92%, giá thuê đất được dự đoán sẽ tăng từ 3-7% trong năm tới. Trong khi đó, khu vực miền Trung và miền Bắc có tỷ lệ lấp đầy thấp hơn, giá thành cũng ưu đãi hơn.

Các nhà đầu tư cần đánh giá và nắm bắt xu hướng của thị trường trước khi quyết định lựa chọn khu công nghiệp. Quản trị rủi ro hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những thách thức tiềm ẩn của thị trường.

Việt Nam là một trong những thị trường sôi nổi nhất năm 2023 trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp (Hình ảnh: KCN Tam Bình, Vĩnh Long)
Việt Nam là một trong những thị trường sôi nổi nhất năm 2023 trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp (Hình ảnh: KCN Tam Bình, Vĩnh Long)

Nhờ tiềm năng phát triển cùng tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, đầu tư khu công nghiệp tại Việt Nam là một trong những lĩnh vực thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư  trong và ngoài nước. Bạn đọc có thể theo dõi và tham khảo các bài viết trên website của chúng tôi https://dulongip.vn/ cập nhật tình hình đầu tư tại khu công nghiệp mới nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *