Khi tham gia đầu tư vào các khu công nghiệp, bên cạnh chi phí thuê đất thì đơn giá xử lý nước thải khu công nghiệp cũng là một loại chi phí được các doanh nghiệp và nhà đầu tư quan tâm. Bạn đọc hãy cùng chúng tôi cập nhật về đơn giá xử lý nước thải khu công nghiệp mới nhất năm 2024 qua bài viết dưới đây nhé!
1. Cách tính chi phí xử lý nước thải khu công nghiệp
Chi phí xử lý nước thải không chỉ tính giá xử lý nước mà còn bao gồm các yếu tố khác như quy mô xử lý, công nghệ xử lý, lượng nước thải,… Dưới đây là danh sách chi tiết 7 chi phí được tính trong đơn giá xử lý nước thải của KCN:
- Chi phí xử lý 1m3 nước thải đạt chuẩn theo quy định của Nhà nước.
- Thuế theo quy định của Nhà nước.
- Chi phí bảo vệ môi trường: Mức phí này sẽ do cơ quan tỉnh, thành phố quyết định tùy thuộc vào từng đối tượng khu công nghiệp.
- Chi phí xây dựng nhà máy và lắp đặt thiết bị xử lý nước thải.
- Chi phí thuê nhân công làm việc.
- Chi phí vận hành và bảo dưỡng.
- Chi phí khấu hao các thiết bị, máy móc trong hệ thống xử lý nước thải.
Trong đó, công thức chính xác tính giá 1m3 nước thải đạt chuẩn theo quy định của Nhà nước năm 2024 được cập nhật dưới đây:
F = f x V x K |
Trong đó:
- f là đơn giá xử lý nước thải (VND/m3)
- V là khối lượng nước thải hàng tháng để thu tiền dịch vụ xử lý nước thải
- K là hệ số điều chỉnh phụ thuộc hàm lượng chất gây ô nhiễm (xác định theo Điều 3, thông tư số 13/2018/TT-BXD ngày 27/12 của Bộ Xây Dựng)
Hệ số K được xác định là một trong 4 trường hợp sau:
- Trường hợp 1: K1 = 1, K2 = 1 Thì hệ số: K = 1
- Trường hợp 2: K1 = 1, K2 > 1 Thì hệ số: K = K2
- Trường hợp 3: K1 > 1, K2 = 1 Thì hệ số: K = K1
- Trường hợp 4: K1 > 1, K2 > 1 Thì hệ số: K = K1 + K2
+ Hệ số K1 (hệ số mức độ ô nhiễm COD) sẽ được xác định theo điều 3 Thông tư số: 13/2018/TT-BXD ngày 27/12/2018 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ thoát nước hoặc thừa kế của các Thông tư sau này.
+ Hệ số K2 là tỷ lệ mức độ các chất ô nhiễm nước thải (ngoại trừ chỉ tiêu COD)
Cụ thể, Hệ số K1 – xác định mức độ ô nhiễm COD sẽ được áp dụng theo bảng dưới đây:
STT | Hàm lượng COD (mg/l) | Hệ số K1 |
---|---|---|
1 | <= 150 | 1 |
2 | 151 – 200 | 1,5 |
3 | 201 – 300 | 2 |
+ Hệ số K2: Mức độ ô nhiễm các chỉ tieu còn lại ngoại trừ chỉ tiêu COD và lấy chỉ tiêu cao nhất để xác định hệ số K2
Tỉ lệ vượt (số lần) = giá trị ô nhiễm trong mẫu nước / giá trị quy định tương ứng tại Bảng tiêu chuẩn tiếp nhận nguồn nước:
STT | Tỷ lệ vượt (số lần)
Excess ratio (number of times) |
Hệ số K2
Coefficient K2 |
---|---|---|
1 | ≤ 1,01 | 1 |
2 | 1,011~ 1,10 | 1,25 |
3 | 1,11 ~ 1,50 | 1,5 |
4 | 1,51 ~ 1,75 | 2 |
5 | 1,76 ~ 2,00 | 2,5 |
Tùy thuộc vào lưu lượng và đặc điểm các loại nước thải mà khu công nghiệp sẽ có các mức giá xử lý nước thải khác nhau. Công thức tính giá Đơn giá xử lý nước thải khu công nghiệp nêu trên là ví dụ điển hình cách tính của các Khu Công Nghiệp. Trong năm 2024 chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật cách thức tính thay đổi (nếu có)
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xử lý nước thải
Xử lý nước thải là một quá trình mang tính chất đặc thù của mỗi khu công nghiệp. Thông thường, các khu công nghiệp sẽ có một hệ thống xử lý cùng đội ngũ chuyên gia riêng cho quá trình này. Do đó, việc xác định chi phí xử lý nước thải cũng khác biệt ở các KCN.
3.1. Mức độ ô nhiễm của nước thải cần xử lý
Nước thải của những nhóm ngành có hàm lượng ô nhiễm cao thì chi phí xử lý cũng cao hơn. Ví dụ đối với những ngành như sản xuất giấy, kim loại, nhuộm vải, dệt may, nước thải chứa các hóa chất, chất tạo màu, phẩm nhuộm,… sẽ có mức ô nhiễm cao hơn so với các nhóm ngành khác.
Hiện nay, nước thải được chia thành 2 loại phổ biến, phụ thuộc vào lượng chất thải có trong nước (hàm lượng COD) như sau:
- Nước thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường cao: Đây là các loại nước thải từ quá trình sản xuất sản phẩm, nước thải của nhân công, nước thải từ quá trình làm sạch máy móc, thiết bị,…
- Nước thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường thấp: Đây là các loại nước thải ra từ quá trình làm lạnh thiết bị sản xuất, quá trình ngưng tụ hơi nước hoặc giải nhiệt.
Để xử lý nước thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn QCVN 40 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, các KCN cần thu gom và phân loại nước thải chính xác, đảm bảo quy trình xử lý được diễn ra tối ưu cả về chất lượng và chi phí.
3.2. Quy mô và công nghệ xử lý của hệ thống
Tùy thuộc vào mức độ quy mô và công nghệ xử lý của hệ thống mà chi phí cũng khác nhau ở các KCN. Một KCN có sự đầu tư lớn vào thiết bị xử lý, xây dựng nhà máy xử lý chuẩn chất lượng, tính năng của các thiết bị đều cao cấp, công suất cao,… thì chi phí xử lý nước thải cũng cao hơn.
Thông thường, quá trình xử lý nước thải sẽ bao gồm 8 bước cơ bản: sàng lọc thô, loại bỏ sạn, tách chất rắn, sục khí, lọc thứ cấp, khử trùng nước thải, phân tích kiểm tra chất lượng nước, sau đó đưa nước sạch trở về môi trường.
Giai đoạn khử trùng nước thải sẽ có các phương pháp xử lý và công nghệ khác nhau tùy thuộc vào từng nhóm ngành và khu công nghiệp như: phương pháp cơ học, phương pháp sinh học (kỵ khí tiếp xúc, A-O, A-A-O, AO-MBBR, kỵ khí UASB, màng MBR, mẻ SBR), phương pháp hóa học, phương pháp kết hợp hóa – lý (Fenton, Ozone, Peroxone), phương pháp điện hóa.
Sử dụng phương pháp truyền thống như kết hợp hóa lý và sinh học; phương pháp sử dụng công nghệ cao tiên tiến có chi phí đầu tư ban đầu thấp nhưng chi phí vận hành lại tốn kém. Ngược lại, sử dụng phương pháp công nghệ cao như vi sinh, điện phân có chi phí ban đầu cao hơn nhưng giảm đi được chi phí vận hành.
3.3. Lưu lượng và chế độ xả thải nước
Có thể chia thành hai trường hợp để xem xét mức chi phí xử lý nước thải cho yếu tố lưu lượng và chế độ xả thải như sau:
- Chế độ xả thải liên tục/ lưu lượng thấp: Chi phí thấp hơn.
- Chế độ xả thải không liên tục/ lưu lượng cao: Chí phí cao hơn.
Thời gian xử lý nước thải của hệ thống cũng có ảnh hưởng đến đơn giá xử lý nước thải KCN. Một hệ thống được cài đặt xử lý nước thải trong 1 giờ sẽ tiết kiệm chi phí hơn hệ thống xử lý nước thải trong 3 giờ. Doanh nghiệp và khu công nghiệp cần cân bằng giữa thời gian xử lý nước thải và lưu lượng nước thải ra để có thể tối ưu được chi phí cuối cùng.
3.4. Chất lượng đầu ra của nước thải
Chất lượng đầu ra của nước thải được đo lường thông qua 28 chỉ tiêu, bao gồm: pH, nhiệt độ, độ màu, nhu cầu oxy sinh hóa (BODs), nhu cầu oxy hóa học (CODs), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Amoni, tổng Nitơ, tổng Photpho, Clorua, Asen, Cadimi, Chì, Crom (VI, III), Đồng, Florua, Kẽm, Mangan, Niken, tổng Phenol, Sắt, Sunfua, Xyanua, Thủy ngân, tổng dầu mỡ khoáng, Clo dư và Coliform.
Hiện nay, chất lượng đầu ra của nước thải được quy định phân thành hai loại.
- Loại A: Đây là loại nước thải sau quá trình xử lý được dùng cho nguồn cấp nước sinh hoạt.
- Loại B: Đây là loại nước thải sau quá trình xử lý được dùng cho nguồn không dùng để cấp nước sinh hoạt.
Tùy vào mục đích tái sử dụng mà KCN sẽ chọn lựa phương pháp thích hợp trong quá trình xử lý. Thông thường nước thải loại B sẽ có chi phí xử lý cao hơn nước thải loại A do yêu chất lượng tiếp nhận đầu vào cao hơn, cần hệ thống xử lý phức tạp hơn trước khi xả thải ra môi trường.
4. 4 cách để tối ưu hóa chi phí xử lý nước thải khu công nghiệp
Chi phí xử lý nước thải cao vẫn là một bài toán khó chưa có lời giải cho nhiều doanh nghiệp. Hiểu được khó khăn đó, chúng tôi đã tổng hợp 4 cách để tối ưu hóa chi phí xử lý nước thải khu công nghiệp dưới đây, bạn đọc nếu quan tâm thì đừng bỏ lỡ thông tin dưới đây nhé.
4.1. Nâng cấp hệ thống xử lý nước thải
Quá trình hoạt động lâu dài sẽ dẫn tới các rủi ro cho KCN về xử lý nước thải như: chi phí vận hành cao, hệ thống nước thải đầu ra kém, công suất xử lý thấp so với dự trù ban đầu, vi sinh vật trong nước giảm đi. Việc nâng cấp hệ thống xử lý lúc này là cần thiết nhằm giảm thiểu tối đa những sự cố có thể xảy ra.
Khu công nghiệp cần đánh giá chính xác thực trạng của hệ thống xử lý để đưa ra các biện pháp nâng cấp hệ thống cho phù hợp. Để đảm bảo quá trình này được diễn ra đúng cách, KCN có thể liên hệ với các bên uy tín về cải tạo và nâng cấp hệ thống với nhiều năm kinh nghiệm để được hỗ trợ.
4.2. Bảo trì định kỳ để đảm bảo chất lượng máy móc
Quá trình bảo trì, bảo dưỡng hệ thống máy móc, thiết bị là một trong các cách tối ưu hóa chi phí nhanh và hiệu quả nhất, biện pháp tối ưu chi phí mà KCN cần quan tâm. Công tác bảo trì định kỳ sẽ mang lại những lợi ích sau đây:
Đối tượng | Lợi ích |
---|---|
Đối với khu công nghiệp |
|
Đối với nhà đầu tư |
|
Việc bảo trì được diễn ra với các công việc như sau:
- Kiểm tra tủ điện
- Kiểm tra hệ thống đường ống
- Kiểm tra máy bơm nước thải
- Kiểm tra máy bơm định lượng, hóa chất
- Kiểm tra máy thổi khí
- Kiểm tra hố ga bơm nước
- Kiểm tra bể tách mỡ.
- Kiểm tra các bộ phận khác.
Tùy thuộc vào đặc điểm của từng hệ thống mà KCN sẽ có thời gian bảo trì định kỳ phù hợp. Ví dụ đối với bể tách mỡ cần kiểm tra định kỳ 1 lần/1 tháng hay máy thổi khí 10 ngày/lần. Ngoài việc tự thực hiện công đoạn này, KCN có thể liên hệ với các đơn vị bảo trì hệ thống chuyên nghiệp để tiết kiệm thời gian và đảm bảo chất lượng bảo hành.
4.3. Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp
Như đã đề cập trong phần 3.2, KCN cần có hệ thống xử lý nước thải phù hợp với từng đặc điểm nước thải nhằm đảm bảo tối ưu được chi phí xử lý nước thải cho KCN. Một số công nghệ xử lý nước thải hiện nay:
- Công nghệ màng MRB: Đây là công nghệ ứng dụng vi sinh nước thải với sự kết hợp màng MRB và bể Aerotank. Các nước thải loại A thường sử dụng công nghệ màng MRB. Ưu điểm là có thể lắp đặt ở những nơi có diện tích nhỏ, tuy nhiên về lâu dài có thể dẫn tới tắc màng MRB.
- Công nghệ xử lý SBR: Đây là công nghệ xử lý nước thải theo mẻ, áp dụng vi sinh vật nhằm phân hủy chất hữu cơ. Ưu điểm mang lại là hệ thống tự động hóa của công nghệ SBR, tối ưu các chi phí phát sinh trong quá trình vận hành. Tuy nhiên, khi có vấn đề xảy ra, việc vận hành thủ công sẽ bị cản trở do tính năng tự động hóa cao.
- Công nghệ sinh học AO: Đây còn được gọi là công nghệ sinh học yếm khí, bản chất dựa vào vi sinh vật sống trong nước thải để xử lý các chất gây ô nhiễm. Ưu điểm mang lại là dễ vận hành và xử lý lượng ô nhiễm cao. Hạn chế đi kèm là diện tích xây dựng hệ thống xử lý khá lớn, tốn kém chi phí.
- Công nghệ sinh học AAO: Đây là công nghệ xử lý có nguồn gốc tại Nhật Bản, bao gồm quá trình xử lý sinh học thiếu khí, kỵ khí và hiếu khí, ứng dụng được cho các loại nước thải đa dạng. Tuy nhiên, thời gian khởi động của AAO tương đối lâu.
- Công nghệ sinh học MBBR: Đây là công nghệ dùng vi sinh vật bổ sung giá thể di động nhằm mục đích phân hủy chất hữu cơ trong nước thải. Ưu điểm là thích hợp với diện tích hệ thống tương đối nhỏ. Tuy nhiên, chi phí sử dụng MBBR khá cao và cần phải bảo trì hệ thống thường xuyên.
- Công nghệ hóa lý: Đây là phương pháp dựa vào phản ứng hóa học và lý hóa trong phản ứng giữa chất ô nhiễm môi trường và hóa chất khử trùng. Ưu điểm là khả năng làm sạch nước thải cao, kể cả các chất ô nhiễm dạng keo. Ngược lại, công nghệ hóa lý tốn chi phí cao về hóa chất sử dụng.
4.4. Sử dụng hệ thống vận hành tự động
Thông thường, có hai trường hợp trong vận hành hệ thống xử lý nước thải là vận hành bằng tay và vận hành tự động. Đối với hệ thống vận hành tự động, các máy móc, thiết bị sẽ hoạt động theo chương trình đã lập trình trước. Khi xảy ra vấn đề, việc cảnh báo sẽ được thực hiện thông qua đèn báo.
Hiện nay, hệ thống vận hành tự động đã được áp dụng ở nhiều KCN tại Việt Nam. Ưu điểm của hệ thống vận hành tự động giúp KCN tối ưu chi phí thuê nhân công vận hành, tối ưu quá trình tự động hóa một phần hoặc toàn bộ quá trình xử lý nước thải của khu công nghiệp.
Bài viết trên đây đã cập nhật cho bạn đọc thông tin mới nhất về đơn giá xử lý nước thải khu công nghiệp mới nhất tại Việt Nam. Nếu muốn tìm hiểu thêm về thị trường bất động sản khu công nghiệp, bạn đọc hãy tham khảo thêm các bài viết tại https://dulongip.vn/ nhé!