Khu công nghiệp dệt may tại Việt Nam: thực trạng, đặc điểm,…

Khu công nghiệp dệt may đang là một trong những loại hình khu công nghiệp tiềm năng được Nhà nước tập trung phát triển trong giai đoạn 2024 – 2026. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cập nhật thông tin mới nhất về thực trạng, đặc điểm của mô hình KCN dệt may cũng như các cơ hội và thách thức khi nhà đầu tư lựa chọn gia nhập vào thị trường này. 

Thành lập và đẩy mạnh các KCN dệt may là chủ trương của Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn cung sản phẩm dệt may hiện nay của nền kinh tế
Thành lập và đẩy mạnh các KCN dệt may là chủ trương của Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn cung sản phẩm dệt may hiện nay của nền kinh tế
Nội dung chính

1. Tổng quan về mô hình khu công nghiệp dệt may

1.1. Định nghĩa

Khu công nghiệp dệt may là khu công nghiệp (KCN) có định hướng phát triển chuyên sâu dành cho các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành dệt may và các nhóm ngành công nghiệp phụ trợ liên quan. Các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất may mặc, dệt – nhuộm vải, sản xuất túi xách, phụ kiện,…

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đòi hỏi Việt Nam chạy đua sự phát triển của ngành dệt may, nhằm bảo đảo đáp ứng đơn hàng và sự chuyển dịch của nền kinh tế thế giới
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đòi hỏi Việt Nam chạy đua sự phát triển của ngành dệt may, nhằm bảo đảo đáp ứng đơn hàng và sự chuyển dịch của nền kinh tế thế giới

1.2. Vai trò của mô hình khu công nghiệp chuyên dệt may

Dưới đây, chúng tôi cập nhật cho bạn đọc vai trò của mô hình KCN dệt may tại Việt Nam như sau:

  • Sản xuất các sản phẩm dệt may và cung cấp dịch vụ cho sản xuất dệt may: Dệt may là một trong những ngành nghề có lịch sử lâu đời tại Việt Nam. Mặc dù có nhiều tiềm năng để phát triển, Việt Nam thiếu nguồn cung về hàng hóa dệt may cả trong và ngoài nước. Việc phát triển KCN dệt may sẽ giúp Nhà nước giải quyết hoàn toàn khó khăn này.
  • Giải quyết tình trạng thiếu việc làm cho người lao động: Đặc thù nhóm ngành dệt may không đòi hỏi chất lượng lao động cao vì vậy Nhà nước có thể dễ dàng giải quyết tình trạng thất nghiệp cho phần lớn người lao động.
  • Chuyển đổi cơ cấu kinh tế: Phát triển KCN dệt may tạo tiền đề cho việc phát triển các nhóm ngành khác như trồng bông, nuôi tằm hay các nhóm ngành nguyên vật liệu, sản xuất máy móc và dịch vụ vận chuyển. Từ đó, chuyển đổi cơ cấu sang nền kinh tế công nghiệp – dịch vụ.

2. Đặc điểm của khu công nghiệp dệt may ở Việt Nam

Mô hình KCN dệt may ở Việt Nam có những đặc điểm sau đây:

  • Đầy đủ các giấy tờ theo quy định của pháp luật: Mô hình KCN dệt máy đảm bảo đáp ứng giấy phép của KCN cơ bản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép đăng ký kinh doanh,…
  • Đầy đủ về cơ sở hạ tầng: Hạ tầng kỹ thuật KCN hiện đại, hệ thống giao thông phát triển, đầy đủ về trang thiết bị, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cung cấp điện, nước, cảnh quan.
  • Đáp ứng tiêu chuẩn về hệ thống xử lý nước thải: Với đặc thù ngành dệt may có lượng nước thải phức tạp, nhiều hóa chất; các KCN dệt may cần đáp ứng tiêu chuẩn về vấn đề xử lý nước thải theo quy định của Pháp luật. 
  • Đầy đủ các tiện ích hạ tầng: Mô hình KCN dệt may đáp ứng đầy đủ các tiện ích như khu nhà ở dành cho công nhân, khu nhà điều hành và các dịch vụ đi kèm như bưu chính viễn thông, an ninh công cộng.
Phát triển các KCN dệt may góp phần tạo công việc cho lực lượng lao động tại Việt Nam
Phát triển các KCN dệt may góp phần tạo công việc cho lực lượng lao động tại Việt Nam

3. Thực trạng khu công nghiệp dệt may ở Việt Nam

Hiện nay, số lượng KCN dệt may tại Việt Nam tương đối ít với 5 KCN trên cả nước. Tập trung rải rác ở các tỉnh thành như: Hưng Yên, Nam Định, Bình Dương, Đồng Nai và Tây Ninh.

5 KCN dệt may được công nhận ở Việt Nam bao gồm:

  • KCN Dệt may Phố Nối B – Hưng Yên
  • KCN Dệt may Rạng Đông – Nam Định
  • KCN Dệt may Bình An – Bình Dương
  • KCN Dệt may Nhơn Trạch – Đồng Nai
  • KCN Dệt may và công nghiệp hỗ trợ TMTC – Tây Ninh

Các doanh nghiệp tập trung tại KCN dệt may đến từ cả trong và ngoài nước với các sản phẩm đa dạng từ dệt may, hàng tiêu dùng, túi xách, da giày, hóa chất, dược phẩm,… 

Tại khu vực miền Trung, KCN Du Long là KCN đang chú trọng thu hút ngành dệt may tại Việt Nam. Với ưu thế đáp ứng đủ các tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp dệt may hoạt động. Du Long hứa hẹn sẽ là “điểm sáng” khi các doanh nghiệp gia nhập vào thị trường dệt may.

4. Các chính sách ưu đãi dành cho khu công nghiệp dệt may

Các lĩnh vực thuộc nhóm ngành dệt may được áp dụng chính sách ưu đãi như sau:

  • Giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: Hưởng mức thuế TNDN 10% (15 năm), giảm 50% thuế (trong 9 năm tiếp theo) cho các dự án mới thuộc khu công nghệ cao hoặc khu vực có điều kiện đặc biệt khó khăn.
  • Miễn thuế nhập khẩu: Đối với các hàng hóa, máy móc phục vụ cho việc tạo tài sản cố định theo quy định của pháp luật.
  • Giảm thuế giá trị gia tăng (VAT): Mức thuế VAT áp dụng cho sản phẩm dệt may sẽ thấp hơn so với thông thường hoặc được miễn tùy trường hợp. 
  • Các khoản khấu trừ thuế khác theo quy định: Bao gồm các khoản như khấu trừ thuế đào tạo, khấu trừ thuế đầu tư,…
Việt Nam có nhiều chính sách ưu đãi dành cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp khi gia nhập vào thị trường dệt may
Việt Nam có nhiều chính sách ưu đãi dành cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp khi gia nhập vào thị trường dệt may

5. Các cơ hội và thách thức của các khu công nghiệp dệt may

Trong những năm tới, nhu cầu về KCN dệt may tại Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên. Điều này là do ngành dệt may Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

5.1. Các cơ hội đầu tư

Với sự phát triển mạnh mẽ, khu công nghiệp dệt may đang có các cơ hội đầu tư như sau:

  • Thị trường tiêu thụ: Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại như FTA, CPTPP giúp các sản phẩm dệt may dễ dàng tiếp cận thị trường toàn cầu. Việt Nam có thể trở thành một trung tâm sản xuất và cung cấp sản phẩm thời trang cho thị trường quốc tế.
  • Chi phí sản xuất: Nhìn chung, hiện tại chi phí đầu tư vào thị trường KCN dệt may tại Việt Nam vẫn thấp hơn so với mặt bằng chung các quốc gia trong khu vực ASEAN.
  • Nguồn lao động: Việt Nam với nguồn lao động trẻ dồi dào, chi phí thuê lao động thấp so với các quốc gia. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư trong việc lựa chọn lao động đa dạng.
  • Cơ chế, chính sách: Thuộc KCN được chủ trương phát triển, Việt Nam cung cấp nhiều ưu đãi thuế và hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào ngành công nghiệp dệt may.

5.2. Các thách thức đầu tư

Bên cạnh những cơ hội đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp khu công nghiệp dệt may cần lưu ý đến những thách thức khi chọn phân khúc này, bao gồm:

  • Cạnh tranh gay gắt: Ngành công nghiệp dệt may có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các quốc gia khác trong khu vực và trên toàn thế giới. Do đó, các doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng và hiệu suất sản xuất để nâng cao lợi thế cạnh tranh.
  • Phát triển bền vững: Các khu công nghiệp cần đối mặt với áp lực để phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Điều này có thể bao gồm việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, cũng như xử lý nước thải một cách hiệu quả.
  • Thay đổi xu hướng tiêu dùng: Người tiêu dùng hiện nay đang bắt đầu thay đổi xu hướng tiêu dùng từ các sản phẩm giá rẻ sang những sản phẩm “xanh”, mang tính chất bảo vệ môi trường. Do đó, nhà đầu tư và doanh nghiệp cần nắm bắt nhanh và chính xác xu hướng tiêu dùng để đưa ra giải pháp hợp lý.
  • Tác động của biến đổi khí hậu: Ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất hàng may mặc. Dự báo từ các báo cáo cho thấy, Việt Nam có khả năng sẽ giảm 22% nguồn thu từ xuất khẩu hàng thời trang vào 2030 do ảnh hưởng của nắng nóng và lũ lụt.
Xu hướng tiêu dùng dịch chuyển sang các sản phẩm thời trang thân thiện với môi trường, đảm bảo sự bền vững và bảo vệ môi trường
Xu hướng tiêu dùng dịch chuyển sang các sản phẩm thời trang thân thiện với môi trường, đảm bảo sự bền vững và bảo vệ môi trường

5.3. Các giải pháp để vượt qua thách thức

Dựa vào những bài học và kinh nghiệm được đúc rút trong năm 2023, Nhà nước đã đưa ra những giải pháp thực tế để vượt qua những thách thức trong giai đoạn tới như sau:

  • Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Các khu công nghiệp dệt may cần được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, bao gồm đường giao thông, điện, nước, viễn thông, xử lý nước thải, khí thải,…
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm: Để tăng lợi thế cạnh tranh, sản phẩm dệt may cần nâng cao chất lượng, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu.
  • Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao: Ngành công nghiệp dệt may đang chuyển đổi với sự ra đời của công nghệ số hóa và tự động hóa. Doanh nghiệp cần phải đầu tư vào công nghệ mới, nâng cao dây chuyền sản xuất. Từ đó, góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm làm ra.
  • Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Doanh nghiệp cần có các chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, giúp vận hành các máy móc, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng sự phát triển của nền cách mạng công nghiệp 4.0.
  • Tăng cường hợp tác quốc tế: Nhằm kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài, thiết lập được mối quan hệ lâu dài trong phát triển ngành dệt may của Việt Nam với các quốc gia khác.
Phát triển bền vững ngành công nghiệp dệt may là vấn đề cần được chú trọng trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới
Phát triển bền vững ngành công nghiệp dệt may là vấn đề cần được chú trọng trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới

Trên đây, chúng tôi đã tổng hợp cho bạn đọc những thông tin về khu công nghiệp dệt may tại Việt Nam hiện nay. Nếu quan tâm đến bất động sản khu công nghiệp, bạn đọc đừng quên truy cập vào https://dulongip.vn/ để đón đọc những bài chia sẻ về phân khúc bất động sản này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *