Khu công nghiệp là gì? Phân biệt các loại hình khu công nghiệp

Khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng giúp phát triển nền kinh tế quốc gia và hội nhập kinh tế thế giới. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi khu công nghiệp là gì, các loại hình khu công nghiệp và quy trình thành lập khu công nghiệp gồm những bước nào?

Khu công nghiệp nghĩa là gì? KCN được coi là một trong những mắt xích quan trọng giúp phát triển cơ cấu nền kinh tế
Khu công nghiệp nghĩa là gì? KCN được coi là một trong những mắt xích quan trọng giúp phát triển cơ cấu nền kinh tế
Nội dung chính

1. Khu công nghiệp là gì? Tổng quan về khu công nghiệp

Khu công nghiệp (KCN) là khu vực có ranh giới địa lý được xác định rõ và không cho phép cư dân sinh sống. Đây là khu vực quy hoạch riêng biệt tại những vùng có địa lí và điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi cho mục đích xây dựng và vận hành hoạt động kinh doanh.

Các doanh nghiệp tại KCN tập trung vào các lĩnh vực sản xuất hàng hóa công nghiệp và các dịch vụ liên quan nhằm hỗ trợ cho quá trình sản xuất hàng công nghiệp theo Nghị định 82/2018/NĐ-CP.

Bên cạnh các doanh nghiệp cung cấp cơ sở hạ tầng và tiện ích công cộng cùng dịch vụ xử lý chất thải, KCN còn được tích hợp với khu chức năng bên trong như khu đô thị – dịch vụ với các phân khu chức năng hỗ trợ như: nhà ở, bệnh viện, trường học, trung tâm nghiên cứu và phát triển.

Các phân khu chức năng được xây dựng với vai trò hỗ trợ, cung cấp dịch vụ tiện ích xã hội cho KCN nhằm đảm bảo sự bền vững và đồng bộ trong phát triển kinh tế – xã hội của môi trường KCN.

Khu công nghiệp là gì? Đây là khu vực đã được quy hoạch, có ranh giới địa lý rõ ràng, tách biệt
Khu vực khu công nghiệp là gì? Đây là nơi đã được quy hoạch, có ranh giới địa lý rõ ràng, tách biệt

KCN được thành lập cần đáp ứng những đặc điểm cơ bản sau:

  • Không có quy định cụ thể về diện tích tối thiểu và tối đa nhưng KCN thường có quy mô lớn và dễ dàng đáp ứng được nhu cầu mở rộng.
  • Chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp lớn nhằm phục vụ sản xuất công nghiệp.
  • KCN bao gồm các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp.

KCN và Cụm công nghiệp (CCN) là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, hai mô hình này khác nhau hoàn toàn. Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật giúp bạn phân biệt hai khái niệm này:

Tiêu chí Cụm công nghiệp Khu công nghiệp
Quy Mô 10 – 75 ha Không có quy định cụ thể về diện tích tối thiểu hoặc tối đa
Loại hình doanh nghiệp hoạt động Tập trung vào khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu là sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp hoặc chế biến nông lâm thủy sản Chủ yếu là doanh nghiệp lớn, phục vụ sản xuất công nghiệp
Chức năng Sản xuất phụ tùng máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp Sản xuất công nghiệp, cung ứng dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp
Điều kiện thành lập Quy hoạch xây dựng phải được nhà nước phê duyệt, có chủ đầu tư xây dựng cùng khả năng lấp đầy sau 1 năm thành lập Quy hoạch xây dựng KCN được Chính phủ phê quyết, có hệ thống cơ chế và cơ sở hạ tầng đồng bộ cùng chính sách toàn diện
Đối với doanh nghiệp chế xuất Không được phép hoạt động bên trong cụm công nghiệp Được phép hoạt động bên trong khu công nghiệp

2. Vai trò của khu công nghiệp

Nội dung phần 1 đã giúp bạn trả lời được câu hỏi khu công nghiệp nghĩa là gì. Vậy vai trò của khu công nghiệp ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế công nghiệp của Việt Nam? Hãy cùng Du Long tìm hiểu chi tiết nhé.

KCN có những vai trò lớn và ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu nền kinh tế quốc dân cũng như thúc đẩy các nguồn tiềm lực chính phục vụ cho hoạt động kinh doanh sản xuất hàng công nghiệp. Bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ hơn về vai trò của KCN đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong bài viết 7 vai trò của khu công nghiệp và mục tiêu phát triển của nhà nước giai đoạn 2021 – 2025:

  • Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước: KCN là nam châm thu hút mạnh mẽ nguồn vốn nước ngoài – FDI (Foreign Direct Investment). Nguồn lực tài chính tập trung đổ về các KCN giúp đáp ứng tiêu chí về địa lý, giao thông và dịch vụ hạ tầng.
  • Kích thích các doanh nghiệp phát triển: Các doanh nghiệp trong nước áp dụng công nghệ chuyển giao từ các doanh nghiệp FDI đã tạo nên động lực to lớn kích thích sự phát triển vượt trội của quá trình công nghiệp hóa, giúp nền kinh tế quốc gia dần chuyển sang nền kinh tế thị trường hiện đại.
  • Đẩy mạnh phát triển các ngành mũi nhọn: KCN có tác động lớn tới dịch chuyển cơ cấu kinh tế với tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm đa số so với ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản
  • Tạo công ăn việc làm cho người dân: KCN có nhu cầu về nguồn nhân lực lớn. Điều này giúp dẫn tới tạo một lượng lớn việc làm và giảm được tỷ lệ thất nghiệp đáng kể trong khu vực địa phương.
  • Thúc đẩy hiện đại hóa kết cấu hệ thống hạ tầng và phát triển đô thị mới: Dịch vụ phụ trợ cùng kỹ thuật hạ tầng trong khu vực KCN được yêu cầu có phát triển song song. Sự thay đổi này giúp thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị tại Việt Nam.
Khu công nghiệp là gì? Đây là một trong những nhân tố giúp thay đổi cơ cấu nền kinh tế quốc gia nhanh nhất
KCN là một trong những nhân tố giúp thay đổi cơ cấu nền kinh tế quốc gia nhanh nhất giúp bạn trả lời được câu hỏi khu công nghiệp là gì và vai trò của nó ra sao.

3. Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ khu công nghiệp

Tổ chức lãnh thổ KCN được tổ chức 4 hình thức chính bao gồm điểm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, trung tâm công nghiệp và vùng công nghiệp. Dưới đây là thông tin cơ bản về các hình thức này:

  • Điểm công nghiệp: Điểm công nghiệp là hình thức tổ chức công nghiệp cơ bản nhất với quy mô hoạt động chỉ bao gồm một hoặc hai ba xí nghiệp được hoạt động ở khu vực gần nguồn nguyên, nhiên liệu. Điểm công nghiệp có thể nằm cùng với khu dân cư, được hình thành chủ yếu ở các tỉnh, thôn, xã với mục đích khai thác tối đa nguồn tài nguyên khu vực.
  • Khu công nghiệp tập trung: Là khu vực có ranh giới nhất định, không nằm cùng điểm dân cư sinh sống và tập trung nhiều doanh nghiệp trong cùng khu vực. Các sản phẩm công nghiệp làm ra làm ra phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
  • Trung tâm công nghiệp: Là khu vực tổ chức lãnh thổ công nghiệp trình độ cao gắn liền với các đô thị vừa và lớn. Trung tâm công nghiệp bao gồm nhiều điểm công nghiệp và nhiều khu công nghiệp. Hình thức này thường có vị trí địa lý thuận lợi, có quy mô lớn và có tầm ảnh hưởng lớn nhất định đối với nền kinh tế quốc dân
  • Vùng công nghiệp: là hình thức lớn nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp, bao gồm hai loại chính là vùng công nghiệp ngành và vùng công nghiệp tổng hợp. Bên trong vùng công nghiệp yêu cầu trình độ chuyên môn hóa cao.
Trung tâm công nghiệp yêu cầu lao động trình độ cao
Trung tâm công nghiệp yêu cầu lao động trình độ cao

4. 5 loại hình khu công nghiệp tại Việt Nam

Dựa theo nghị định 82/2018/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam cấp phép hoạt động cho 6 loại hình KCN chính bao gồm: Khu chế xuất, KCN hỗ trợ và KCN sinh thái, KCN chuyên ngành và KCN công nghệ cao. Các loại hình KCN tại Việt Nam được miêu tả chi tiết trong “Các loại hình khu công nghiệp” bao gồm:

  • Khu chế xuất: là KCN được thành lập bởi Chính phủ với ranh giới địa là được xác lập bởi biên giới hải quan và thuế quan quốc gia.Mục đích chính của khu chế xuất là phục vụ cho nhu cầu sản xuất hàng xuất khẩu.
  • Khu công nghiệp hỗ trợ: là hình thức KCN sản xuất các sản phẩm để hỗ trợ quy trình sản xuất của các doanh nghiệp khác. Trong đó quy định, 60% quỹ đất cho thuê trong KCN cần phục vụ cho các dự án về sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
  • Khu công nghiệp sinh thái: là loại hình có quy định rõ ràng về ranh giới địa lý, KCN này không cho phép dân cư sinh sống. Mục tiêu chính của hình thức này là sản xuất bền vững, nhằm giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực tới môi trường.
  • Khu công nghiệp chuyên ngành: là KCN chuyên sản xuất và cung ứng dịch vụ cho một ngành nghề cụ thể với 60% diện tích quỹ đất được sử dụng thu hút đầu tư cho dự án thuộc ngành, nghề này.
  • Khu công nghiệp công nghệ cao: là loại hình KCN tập trung hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao và tiên tiến nhằm khuyến khích sáng tạo công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp khác nền tảng công nghệ cao và cung ứng nguồn nhân lực chuyên về công nghệ cao.

5. Quy trình thành lập một khu công nghiệp

Dựa vào nghị định 35/2022/NĐ-CP, quy trình thành lập một KCN bao gồm các giai đoạn như chuẩn bị hồ sơ, trình tự thủ tục cụ thể như sau:

  • Hồ sơ chuẩn bị bao gồm
    • Văn bản đề nghị của nhà đầu tư về việc thành lập khu công nghiệp
    • Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu chế xuất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
    • Giấy chứng nhận đầu tư cho cấp cho các nhà đầu tư thực hiện dự án phát triển cơ sở hạ tầng của khu chế xuất
    • Hồ sơ thành lập phải có 04 bộ, trong đó 01 bản gốc nộp cho Ban Quản lý khu chế xuất hay Sở Kế hoạch và Đầu tư

Trình tự thủ tục thành lập KCN như sau:

Trường hợp 1: Đối với dự án hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công

Bước 1: Chuẩn bị báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án hạ tầng khu công nghiệp, chú ý đảm bảo nội dung giải trình đáp ứng các điều kiện tại Điều 9 của Nghị định.

Bước 2: Thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, bao gồm nội dung theo quy định của pháp luật về đầu tư công và việc đáp ứng các điều kiện tương ứng quy định tại Điều 9 của Nghị định.

Trường hợp 2: Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp

Bước 1: Đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư. Nội dung giải trình cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 9 và khoản 1 Điều 10 của Nghị định.

Bước 2: Thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư, bao gồm nội dung theo quy định của pháp luật về đầu tư và việc đáp ứng các điều kiện tương ứng quy định tại Điều 9 và khoản 1 Điều 10 của Nghị định.

Trường hợp 3: Khu công nghiệp thuộc trường hợp phân kỳ đầu tư

Bước 1: Nộp bộ hồ sơ dự án phải cam kết về tiến độ thu hút các dự án đầu tư thực hiện cụm liên kết ngành quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định.

Bước 2: Xin cấp giấy chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải quy định nội dung cam kết trong hồ sơ dự án. Xử lý vi phạm cam kết theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định khác liên quan.

Bước 3: Sau khi đạt tỷ lệ lấp đầy tối thiểu 60% hoặc đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo quy hoạch. Đối với khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công hoặc giai đoạn tiếp theo cùng nhà đầu tư với giai đoạn trước, xin cấp giấy chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc cấp cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

6. Tình hình phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam năm 2024

Nội dung trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc khu công nghiệp là gì và một số loại hình và hình thức tại Khu Công Nghiệp. Trong nội dung tiếp theo, hãy cùng Du Long tìm hiểu về tình hình phát triển của khu công nghiệp Việt Nam trong tương lai sẽ như thế nào nhé.

Ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế cho biết khu công nghiệp là nhân tố chính giúp tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2021 – 2023. Nhờ sự quan tâm và định hướng phát triển đúng đắn của Nhà nước, tính đến tháng 10 năm 2023, Việt Nam đã có thêm 413 khu công nghiệp đã được thành lập, trong đó 295 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động.

Trong giai đoạn này, Nhà nước không chỉ được tập trung mở rộng quy mô mà còn chú trọng hơn đến chất lượng các khu công nghiệp. Đặc biệt, việc đảm bảo hoạt động sản xuất  song song với bảo vệ môi trường cũng được đặt lên hàng đầu.

Các khu công nghiệp được khuyến khích chuyển sang loại hình khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp sinh thái và khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ
Các khu công nghiệp được khuyến khích chuyển sang loại hình khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp sinh thái và khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ

Việc phát triển khu công nghiệp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác với các doanh nghiệp quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng, giúp Việt Nam chuyển giao cơ cấu nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp. Bên cạnh đó, tiếp thu và ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới giúp tối ưu hóa sản xuất đã trở thành một trong những tiêu chí quan trọng cho mỗi chủ doanh nghiệp.

Trong thời gian tiếp theo, Chính phủ đang có ý định quy hoạch lại các khu công nghiệp, đồng thời chuyển đổi hình thức KCN đa ngành sang KCN chuyên ngành, KCN sinh thái và KCN – đô thị – dịch vụ để phát huy tối đa tiềm lực của từng khu vực. Để biết thêm thông tin chi tiết về mục tiêu phát triển và những chính sách mới sẽ được Chính phủ áp dụng, bạn đọc có thể tham khảo bài viết “Tình hình phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam”

Khu công nghiệp Du Long tại tỉnh Ninh Thuận là 1 trong các KCN mới được phê duyệt giấy phép môi trường cho các ngành nghề đặc thù
Khu công nghiệp Du Long tại tỉnh Ninh Thuận là 1 trong các KCN mới được phê duyệt giấy phép môi trường cho các ngành nghề đặc thù

Hy vọng bài viết của chúng tôi đã giúp bạn nắm rõ các thông tin cơ bản về khu công nghiệp là gì và phân biệt được đặc điểm nổi bật của từng loại hình. Hãy theo dõi các bài viết khác trên website https://dulongip.vn/ của chúng tôi để đọc thêm nhiều bài viết về lĩnh vực bất động sản cũng như cập nhật tình hình đầu tư khu công nghiệp sớm nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *