6 loại hình khu công nghiệp phổ biến & quy định của Nhà nước

Hiện nay, Việt Nam đang có các loại hình khu công nghiệp nào? Đây là câu hỏi mà rất nhiều nhà đầu tư bất động sản đang có ý định đầu tư vào khu công nghiệp đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Câu trả lời là theo quy định của Nhà nước, hiện đang có 6 loại hình khu công nghiệp. Mỗi loại hình sẽ có vai trò riêng để phục vụ cho nhu cầu phát triển khác nhau của từng địa phương.

Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết khái niệm, vai trò và chính sách ưu đãi của từng loại hình.

Hiện nay tại Việt Nam phổ biết 6 loại hình khu công nghiệp với định hướng hoạt động đa dạng
Hiện nay tại Việt Nam phổ biết 6 loại hình khu công nghiệp với định hướng hoạt động đa dạng
Nội dung chính

1. Khu chế xuất

1.1 Khu chế xuất là gì?

Khu chế xuất là loại hình khu công nghiệp được thành lập bởi Chính Phủ, có ranh giới địa lý được xác lập bởi biên giới hải quan và thuế quan quốc gia. Do khu chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào thuế quan nên hàng hóa, nguyên vật liệu ra vào khu chế xuất cần thực hiện thủ tục hải quan theo quy định.

Mục đích chính của các loại hình khu công nghiệp ở Việt Nam là phục vụ cho nhu cầu sản xuất hàng xuất khẩu. Các hoạt động đầu tư chính được thực hiện bao gồm: thuê, mua hoặc chuyển nhượng đất công nghiệp, thuê nhà xưởng xây sẵn để phục vụ sản xuất và kinh doanh; sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ liên quan theo quy định của pháp luật.

Tân Thuận là KCX đầu tiên được thành lập vào năm 1991 tại phường Tân Thuận Đông, Quận 7, TP Hồ Chí Minh
Tân Thuận là KCX là một trong các loại hình khu công nghiệp việt nam đầu tiên được thành lập vào năm 1991 tại phường Tân Thuận Đông, Quận 7, TP Hồ Chí Minh

1.2. Vai trò của khu chế xuất

Có cơ chế đặc thù, các loại hình khu công nghiệp Việt Nam của khu chế xuất là một trong những mắt xích quan trọng để thu hút nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Bên cạnh đó, khu chế xuất còn đóng vai trò quan trọng trong việc:

  • Tạo cơ hội việc làm và xây dựng đội ngũ lao động lành nghề, chuyên môn cao tại địa phương.
  • Tận dụng và phát triển những thế mạnh đặc thù của khu vực.
  • Thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) cho địa phương.
  • Đẩy mạnh quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế địa phương.
  • Thúc đẩy phát triển năng lực công nghệ của quốc gia.

1.3. Chính sách của khu chế xuất

Các khu chế xuất hiện đang được hưởng 3 ưu đãi từ Chính phủ bao gồm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế xuất nhập khẩu và miễn giảm thuế giá trị gia tăng. Dưới đây là thông tin chi tiết của từng loại thuế:

  • Miễn thuế xuất nhập khẩu: Các hàng hóa được nhập khẩu để phục vụ công tác sản xuất và xây dựng tài sản cố định sẽ được miễn thuế nhập khẩu.
  • Giảm trừ thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với doanh nghiệp chế xuất: Tùy theo lĩnh vực sản xuất, các doanh nghiệp sẽ được hưởng mức thuế suất thấp hơn thông thường trong thời hạn nhất định hoặc trong toàn bộ vòng đời dự án.
  • Miễn giảm thuế giá trị gia tăng (thuế VAT): Doanh nghiệp chế xuất sẽ được miễn thuế VAT 10% trong thời hạn 15 năm.
Các khu chế xuất sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế đặc biệt dành riêng cho khu vực phi thuế quan
Các khu chế xuất sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế đặc biệt dành riêng cho khu vực phi thuế quan

1.4. Một số khu chế xuất nổi bật ở Việt Nam

Khu chế xuất là một trong những loại hình phổ biến nhất ở Việt Nam. Cùng chúng tôi tham khảo thông tin của một số khu chế xuất nổi bật ở Việt Nam trong bảng dưới đây:

Khu chế xuất nổi bật Thông tin
KCX Tân Thuận
  • Vị trí: TP Hồ Chí Minh
  • Tạo: 60.000 việc làm
  • Tổng vốn đầu tư: 2,1 tỷ USD (cuối 2021) 
KCX Linh Trung I
  • Vị trí: TP Hồ Chí Minh
  • Tạo: 50.000 việc làm 
  • Kim ngạch xuất khẩu: 1,34 tỷ USD (2011)
KCX Linh Trung III
  • Vị trí: Tây Ninh
  • Tạo: 15.000 việc làm
  • Kim ngạch xuất khẩu: 607 triệu USD (2021)

2. Khu công nghiệp hỗ trợ

2.1 Khu công nghiệp hỗ trợ là gì?

Trong các loại hình khu công nghiệp, Khu công nghiệp hỗ trợ (KCN hỗ trợ) là mô hình khu công nghiệp tập trung sản xuất các sản phẩm và cung ứng dịch vụ hỗ trợ quá trình sản xuất. Các ngành nghề công nghiệp hỗ trợ bao gồm: dêt may, da giày, ngành điện tử, ngành sản xuất lắp ráp ô tô, ngành cơ khí chế tạo, và các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ khác được quy định tại Phụ lục đính kèm NDD111/2015/NĐ-CP. Theo quy định của pháp luật về phát triển công nghiệp hỗ trợ, KCN hỗ trợ sẽ dành ra ít nhất 60% quỹ đất để thu hút các dự án đầu tư liên quan đến sản xuất công nghiệp hỗ trợ.

Các loại khu công nghiệp bổ trợ thường kết hợp để hỗ trợ, đẩy nhanh tốc độ cho những khu công nghiệp chuyên sản xuất khác. Ngoài ra, khu công nghiệp hỗ trợ còn tiếp nhận các công nghệ kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng của lực lượng lao động và kích thích, tối ưu hóa quy trình sản xuất.

KCN hỗ trợ thường được xây dựng gần các KCN khác để đảm bảo hiệu quả cung ứng sản phẩm và dịch vụ phụ trợ thiết yếu
KCN hỗ trợ thường được xây dựng gần các KCN khác để đảm bảo hiệu quả cung ứng sản phẩm và dịch vụ phụ trợ thiết yếu

2.2. Vai trò của khu công nghiệp hỗ trợ

Khu công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế của địa phương. Dưới đây là 4 vai trò chính của loại hình khu công nghiệp này:

  • Hỗ trợ phát triển, đẩy nhanh tốc độ các khu công nghiệp sản xuất khác và tăng cường hiệu suất kinh tế của địa phương.
  • Thúc đẩy việc thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) thông qua các chính sách khuyến khích đầu tư của Chính phủ.
  • Khuyến khích áp dụng các công nghệ và kỹ thuật mới trong quá trình sản xuất và quản lý trong các ngành công nghiệp phụ trợ.
  • Tạo cơ hội việc làm cho người dân và đóng góp vào quá trình nâng cấp cơ sở hạ tầng và đô thị hóa của địa phương.

2.3. Chính sách của khu công nghiệp hỗ trợ

Khu công nghiệp hỗ trợ cũng nhận được nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư từ Chính phủ. Bạn đọc có thể tham khảo thông tin chi tiết dưới đây:

  • Miễn, giảm tiền thuê đất: Các dự án tại KCN hỗ trợ sẽ được miễn giảm tiền thuê đất trong thời hạn nhất định hoặc trong toàn bộ vòng đời dự án theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Hỗ trợ vay vốn: Doanh nghiệp sẽ được ưu tiên trong hoạt động vay vốn tín dụng đầu tư từ ngân hàng Nhà nước và các hoạt động huy động vốn khác.
  • Ưu đãi thuế TNDN: Doanh nghiệp sẽ được hưởng mức ưu đãi thuế TNDN dành cho KCN hỗ trợ. Mức thuế suất ưu đãi cụ thể sẽ phụ thuộc vào ngành nghề và chính sách của địa phương.
  • Ưu tiên thu hút đầu tư: Các dự án thuộc KCN hỗ trợ sẽ được đưa vào danh mục dự án thu hút đầu tư của địa phương.
Các dự án nằm trong KCN hỗ trợ sẽ được đưa vào danh mục dự án thu hút đầu tư và nhận được nhiều chính sách ưu đãi của Chính phủ
Các dự án nằm trong KCN hỗ trợ sẽ được đưa vào danh mục dự án thu hút đầu tư và nhận được nhiều chính sách ưu đãi của Chính phủ

2.4. Một số khu công nghiệp hỗ trợ nổi bật ở Việt Nam

Dưới đây là thông tin cơ bản về vị trí và diện tích của một số khu công nghiệp hỗ trợ nổi bật ở Việt Nam, bạn có thể tham khảo để biết thêm chi tiết các hoạt động thực tế của loại hình khu công nghiệp này:

Khu công nghiệp hỗ trợ nổi bật

Thông tin

KCN hỗ trợ Hiệp Phước (Giai đoạn II)
  • Vị trí: TP Hồ Chí Minh
  • Diện tích: 200 ha
KCN hỗ trợ Lê Minh Xuân 3
  • Vị trí: TP Hồ Chí Minh
  • Diện tích: 100 ha
KCN Cơ khí ô tô
  • Vị trí: TP Hồ Chí Minh
  • Diện tích: 60 ha

3. Khu công nghiệp sinh thái

3.1. Khu công nghiệp sinh thái là gì?

Khu công nghiệp sinh thái (KCN sinh thái) là một trong các loại khu công nghiệp đặc biệt, với địa giới rõ ràng và không dành cho dân cư sinh sống. Loại hình này tập trung vào mục tiêu phát triển công nghiệp bền vững, nơi mà các doanh nghiệp đề xuất các phương án sản xuất để giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường một cách tối đa.

KCN sinh thái Amata - Biên Hòa là 1 trong 3 KCN đầu tiên tại Việt Nam nằm trong chương trình KCN sinh thái toàn cầu giai đoạn 2020 - 2023 do chính phủ Thụy Sĩ hỗ trợ
Trong các loại hình khu công nghiệp ở Việt Nam, KCN sinh thái Amata – Biên Hòa là 1 trong 3 KCN đầu tiên tại Việt Nam nằm trong chương trình KCN sinh thái toàn cầu giai đoạn 2020 – 2023 do chính phủ Thụy Sĩ hỗ trợ

3.2. Vai trò của khu công nghiệp sinh thái

Với khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khu công nghiệp sinh thái không chỉ hoạt động thân thiện với môi trường mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống tại địa phương. Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm các vai trò khác của khu công nghiệp sinh thái dưới đây:

  • Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp hướng đến phát triển bền vững và tăng trưởng xanh.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống tại địa phương, giảm tỷ lệ thất nghiệp và tạo nguồn  việc làm ổn định cho người lao động.
  • Tiết kiệm chi phí vận hành và tăng cường hiệu suất sản xuất kinh doanh thông qua việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm, tái chế và tái sử dụng nguyên liệu và năng lượng.
  • Tạo môi trường xanh và hấp dẫn cho các dự án khu công nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xanh.

3.3. Chính sách của khu công nghiệp sinh thái

Chính phủ hiện đang có những chính sách khuyến khích nhà đầu tư mới thành lập hoặc chuyển đổi mô hình hiện hữu thành KCN sinh thái, bao gồm:

  • Hỗ trợ trong việc xây dựng, nâng cấp và cải thiện cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp.
  • Hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật và công nghệ để giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường.
  • Miễn, giảm tiền thuê đất: Các dự án tại KCN sinh thái sẽ được miễn giảm tiền thuê đất trong thời hạn nhất định hoặc trong toàn bộ vòng đời dự án theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Hỗ trợ vay vốn: Doanh nghiệp sẽ được ưu tiên trong hoạt động vay vốn tín dụng đầu tư từ ngân hàng Nhà nước và các hoạt động huy động vốn khác.
  • Ưu tiên thu hút đầu tư: Các dự án thuộc KCN sinh thái sẽ được đưa vào danh mục dự án thu hút đầu tư của địa phương.
Bên cạnh những ưu đãi về thuế suất, KCN sinh thái còn được hưởng một số chính sách hỗ trợ khác từ chính phủ như xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng và chuyển giao công nghệ
Bên cạnh những ưu đãi về thuế suất, KCN sinh thái còn được hưởng một số chính sách hỗ trợ khác từ chính phủ như xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng và chuyển giao công nghệ

3.4. Một số khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam

Dưới đây là bảng thông tin thống kê vị trí và diện tích của một số khu công nghiệp sinh thái nổi bật ở Việt Nam, bạn đọc có thể tham khảo để biết thêm chi tiết:

KCN sinh thái nổi bật

Thông tin

KCN sinh thái Hiệp Phước
  • Vị trí: TP Hồ Chí Minh
  • Quy mô: 597 ha
KCN sinh thái Amata – Biên Hòa
  • Vị trí: Đồng Nai
  • Quy mô: 513 ha
KCN sinh thái Đình Vũ (Deep C)
  • Vị trí: Hải Phòng
  • Quy mô: 3.400 ha

4. Khu công nghiệp chuyên ngành

4.1. Khu công nghiệp chuyên ngành là gì?

Trong các loại hình khu công nghiệp Việt Nam, KCN chuyên ngành là nơi cung ứng và sản xuất chuyên cho một ngành nghề, một lĩnh vực. Theo quy định, cần tối thiểu 60% diện tích đất cho thuê trong khu công nghiệp để phục vụ các dự án thuộc ngành nghề chuyên dụng đó.

Trong giai đoạn 2021 – 2025 tới, nhà nước quyết định tập trung phát triển khu công nghiệp chuyên ngành. Loại hình này không chỉ giúp các doanh nghiệp có môi trường chuyên nghiệp, đầy đủ cơ sở hạ tầng để phát triển sản xuất mà còn giúp nhà nước quản lý, quy hoạch các khu công nghiệp hiệu quả hơn.

Chính phủ đang mong muốn đẩy mạnh sự phát triển của khu công nghiệp chuyên ngành trên cả nước
Chính phủ đang mong muốn đẩy mạnh sự phát triển của khu công nghiệp chuyên ngành trên cả nước

4.2. Vai trò của khu công nghiệp chuyên ngành

KCN chuyên ngành là một trong các loại hình khu công nghiệp được Nhà nước khuyến khích các KCN chuyển đổi thành trong thời gian tới. Một số những lợi ích nổi bật của loại hình khu công nghiệp này là:

  • Thu hút các dự án từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy phát triển kinh tế.
  • Tăng xuất khẩu, gia tăng thu ngân sách và giảm chi tiêu ngoại tệ.
  • Chuyển giao kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và phương pháp quản lý hiện đại, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp trong nước.
  • Tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
  • Đẩy mạnh hiện đại hóa hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp, góp phần hình thành đô thị mới tại các địa phương.

4.3. Chính sách của khu công nghiệp chuyên ngành

Nhằm phát triển và phủ rộng loại hình khu công nghiệp này, Nhà nước có rất nhiều chính sách hỗ trợ khu công nghiệp và các chủ doanh nghiệp tham gia

  • Hỗ trợ xây dựng, nâng cấp và cải tạo cơ sở hạ tầng của khu công nghiệp.
  • Miễn hoặc giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật đất đai, trong thời hạn nhất định hoặc suốt vòng đời dự án.
  • Ưu tiên trong việc vay vốn tín dụng đầu tư từ ngân hàng Nhà nước và các hoạt động huy động vốn khác.
  • Đưa các dự án thuộc khu công nghiệp chuyên ngành vào danh mục thu hút đầu tư của địa phương.
Chính phủ đang nỗ lực đưa ra các chính sách ưu đãi hấp dẫn để tạo động lực thu hút đầu tư loại hình khu công nghiệp chuyên ngành
Chính phủ đang nỗ lực đưa ra các chính sách ưu đãi hấp dẫn để tạo động lực thu hút đầu tư các loại khu công nghiệp chuyên ngành

4.4. Một số khu công nghiệp chuyên ngành ở Việt Nam

Hiện nay phần lớn các KCN ở Việt Nam đều đi theo hướng phát triển đa ngành. Mô hình KCN chuyên ngành đang được Chính phủ ưu tiên phát triển nhưng hiện tại chưa có KCN nào đạt tiêu chuẩn của loại hình khu công nghiệp này.

5. Khu công nghiệp công nghệ cao

5.1. Khu công nghiệp công nghệ cao là gì?

Khu công nghiệp công nghệ cao là loại hình khu công nghiệp tập trung các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao. Sự ra đời của loại hình này nhằm mục đích khuyến khích sáng tạo công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ cao và đào tạo nhân lực chuyên về công nghệ cao.

KCN công nghệ cao Hòa Lạc là một trong ba KCN được Chính phủ đẩy mạnh phát triển trong các lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ tự động hóa, viễn thông,...
Trong các loại hình khu công nghiệp ở Việt Nam, KCN công nghệ cao Hòa Lạc là một trong ba KCN được Chính phủ đẩy mạnh phát triển trong các lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ tự động hóa, viễn thông,…

Điều kiện thành lập khu công nghiệp công nghệ cao bao gồm:

  • Tuân thủ chính sách phát triển công nghệ cao của Nhà nước và các mục tiêu quy định.
  • Có quy mô diện tích phù hợp, vị trí thuận lợi về giao thông và liên kết với các cơ sở nghiên cứu và đào tạo chất lượng cao.
  • Có hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ cao.
  • Khuyến khích ươm tạo công nghệ cao và doanh nghiệp công nghệ cao, sản xuất và thử nghiệm sản phẩm công nghệ cao, cung cấp dịch vụ công nghệ cao.
  • Có nguồn nhân lực và đội ngũ quản lý có chuyên môn cao.

5.2. Vai trò của khu công nghiệp công nghệ cao

Khu công nghiệp công nghệ cao được Nhà nước kỳ vọng sẽ đóng vai trò then chốt trong việc tìm hiểu và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, giúp nâng cao tay nghề nhân công và đẩy nhanh quy trình sản xuất cho nền kinh tế.

  • Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ cao, sản xuất sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
  • Liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, và sản xuất sản phẩm công nghệ cao.
  • Đào tạo nhân lực chuyên về công nghệ cao.
  • Tổ chức hội chợ, triển lãm và trình diễn sản phẩm công nghệ cao dựa trên kết quả nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao.
  • Thu hút các nguồn lực từ trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động công nghệ cao.
KCN công nghệ cao chính là đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cả nước
KCN công nghệ cao chính là đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cả nước

5.3. Chính sách của khu công nghiệp công nghệ cao

Để hỗ trợ loại hình khu công nghiệp mới này, Chính phủ đang có những chính sách hỗ trợ đầu tư sau đây:

  • Hỗ trợ xây dựng, nâng cấp và cải tạo cơ sở hạ tầng của khu công nghiệp.
  • Hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật và công nghệ để phục vụ nhu cầu nghiên cứu và sản xuất công nghệ cao.
  • Miễn hoặc giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật đất đai, trong thời hạn nhất định hoặc suốt vòng đời dự án.
  • Ưu tiên trong việc vay vốn tín dụng đầu tư từ ngân hàng Nhà nước và các hoạt động huy động vốn khác.
  • Đưa các dự án thuộc khu công nghiệp công nghệ cao vào danh mục thu hút đầu tư của địa phương.

5.4. Một số khu công nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam

Loại hình khu công nghiệp công nghệ cao chưa được tập trung phát triển nhiều ở Việt Nam. Dưới đây là bảng tổng hợp thông tin cơ bản của một số khu công nghiệp công nghệ cao nổi bật:

Khu công nghiệp công nghệ cao nổi bật Thông tin
KCN công nghệ cao TP Hồ Chí Minh
  • Vị trí: TP Hồ Chí Minh
  • Thời gian thành lập: 24/10/2002
  • Lĩnh vực thu hút đầu tư: Công nghệ thông tin – Điện tử viễn thông, cơ khí tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ nano,…
KCN công nghệ cao Hòa Lạc
  • Vị trí: Hà Nội
  • Thời gian thành lập: 12/10/1998
  • Lĩnh vực thu hút đầu tư: Công nghệ tự động hóa, vật liệu sinh học, viễn thông, tài chính đầu tư,… 
KCN công nghệ cao Đà Nẵng
  • Vị trí: Đà Nẵng
  • Thời gian thành lập: 28/10/2010
  • Lĩnh vực thu hút đầu tư: Công nghệ sinh học, quang điện tự, cơ khí tự động hóa, thông tin – truyền thông,…

6. Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ

6.1. Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ là gì?

Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ là loại hình KCN đa chức năng. Loại hình này gồm ba thành phần khác nhau là khu công nghiệp hoạt động sản xuất, khu đô thị – dịch vụ thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ và cung ứng các dịch vụ, tiện ích cần thiết.

Khu đô thị – dịch vụ bao gồm nhiều loại công trình như nhà ở, công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, y tế, thể thao, văn hóa, thương mại, dịch vụ… . Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ được đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để đảm bảo sự phát triển hiệu quả, bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.

VSIP là đơn vị đi đầu trong loại hình khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ với dự án đầu tiên là VSIP I tại Bình Dương thành lập năm 1997
VSIP là đơn vị đi đầu trong loại hình khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ với dự án đầu tiên là VSIP I tại Bình Dương thành lập năm 1997

6.2. Vai trò của Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ

Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền tảng kết nối giữa các vùng, từ đó thu hút nguồn vốn FDI một cách hiệu quả. Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo thông tin chi tiết về vai trò của loại hình khu công nghiệp này dưới đây:

  • Tạo nền tảng kết nối chặt chẽ liên huyện, liên vùng giúp thúc đẩy quá trình đô thị hóa của địa phương.
  • Phát huy hiệu quả các thế mạnh thông qua mô hình được địa phương hóa.
  • Thu hút các nguồn vốn FDI một cách hiệu quả, là thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế công nghiệp của địa phương.
  • Tạo cơ hội việc làm cho người dân địa phương.

6.3. Chính sách của Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ

Khu công nghiệp đô thị – dịch vụ sẽ hoạt động và được quản lý độc lập theo từng khu chức năng. Các khu chức năng sẽ được hưởng các ưu đãi thuế và đầu tư của địa phương. Bạn đọc có thể tìm hiểu các ưu đãi trên website riêng của khu vực để biết thêm thông tin chi tiết.

Chính sách áp dụng cho loại hình khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ sẽ được áp dụng riêng cho từng khu chức năng theo quy định của địa phương
Chính sách áp dụng cho loại hình khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ sẽ được áp dụng riêng cho từng khu chức năng theo quy định của địa phương

6.4. Một số Khu công nghiệp – Đô thị – Dịch vụ ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, Nhà nước đang tập trung phát triển hình thức khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ. Dưới đây là một số khu công nghiệp nổi bật theo loại hình này:

Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ Thông tin
KCN – đô thị – dịch vụ VSIP Bắc Ninh
  • Vị trí: Bắc Ninh
  • Thời gian thành lập: 04/06/2007
  • Diện tích: 700 ha
KCN – đô thị – dịch vụ VSIP Hải Phòng
  • Vị trí: Hải Phòng
  • Thời gian thành lập: 25/09/2007
  • Diện tích: 1566.33 ha
KCN – đô thị – dịch vụ VSIP I Bình Dương
  • Vị trí: Bình Dương
  • Thời gian thành lập: 4/05/1996
  • Diện tích: 500 ha

Mỗi loại hình khu công nghiệp sẽ được áp dụng các chính sách ưu đãi khác nhau. Điều này phụ thuộc chủ yếu vào địa phương và chủ trương khuyến khích của Chính phủ. Trong giai đoạn 2021 – 2025 tới, Nhà nước dự định sẽ tập trung triển khu công nghiệp chuyên ngành, và khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang đến đã giúp bạn hiểu hơn và phân biệt được các loại hình khu công nghiệp Việt Nam. Nếu muốn tìm hiểu thêm về các chính sách đầu tư và tình tình phát triển tại các KCN, bạn có thể thường xuyên truy cập website dulong.ip để cập nhật những thông tin mới nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *