Trong năm 2023, khu công nghiệp không chỉ là phương tiện chính để thu hút đầu tư từ quốc tế mà còn là giải pháp giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp nhanh nhất. Vậy vai trò của khu công nghiệp trong giai đoạn tiếp theo 2021 – 2025 là gì? Vì sao khu công nghiệp ở Việt Nam có những bước tiến mạnh mẽ như vậy? Cùng chúng tôi cập nhật ngay những thông tin về ưu điểm và lợi ích của khu công nghiệp trong bài viết dưới đây.
1. Vai trò của khu công nghiệp là thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước
Khu công nghiệp (KCN) là kênh quan trọng để thu hút vốn tư từ cả trong và ngoài nước. Đặc biệt, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài – FDI (Foreign Direct Investment) tập trung đổ về các KCN có vị trí địa lý thuận lợi và hạ tầng giao thông, dịch vụ đồng bộ. Điều này giúp KCN có nhiều cơ hội phát triển về nền tảng công nghệ, thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu quốc gia.
Các quốc gia có mức đầu tư lớn vào Việt Nam lần lượt là Singapore, Trung Quốc và Hongkong. Trong năm 2022, ở một số tỉnh như Bình Dương, dòng vốn FDI chảy mạnh làm chỉ số công nghiệp tăng trưởng tốt, thu hút hơn 2,57 tỷ USD, tăng 58% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, tính đến năm 2023, đã có 17 khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) được cấp phép xây dựng và đi vào hoạt động, với tổng vốn đầu tư đạt 18,7 tỷ USD. Để tìm hiểu thêm về những đặc điểm nổi bật và mục tiêu phát triển của mô hình khu công nghiệp này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết “khu công nghiệp Việt Nam Singapore là gì”.
Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách thu hút vốn FDI của Việt Nam cho phép đa dạng hóa hình thức đầu tư bao gồm cả vốn, công nghệ, nhân lực,… để kích thích nguồn vốn đầu tư tăng trưởng mạnh mẽ. Các chính sách ngày càng được Nhà nước chú trọng khi chuyển từ “thu hút bằng mọi giá” sang “thu hút có chọn lọc”, lựa chọn thu hút nguồn vốn dựa trên hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường thay vì chỉ tập trung vào hiệu quả tài chính và quy mô dự án. Để hiểu rõ hơn về sự đa dạng trong mô hình đầu tư này, bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết về “các loại hình khu công nghiệp“.
2. Kích thích các doanh nghiệp trong nước phát triển
Vai trò của khu công nghiệp đó là giúp cho các doanh nghiệp trong nước có cơ hội phát triển vượt bậc. Sự phát triển của nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới đã chứng minh rằng việc áp dụng các tiến bộ trong khoa học công nghệ tiên tiến là một yếu tố thúc đẩy và kích thích sự phát triển nhanh vượt trội của quá trình công nghiệp hóa..
Cơ cấu nền kinh tế quốc gia có xu hướng dần chuyển sang nền kinh tế thị trường hiện đại hóa, công nghiệp hóa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Một vài thống kê trong báo cáo tình hình kinh tế – xã hội cho thấy Việt Nam đang đón nhận dự án đầu tư từ hơn 100 doanh nghiệp đa quốc gia trên toàn thế giới.
Nhà nước đã và đang đề ra nhiều chính sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam trong các KCN nghiên cứu phát triển, sáng tạo và cải tiến kỹ thuật trong quá trình sử dụng công nghệ được chuyển giao. Bên cạnh đó, nhiều chính sách, ưu đãi được nhà nước ban hành để hỗ trợ thành lập các tổ chức R&D trong doanh nghiệp nhằm thích ứng và chọn lọc công nghệ sử dụng phù hợp.
Tìm hiểu thêm: 5 thông tin mới nhất về Khu công nghiệp Ninh Thuận [T5/2024]
3. Đẩy mạnh xuất nhập khẩu, phát triển các ngành mũi nhọn
Hàng hóa sản xuất từ các KCN chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Sự phát triển của KCN có tác động lớn tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm thiểu tỷ trọng của các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản; tập trung vào phát triển các lĩnh vực trong ngành công nghiệp và dịch vụ bao gồm: bảo hiểm, tư vấn, thiết kế,…Đây là những ngành mũi nhọn cần được nâng cao chất lượng để đáp ứng được nhu cầu của cả doanh nghiệp Việt và doanh nghiệp nước ngoài.
Tính tới tháng 9 năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm tỷ trọng là 11,51% trong khi ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 37,16% trong khi đó khu vực dịch vụ chiếm tới 42,72%.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận thức được việc xây dựng Luật theo 6 nhóm khác biệt đối với KCN là yêu cầu cấp thiết giúp hoàn thiện thể chế và pháp luật liên quan. Từ đó, Nhà nước có thể tạo ra khung pháp lý nhất quán và thúc đẩy sự phát triển và thu hút vốn đầu tư FDI vào các KCN – nơi tập trung để phát triển các ngành mũi nhọn, thúc đẩy năng lực sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh xuất nhập khẩu.
4. Vai trò của khu công nghiệp là tạo công ăn việc làm cho người dân
Khu công nghiệp được xây dựng và phát triển là bước khởi đầu cho quá trình xóa đói giảm nghèo, tạo một lượng lớn việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp đáng kể trong xã hội, đây được coi là yếu tố rất quan trọng trong vai trò của khu công nghiệp. Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 9 tháng năm 2023, nhờ có các KCN, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động chỉ còn 2,28%, giảm 0,07 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguồn vốn FDI chảy về ồ ạt nên KCN liên tục được chuyển giao công nghệ mới, giúp cải thiện năng lực sản xuất của người lao động, tối ưu hóa được chi phí và tối đa lợi nhuận. Đây là một yếu tố quan trọng giúp phát triển và nâng cao chất lượng nguồn cung nhân lực.
Bên cạnh đó, nhà nước đã có những chính sách để hỗ trợ, xây dựng và mở ra nhiều các cơ sở đào tạo nghề với giải quyết việc làm giữa các doanh nghiệp KCN và nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng.
5. Thúc đẩy hiện đại hóa kết cấu hệ thống hạ tầng và phát triển đô thị mới
Trong quá trình phát triển, khu công nghiệp đòi hỏi cải tiến kỹ thuật hạ tầng trong khu vực song song với phát triển dịch vụ phụ trợ. Đây được coi là ưu điểm của khu công nghiệp giúp thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị tại Việt Nam. Từ đó, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong khu vực nói riêng, toàn quốc gia nói chung được cải thiện rõ rệt, tiến dần tới hiện đại hóa.
Sự xuất hiện của hai dự án đầu tư Kim Bảng I và Đồng Văn III tại tỉnh Hà Nam với vốn đầu tư lên tới gần 5000 tỷ đồng là minh chứng rõ nét cho sự thúc đẩy của khu công nghiệp mang lại sự hiện đại hóa trong kết cấu hệ thống hạ tầng của khu vực.
Nghị định 35/2022/NĐ-CP được Chính phủ ban hành nhằm hướng dẫn chi tiết cho các dự án, doanh nghiệp đầu tư về hạ tầng khu công nghiệp nhằm khuyến khích và ủng hộ tác động của KCN tốc độ đô thị hóa của khu vực lân cận KCN.
Trong suốt hơn 30 năm thúc đẩy thị trường bất động sản công nghiệp phát triển, Việt Nam đã thành lập tổng cộng hơn 620 khu công nghiệp lớn nhỏ tại 61 tỉnh thành trên khắp cả nước. Khám phá ngay danh sách “khu công nghiệp ở Việt Nam” để nắm bắt cơ hội đầu tư tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn.”
6. Nâng cao trình độ công nghệ tiên tiến, tay nghề sản xuất
Lợi ích của khu công nghiệp góp phần chuyển giao và nâng cao trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tay nghề sản xuất trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình chuyển giao công nghệ được đa dạng hóa theo nhiều hình thức như: đào tạo công nhân sử dụng máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất tối tân, máy móc hiện đại được chuyển giao để sản xuất,…
Kết quả tích cực đã được thể hiện qua khả năng sử dụng công nghệ tiên tiến và tay nghề sản xuất dần được nâng cao của lực lượng lao động trong các KCN.
Hiện nay, nhà nước đang tập trung đổi mới để đảm bảo đồng đều chất lượng giáo dục và năng lực của đội ngũ giảng dạy. Nhiều trường đại học đã ký kết chương trình hợp tác đào tạo và sẵn sàng cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp trên địa bàn đến năm 2025.
7. Phát triển khu công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là mối quan tâm được đặt lên hàng đầu đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu hoạt động riêng lẻ, mỗi doanh nghiệp cần trang bị hệ thống xử lý chất thải tốn kém mà không đáp ứng được chất lượng đầu ra. Vậy vai trò của khu công nghiệp là gì trong quá trình bảo vệ môi trường ở giai đoạn ô nhiễm nặng tại Việt Nam hiện nay?
Nhà nước chủ trương xây dựng lên các khu công nghiệp sinh thái là giải pháp hàng đầu giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí mà vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất thân thiện với môi trường. Khu công nghiệp sinh thái không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí xử lý chất thải mà còn thúc đẩy sản xuất bền vững, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Để hiểu rõ hơn về những lợi ích cụ thể mà khu công nghiệp sinh thái mang lại, bạn có thể tham khảo bài viết “lợi ích khu công nghiệp sinh thái”.
Ngoài ra, ưu điểm của khu công nghiệp còn di chuyển hoạt động sản xuất từ nội thành, khu dân cư đông đúc ra các khu ngoại thành. Việc này vừa hạn chế được nguy cơ gây ô nhiễm cho khu vực dân cư ở nội thành vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Bạn đọc có thể tham khảo thêm danh sách top 15 “khu công nghiệp lớn nhất ở việt nam” để nắm được thông tin và tiềm năng phát triển của các khu công nghiệp nổi bật trong từng khu vực.
Nhằm đáp ứng được sự đổi mới liên tục của KCN, Nhà nước đã nhanh chóng hoàn thiện thể chế kinh tế, hệ thống pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường khi tham gia sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, Chính phủ cũng đặc biệt yêu cầu các KCN cần xuất trình giấy phép về môi trường trước khi chính thức đi vào hoạt động.
Hiện nay, Việt Nam đang đặt mục tiêu đến năm 2025 tỷ trọng của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có GDP đạt trên 25% và Chính phủ có thể giải quyết việc làm cho 5 – 6 triệu lao động. Nhà nước mong muốn quy hoạch đồng bộ các khu công nghiệp, chú trọng phát triển các loại hình KCN chuyên ngành và thân thiện với môi trường. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết “Tình hình phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam” để biết thêm thông tin chi tiết.
Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp bạn biết thêm về vai trò của khu công nghiệp đối với nền kinh tế quốc gia. Nếu bạn muốn cập nhật thêm thông tin về khu công nghiệp, cũng như nắm bắt tình hình đầu tư bất động sản trong và ngoài nước, hãy truy cập website của chúng tôi https://dulongip.vn/ để cập nhật những thông tin mới nhất!