Việc thiết lập tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng để có một hệ thống chiếu sáng đạt tiêu chuẩn không chỉ đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người lao động mà còn nâng nâng cao hiệu quả sản xuất. Trong bài viết này, hãy cùng Du Long cập nhật những quy định mới nhất năm 2024 về tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng bạn nhé!
1. Tổng quan về tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp
Tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng là tiêu chí quan trọng trong quá trình thi công nhà xưởng, nhằm đem đến không gian làm việc hiệu quả cho người lao động.
1.1. Tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp là gì?
Tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng công nghiệp là tập hợp những tiêu chuẩn, quy định về ánh sáng mà các nhà chủ đầu tư nhà xưởng phải tuân thủ theo. Mục đích của quy định là nhằm đảm bảo công tác chiếu sáng tối và bảo vệ sức khỏe của người lao động và duy trì mức độ an toàn trong suốt quá trình sản xuất.
1.2 Cơ sở pháp lý về tiêu chuẩn chiếu sáng
Để nâng cao hiệu suất sản xuất và đảm bảo an toàn cho người lao động, các khu công nghiệp cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các cơ sở pháp lý về tiêu chuẩn chiếu sáng dưới đây:
- Thông tư 22/2016/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng tại nơi làm việc. Quy chuẩn quy định độ rọi hay độ chiếu sáng không được vượt quá 10.000 lux và áp dụng cho các cơ quan quản lý, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng người lao động.
- QCVN 09:2013/BXD Quy chuẩn về các công trình sử dụng năng lượng hiệu quả, đưa ra các quy định về năng lượng chiếu sáng khu công nghiệp. Theo quy chuẩn, khu vực đỗ xe tối thiểu phải có 70% hệ thống chiếu sáng cảm biến và các khu vực khác phải được lắp đặt thiết bị cảm biến ánh sáng nhằm tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất.
- QCVN-02-09/BNNPTNT Tiêu chuẩn quốc gia về chiếu sáng kho lạnh quy định trang thiết bị chiếu sáng phải cung cấp đủ độ sáng cho mọi hoạt động xếp dỡ, vận chuyển sản phẩm. Ánh sáng trong kho và phòng đệm phải đạt tối thiểu từ 200 – 220 lux.
- Điều 6 QĐ/BYT 3733/2002 Quy định chiếu sáng của Bộ Y Tế tại các nơi làm việc trong phòng hoặc trong nhà xưởng. Quy chuẩn yêu cầu cường độ chiếu sáng tối thiểu ở các loại hình công việc không được vượt mức cực đại 5.000 lux (bóng đèn dây tóc) và 10.000 lux (bóng đèn huỳnh quang).
2. 7 Tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng công nghiệp mới nhất
Để đảm bảo môi trường làm việc hiệu quả và an toàn trong các nhà xưởng công nghiệp, các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ quy chuẩn chiếu sáng nghiêm túc. Ngoài ra, hệ thống đường điện cũng phải đáp ứng đầy đủ “tiêu chí thiết kế điện nhà xưởng” để đảm bảo máy móc chiếu sáng vận hành an toàn và ổn định trong quá trình sản xuất.
Dưới đây là 7 tiêu chuẩn ánh sáng được Du Long cập nhật mới nhất 2024.
2.1 Tiêu chuẩn môi trường chiếu sáng
Tiêu chuẩn môi trường chiếu sáng là các yêu cầu cơ bản về điều kiện ánh sáng trong môi trường làm việc, bao gồm:
- Tất cả không gian, vị trí làm việc trong nhà xưởng phải được hệ thống chiếu sáng chiếu đến.
- Hệ thống chiếu sáng phải đạt tiêu chuẩn chống lóa, chống chói mắt và không được có những hiện tượng đèn nhấp nháy. Điều này có thể gây khó chịu đến thị giác và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất của người lao động.
- Tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng quy định tuyệt đối không có hiện tượng bị bóng máy móc hoặc người lao động che khuất.
- Màu ánh sáng phải phù hợp và đạt tiêu chuẩn với từng môi trường làm việc cũng như yêu cầu sản xuất.
- Các thiết bị chiếu sáng phải đạt chuẩn chất lượng để hạn chế việc sửa chữa và bảo dưỡng thường xuyên. Điều này có thể khiến nhà xưởng ngừng hoạt động và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất.
2.2 Tiêu chuẩn chiếu sáng trong nhà
Tiêu chuẩn chiếu sáng trong nhà quy định mức độ chiếu sáng cần thiết cho các khu vực trong nhà. Ánh sáng trong nhà phải đảm bảo đáp ứng mọi sinh hoạt và an toàn với sức khỏe con người. Dưới đây là bảng tiêu chuẩn chiếu sáng trong nhà mà bạn có thể tham khảo qua:
STT | Không gian | Độ rọi (Lux) | Độ đồng đều | Chỉ số CRI (Ra) | Mật độ công suất (W/m2) | Giới hạn độ chói lóa |
1 | Phòng khách | ≥300 | 0.7 | ≥80 | ≤13 | 19 |
2 | Phòng bếp, phòng ăn | ≥500 | Không yêu cầu | ≥80 | ≤13 | 22 |
3 | Phòng ngủ | ≥100 | Không yêu cầu | ≥80 | ≤8 | Không yêu cầu |
4 | Cầu thang, ban công, hành lang | ≥100 | 0.5 | ≥70 | ≤7 | Không yêu cầu |
5 | Tầng hầm | ≥75 | Không yêu cầu | ≥70 | Không yêu cầu | Không yêu cầu |
Dựa bảng tiêu chuẩn chiếu sáng trong nhà, bạn có thể đánh giá được ưu nhược điểm của hệ thống chiếu sáng. Từ đó, sẽ giúp bạn cân nhắc và thiết kế bản chiếu sáng phù hợp cho từng không gian.
Lưu ý: Tiêu chuẩn ánh sáng cần phải phân bổ đồng đều để đáp ứng sinh hoạt và không được gây ra hiện tượng điện chớp nháy hoặc chói mắt cho người sử dụng.
2.3 Tiêu chuẩn độ rọi ánh sáng nhà xưởng
Tiêu chuẩn độ rọi ánh sáng nhà xưởng quy định mức độ chiếu sáng cần thiết (đo bằng lux) tại tất cả khu vực làm việc giúp đảm bảo ánh sáng trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, mỗi khu vực làm việc như: khu thao tác, khu sản xuất sản phẩm, khu kiểm tra chất lượng sẽ có yêu cầu khác nhau về độ rọi ánh sáng.
Ngoài ra, tiêu chuẩn về độ rọi cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm của khu công nghiệp. Ví dụ, khu vực kiểm tra chất lượng sản phẩm yêu cầu độ rọi ánh sáng tối thiểu là 500 lux và khu vực làm việc, sản xuất phải có độ rọi từ 300 lux.
Trong khi những khu vực chung hoặc nhà xưởng chỉ cần độ rọi trung bình từ 100 – 200 lux. Bên cạnh đó, bạn cũng phải đảm bảo mức độ ánh sáng luôn đạt yêu cầu tối thiểu để không làm giảm hiệu suất công việc và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động.
2.4 Tiêu chuẩn chỉ số trả màu CRI
Tiêu chuẩn chỉ số trả màu CRI hay còn gọi là chỉ số hoàn màu, đây được xem là yếu tố quan trọng trong tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng. CRI là chỉ số về độ chân thực của màu sắc và ánh sáng khi chiếu xuống không gian làm việc. Trong đó:
- Chỉ số hoàn màu càng cao màu sắc ánh sáng sẽ càng chân thực.
- Chỉ số hoàn màu được tính theo thang đo từ 1 đến 100 chỉ CRI (Ra).
Dựa vào độ rọi của từng khu vực nhà xưởng mà chỉ số trả màu CRI cũng được quy định khác nhau:
- Những khu vực quan trọng (khu sản xuất, khu kiểm tra chất lượng,…) sẽ yêu cầu chỉ số hoàn màu từ 80 – 100 Ra.
- Những khu vực khác sẽ yêu cầu chỉ số màu hoàn từ 40 Ra và phục thuộc vào từng loại đèn LED khu công nghiệp lắp đặt.
Bên cạnh đó, đơn vị phải luôn đảm bảo rằng nguồn sáng phải có chỉ số CRI cao (thường từ 80 Ra trở lên). Màu sắc, ánh sáng phải được tái hiện chính xác trong quá trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
2.5 Tiêu chuẩn phân bố độ rọi, độ chói
Độ rọi, độ chói sẽ dựa theo tiêu chuẩn của từng khu vực nhà xưởng, bạn có thể tham khảo tiêu chuẩn phân bố độ rọi, độ chói trong bảng dưới đây:
STT | Không gian chiếu sáng | Độ rọi (lux) | Chỉ số hoàn màu tối thiểu (Ra) | Giới hạn chói lóa |
1 | Kho | ≥ 100 | ≥ 60 | 25 |
2 | Khu vực kiểm tra, phân loại sản phẩm | ≥ 500 | ≥ 80 | Yêu cầu độ chói thấp |
3 | Nhà xưởng sản xuất | ≥ 300 | ≥ 80 | Không xem xét |
4 | Không gian chung của nhà máy | ≥ 200 | ≥ 80 | Không xem xét |
5 | Khu vực phụ: nhà vệ sinh | ≥ 200 | ≥ 80 | 25 |
Dựa vào bảng tiêu chuẩn phân bố độ rọi, độ chói nhà xưởng sẽ giúp doanh nghiệp xác định và phân bổ hệ thống chiếu sáng tại các khu vực một cách hiệu quả. Tuy nhiên, các đơn vị cũng cần phải đảm bảo ánh sáng được phân bổ đều và hạn chế hiện tượng chói mắt ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình làm việc của người lao động.
2.6 Tiêu chuẩn về tình trạng nhấp nháy ánh sáng
Tiêu chuẩn về tình trạng nhấp nháy ánh sáng là mức độ đèn nhấp nháy ảnh hưởng đến quá trình chiếu sáng trong môi trường làm việc. Những hiện tượng nhấp nháy sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác cho người lao động. Bên cạnh đó, nếu hiện tượng này kéo dài sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm và dẫn đến quá trình sản xuất bị trì hoãn.
Vì thế, doanh nghiệp nên lựa chọn và sử dụng các thiết bị chiếu sáng chất lượng để không xuất hiện tình trạng nhấp nháy. Đồng thời, đơn vị cũng nên thường xuyên kiểm tra nguồn điện 2 lần/ tháng để kịp thời phát hiện và khắc phục tình trạng này.
2.7 Tiêu chuẩn về độ an toàn với môi trường
Tiêu chuẩn về độ an toàn với môi trường là các yêu cầu về mức độ ảnh hưởng của hệ thống chiếu sáng đối với khu vực làm việc và môi trường xung quanh. Quy chuẩn này yêu cầu các doanh nghiệp khi thay thế nguồn chiếu sáng cần phải xem xét kỹ các yêu cầu về bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.
Bên cạnh đó, đơn vị cũng nên lựa chọn các nguồn sáng chất lượng cao để đảm bảo tuổi thọ lâu dài và giảm thiểu chi phí bảo dưỡng, sửa chữa. Đồng thời, các hệ thống chiếu sáng đảm bảo phải được vận hành theo nguyên lý giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và đáp ứng yêu cầu tiết kiệm năng lượng của doanh nghiệp.
Bên cạnh việc đảm bảo hệ thống chiếu sáng đạt tiêu chuẩn, nhiều doanh nghiệp còn chú trọng đến các giải pháp tiết kiệm năng lượng để tối ưu chi phí vận hành. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về “giải pháp tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp” đang được đánh giá là hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay nhé!
3. Cách tính toán tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp
Trong quá trình thiết kế hệ thống chiếu sáng hiệu quả cho nhà xưởng khu công nghiệp, việc tính toán tiêu chuẩn ánh sáng ở từng khu vực, từng thời điểm là điều mà các doanh nghiệp không nên bỏ qua. Dưới đây là 4 phương pháp tính toán tiêu chuẩn chiếu sáng phổ biến hiện nay:
3.1 Tính toán tiêu chuẩn chiếu sáng bằng hệ số sử dụng Ksd
Phương pháp tính tiêu chuẩn chiếu sáng bằng hệ số sử dụng Ksd thường được sử dụng phổ biến cho những nhà xưởng có diện tích chiếu sáng trên 10m2. Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng cho chỉ số phản xạ của tường với ánh sáng mà thông qua hệ số quang đèn LED chiếu sáng.
Công thức tính tiêu chuẩn chiếu sáng bằng hệ số sử dụng Ksd N = (E*A) / (F*UF*LLF) |
Trong đó:
- N: Số mối đèn được lắp đặt
- E: Hệ số phản xạ của ánh sáng rọi trên khu vực làm việc
- A: Diện tích nhà xưởng
- F: Tổng số lượng quang thông
- UF: Hệ số đèn sử dụng trên từng mối lắp
- LLF: Hệ số ánh sáng bị thất thoát
3.2 Tính toán chiếu sáng nhà xưởng gần đúng bằng đèn ống
Phương pháp tính toán chiếu sáng nhà xưởng gần đúng bằng đèn ống là công thức tính toán chung hiện nay và đối tượng áp dụng là một phòng. Các đơn vị, doanh nghiệp chỉ cần áp dụng công thức và thay thế các thông số sẽ tính được số lượng đèn chiếu sáng và công suất hệ số quang thông.
Công thức tính hệ thống chiếu nhà xưởng gần đúng bằng đèn ống: n = P/1,25.p’ |
Trong đó:
- n: Số đèn cần sử dụng
- P: Công suất của đèn trong thiết kế nhà xưởng
- p”: Công suất của đèn được dùng trong thiết kế
3.3 Cách tính toán chiếu sáng phân xưởng theo từng điểm
Phương pháp tính toán chiếu sáng phân xưởng theo từng điểm được sử dụng phổ biến cho các nhà xưởng có yêu cầu cao về tiêu chuẩn chiếu sáng như: Xưởng sản xuất lắp ráp điện điện tử, xưởng chế biến thực phẩm,…
Công thức chiếu sáng phân xưởng theo từng điểm: E=F/S hoặc E= I/R2 |
Trong đó:
- S: Diện tích chiếu sáng (m2)
- F: Quang thông (Lumen)
- R: Khoảng cách được tính từ điểm sáng đến điểm tính toán
- I: Cường độ chiếu sáng
Cách tính toán chiếu sáng phân xưởng theo từng thời điểm:
- Người tính cần chọn 1 điểm cố định là A.
- Xem xét độ rọi có khoảng cách từ điểm A đến điểm sáng R.
- Sử dụng công thức tính bình phương khoảng cách cùng tỷ lệ chiếu sáng để tính ra số lượng đèn cần dùng cho nhà xưởng.
3.4 Tính toán gần chính xác và gần chính xác thứ 2
Phương pháp tính toán gần chính xác thường áp dụng cho các khu công nghiệp hoặc nhà xưởng có quy mô và diện tích nhỏ. Khi áp dụng công thức này, doanh nghiệp cần phải kiểm tra xác định công suất chiếu sáng của phòng. Sau đó, xác định loại đèn, công suất, độ cao trần đề tính được số đèn cần chiếu sáng.
Công thức tính gần chính xác và gần chính xác thứ 2: P tổng = p.S |
Trong đó:
- S: Diện tích phân xưởng cần chiếu sáng
- P: tổng: Tổng công suất chiếu sáng tại xưởng
- p’: Công suất chiếu sáng/m2 (W/m2)
Đối với phương pháp tính toán gần chính xác thứ 2, doanh nghiệp cần dựa theo bảng và áp dụng công suất là 100W/m2.. Sau đó sử dụng phương pháp tính toán thiết kế chiếu sáng để thiết kế hệ thống chiếu sáng. Trong quá trình thiết kế, doanh nghiệp cũng phải xác định độ rọi của ánh sáng để điều chỉnh cho phù hợp.
→ Để biết thêm thông tin về các quy định PCCC nhà xưởng, bạn đọc có thể tham khảo ngay tại bài viết “quy định về PCCC nhà xưởng mới nhất”.
4. [Mẫu] Bảng tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp
Mỗi loại hình sẽ có tiêu chuẩn chiếu sáng khác nhau tùy thuộc vào các quy mô và các hoạt động sản xuất của từng ngành. Dưới đây là tiêu chuẩn chiếu sáng của một số nhà xưởng phổ biến mà bạn có thể tham khảo qua:
Loại nhà xưởng | Em | URG | RA | Ghi chú |
Công nghiệp thực phẩm | ||||
Khu vực làm việc trong nhà máy bia, xưởng mạch nha, rửa, đóng vào thùng, làm sạch sàng, bóc vỏ,… | 200 | 25 | 80 | |
Phân loại và rửa sản phẩm, nghiền, trộn, đóng gói | 300 | 25 | 80 | |
Khu vực làm việc trong nhà giết mổ, cửa hàng thịt, nhà máy sữa, trên sàn lọc, nơi tinh chế đường | 500 | 25 | 80 | |
Cắt và phân loại rau quả | 300 | 25 | 80 | |
Chế biến thức ăn sẵn, nhà bếp | 500 | 22 | 80 | |
Sản xuất xì gà và thuốc lá | 500 | 22 | 80 | |
Kiểm tra thủy tinh và chai lọ, kiểm tra sản phẩm, chỉnh sửa, phân loại, trang điểm | 500 | 22 | 80 | |
Phòng thí nghiệm | 500 | 19 | 80 | |
Kiểm tra màu | 1000 | 16 | 90 | TCP thấp nhất là 4000K |
Công nghiệp dệt, nhuộm | ||||
Khu vực dỡ bông, bể nhuộm | 200 | 25 | 60 | |
Chải, giặt, là, kéo sợi, đo, cắt, xe sợi thô, xe sợi đay và sợi gai | 300 | 22 | 80 | |
Xe chỉ, đánh ống, mắc khung cửi, dệt, tết sợi, đan len | 500 | 22 | 80 | Hạn chế hiệu ứng hoạt nghiệm |
May, đan sợi nhỏ, thêu móc | 750 | 22 | 80 | |
Thiết kế, vẽ mẫu | 750 | 22 | 90 | TCP thấp nhất 4000K |
Hoàn thiện, nhuộm | 500 | 22 | 80 | |
In vải tự động | 500 | 25 | 60 | |
Gỡ nút chỉ, chỉnh sửa | 1000 | 19 | 80 | |
Kiểm tra màu, kiểm tra vải | 1000 | 16 | 90 | TCP thấp nhất 4000K |
Sửa lỗi | 1500 | 19 | 90 | TCP thấp nhất 4000K |
May mũ | 500 | 22 | 80 | |
Phòng phơi sấy | 100 | 28 | 60 |
Trong đó:
- Em: Độ rọi trung bình trên bề mặt làm việc
- URG: Chỉ số độ chói
- Ra: Chỉ số hoàn màu
Doanh nghiệp có thể dựa vào những thông tin trong bảng tiêu chuẩn chiếu sáng nhà xưởng công nghiệp của 2 ngành công nghiệp thực phẩm và công nghiệp dệt, may mà Du Long cung cấp. Từ đó, có thể thiết kế hệ thống đèn đạt tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cho người lao động.
Việc tuân thủ các tiêu chuẩn ánh sáng nhà xưởng sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo hiệu suất trong quá trình sản xuất và sức khỏe của người lao động. Hy vọng rằng những thông tin mà Du Long chia sẻ sẽ hỗ trợ bạn trong việc thiết lập hệ thống chiếu sáng hiệu quả và an toàn cho môi trường làm việc tại khu công nghiệp. Đừng quên theo dõi Du Long để được cập nhật thêm những thông tin hữu ích về khu công nghiệp bạn nhé!