Thực hiện giải pháp tiết kiệm năng lượng trong nhà máy là vấn đề quan trọng của mọi doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp quy mô lớn. Điều này vừa giảm chi phí vận hành, nâng cao hiệu quả sản xuất vừa tăng cường tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay 12 giải pháp tiết kiệm năng lượng trong nhà máy hiệu quả, phổ biến nhất năm 2024 ngay dưới đây nhé!
1. Sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng
1.1. Sử dụng đèn LED thay thế đèn truyền thống.
Đây là biện pháp sử dụng các bóng đèn LED hiệu suất cao để thay thế các loại đèn chiếu sáng truyền thống như đèn huỳnh quang, đèn halogen, đèn compact. Có khá nhiều loại đèn LED hiện nay trên thị trường được sử dụng trong các nhà kho, nhà xưởng như đèn LED dạng tuýp, đèn LED Highbay, LED panel, LED âm trần…
So với các loại đèn truyền thống, đèn LED mang lại khá nhiều lợi ích lâu dài. Bao gồm:
Tiêu thụ điện năng ít hơn 80% đèn truyền thống
Đây là kết quả từ nhiều cuộc thử nghiệm mức độ tiêu thụ điện năng của đèn LED so với các loại đèn truyền thống. Kết quả từ các cuộc thử nghiệm như sau:
- Công suất đèn LED đạt 0.97, trong khi đèn truyền thống đạt 0.1 – 0.5.
- Hệ thống tản nhiệt của đèn LED làm giảm công suất điều hòa nhiệt độ đèn, tiết kiệm công suất tản nhiệt gấp đôi so với đèn truyền thống.
- Đèn LED tỏa nhiệt ít hơn đèn truyền thống.
- Nhiệt độ đèn LED thấp hơn 13 – 25 độ C so với đèn truyền thống.
Tuổi thọ đèn LED dài, độ bền cao
Tuổi thọ của đèn LED thường rơi vào khoảng 50.000 giờ, cao gấp 5 lần đèn huỳnh quang và gấp 50 lần đèn sợi đốt. Ví dụ khi so sánh với đèn compact sau 30.000 giờ sử dụng. Trong khi đèn LED còn duy trì lượng quang thông là 70% thì độ quang thông của đèn compact suy giảm cực kỳ nhanh. Đặc biệt, với độ bền lâu dài, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí thay thế trong quá trình sử dụng.
Ứng dụng đa dạng trong các lĩnh vực với màu sáng chuẩn, cường độ cao
Đèn LED hiện nay được sản xuất với đa dạng mẫu mã phù hợp cho từng lĩnh vực và không gian. Ví dụ như bạn có thể sử dụng LED Highbay, LED Panel cho nhà máy, nhà kho hay LED âm trần cho văn phòng. Ngoài ra, đèn LED cũng cho màu sắc chiếu sắc tập trung với màu sắc chuẩn và cường độ cao hơn so với đèn truyền thống.
An toàn cho người sử dụng và bảo vệ môi trường
Ưu điểm của đèn LED là không nhấp nháy, hạn chế tia cực tím, bức xạ hồng ngoại và chống chói tối đa. Từ đó, bảo vệ mắt tốt cho người sử dụng. Ngoài ra, đèn LED không chứa các chất độc hại như thủy ngân, camium, giảm thiểu 80% phát thải khí CO2. Do đó, sử dụng đèn LED không chỉ giảm nguy cơ cháy nổ và hạn chế ngộ độc thủy ngân mà còn đặc biệt thân thiện với môi trường.
Chi phí chuyển đổi tương đối thấp
Đèn LED hiện nay được thiết kế với cấu trúc chuôi đèn dễ thay thế. Việc chuyển đổi các bóng đèn LED khá đơn giản và chi phí thấp. Ví dụ với dạng đèn LED đuôi E27, E40 thì nhà máy có thể thay trực tiếp vào chuôi đèn cũ một cách nhanh chóng.
Doanh nghiệp không quá khó khăn trong việc lắp đặt hệ thống đèn LED trong nhà máy, nhà kho. Mặc dù chi phí ban đầu thay thế tương đối cao so với các loại đèn truyền thống. Về lâu dài, đèn LED sẽ giúp doanh nghiệp đạt được nhiều hiệu quả kinh tế về hiệu suất, tiết kiệm chi phí và góp phần bảo vệ môi trường.
1.2. Lắp đặt cảm biến ánh sáng và tự động hóa chiếu sáng.
Hệ thống cảm biến ánh sáng là hệ thống đèn nhận biết các thay đổi ánh sáng từ môi trường để chuyển thành các tín hiệu điện như bật, tắt điện, cường độ sáng cho phù hợp. Tự động hóa chiếu sáng cho phép người dùng điều khiển hệ thống đèn từ xa thông qua các bảng điều khiển như máy tính hoặc hệ thống điện tự động bật/ tắt theo giờ cố định đã được lập trình,…
Hệ thống này giúp doanh nghiệp điều chỉnh được mức ánh sáng phù hợp theo từng môi trường, không phải mất thời gian để bật, tắt thủ công với số lượng đèn lớn. Đặc biệt hơn, với những quy mô lớn như nhà máy, hệ thống chiếu sáng thông minh còn giúp doanh nghiệp hẹn giờ bật tắt theo quy trình làm việc. Tiết kiệm được khá nhiều thời gian và chi phí nhân công cho việc kiểm soát hệ thống đèn.
Ngoài ra, nhà máy, nhà xưởng là những khu vực với quy mô lớn. Do đó, hệ thống chiếu sáng cũng tiêu tốn một lượng năng lượng cực kỳ lớn. Vì vậy, việc kiểm soát điện ngắt, mở đúng giờ và điều chỉnh mức độ chiếu sáng phù hợp là cách tiết kiệm năng lượng hiệu quả, tránh tiêu hao năng lượng không cần thiết.
1.3. Sử dụng biến tần để điều chỉnh tốc độ động cơ điện theo nhu cầu.
Biến tần là thiết bị dùng để điều chỉnh tần đố của dòng điện xoay chiều. Khi sử dụng biến tần, doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh tần số đầu ra của động cơ điện, nhằm kiểm soát tốc độ quay của động cơ.
Hiện nay, hầu hết các nhà máy đều trang bị biến tần ở khắp các tủ điện vì lợi ích mà nó mang lại tương đối nhiều. Đầu tiên, biến tần giúp nhà máy tiết kiệm được năng lượng tối đa. Tùy thuộc vào nhu cầu thực tế, biến tần sẽ giúp tối ưu năng lượng tiêu thụ, không tốn năng lượng không cần thiết. Từ đó giúp giảm chi phí điện năng tiêu thụ.
Bên cạnh đó, so với điều chỉnh vật lý, biến tần giúp bảo vệ động cơ tốt. Tránh các tác động vật lý đột ngột làm hỏng hóc và ảnh hưởng tuổi thọ động cơ điện. Cuối cùng, biến tần có khả năng điều chỉnh chính xác nhất các yêu cầu vận hành trong sản xuất với mức hoạt động êm ái và ít gây tiếng ồn hơn so với điều khiển cơ học.
Với các biến tần thông minh có thể tự động điều chỉnh tốc độ điện áp khi xảy ra các sự cố. Khi có dấu hiệu điện áp bị hụt, biến tần sẽ tự động xác định tốc độ quay cần thiết của động cơ trong thời gian sụt điện áp. Đảm bảo khôi phục điện áp về mức bình thường.
Biến tần trong nhà máy tương đối dễ lắp đặt nhưng đòi hỏi yêu cầu cao về kinh nghiệm và tay nghề lắp ráp. Do đó, doanh nghiệp lựa chọn lắp đặt biến tần có thể nhờ các chuyên gia kỹ thuật của nhà cung cấp hướng dẫn lắp đặt. Đảm bảo biến tần được lắp đặt đúng, an toàn và có được chế độ vận hành tối ưu nhất.
1.4. Nâng cấp hệ thống HVAC
Hệ thống HVAC là hệ thống điều hòa không khí, bao gồm sưởi ấm, thông gió và không khí. HVAC có nhiệm vụ kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và chất lượng không khí trong nhà máy, đảm bảo chất lượng không khí cung cấp trong nhà máy ở mức độ chấp nhận được và tối ưu nhất.
Từ đó, mang đến một môi trường làm việc thoải mái, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ sức khỏe người lao động. Ngoai ra, duy trì đúng chất lượng không khí lý tưởng còn đảm bảo tuổi thọ cơ sở vật chất. Tránh được các hao mòn vật chất như quá nóng hoặc quá lạnh làm hư hỏng máy móc.
Nâng cấp hệ thống HVAC là điều cần thiết cho các nhà máy. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý khi lựa chọn hệ thống HVAC cho nhà máy về các tiêu chí sau:
- Công suất hệ thống phù hợp với quy mô, diện tích cần điều hòa và số lượng người sử dụng.
- Phù hợp với từng lĩnh vực sẽ có các hệ thống HVAC nhất định. Ví dụ như nhà máy, bệnh viện, văn phòng sẽ có yêu cầu khác nhau về độ ẩm, nhiệt độ và thông gió.
- Lựa chọn hệ thống HVAC cần xem xét về hiệu quả năng lượng cao, chi phí lắp đặt và bảo trì của hệ thống.
- Chọn lựa thương hiệu lắp đặt hệ thống HVAC uy tín, có chính sách bảo hành rõ ràng.
Do đó, khi có nhu cầu lắp đặt và nâng cấp hệ thống HVAC, chủ đầu tư nhà máy nên lựa chọn các đơn vị lắp đặt có thương hiệu và uy tín trên thị trường. Đảm bảo chất lượng hệ thống tốt nhất và tránh các rủi ro về chất lượng kém, không có chính sách bảo hành đi kèm.
2. Cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng trong công nghiệp
2.1. Sử dụng hệ thống quản lý năng lượng (EMS) để theo dõi và kiểm soát
Hệ thống quản lý năng lượng (EMS) là tập hợp các công cụ máy tính để thực hiện giám sát, kiểm soát và tối ưu hóa hiệu suất của thiết bị truyền tải năng lượng. EMS thường được điều khiển bởi kỹ thuật viên chuyên nghiệp bằng các chức năng giám sát thông qua hệ thống thu thập dữ liệu tập trung và quy trình ra quyết định.
EMS có vai trò quan trọng trong các hoạt động công nghiệp. Với khả năng thu thập dữ liệu năng lượng (điện, nước, khí đốt, khí nén,…), EMS cho phép các phòng ban truy cập vào server xem thông tin để có kế hoạch sử dụng năng lượng hợp lý.
Những lợi ích nổi bật của sử dụng hệ thống quản lý năng lượng EMS bao gồm:
- Đánh giá mức năng lượng tiêu thụ: Với các dữ liệu thu thập được, doanh nghiệp có thể đánh giá được mức năng lượng tiêu thụ ở mọi thời điểm. Ví dụ như với những thời điểm không làm việc như giờ giải lao, hết giờ làm, nếu EMS thể hiện mức năng lượng tiêu hao lớn. Khả năng cao là nhân viên đã quên tắt điện, quạt hoặc máy móc sau giờ làm. Khi đó, doanh nghiệp sẽ có biện pháp điều chỉnh hợp lý.
- Độ chính xác cao: Hệ thống EMS sẽ cho ra kết quả với độ chính xác cao hơn so với hình thức quản lý năng lượng bằng giấy tờ. Giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian xử lý, phân tích dữ liệu mà vẫn đảm bảo mức độ chính xác cực kỳ cao.
- Tiết kiệm chi phí: Với khả năng quản lý tốt nguồn năng lượng, EMS sẽ loại bỏ được các nguồn năng lượng lãng phí. Ngoài ra, các thiết bị, máy móc cũng hoạt động hiệu quả hơn với sự kiểm soát của EMS. Do đó, các nhà máy không chỉ tiết kiệm chi phí cho điện năng mà còn chi phí bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc.
- Bảo vệ môi trường: Việc giảm thiếu năng lượng lãng phí là cách bảo vệ môi trường hiệu quả, bảo vệ môi trường, hạn chế hiệu ứng nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Một hệ thống quản lý năng lượng EMS cho nhà máy thông thường bao gồm: hệ thống thu thập dữ liệu, phần mềm quản lý năng lượng và giao diện người dùng. Để triển khai EMS cho nhà máy, doanh nghiệp có thể tham khảo các bước sau đây:
Bước 1: Xác định rõ ràng mục tiêu mong muốn
Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh khác nhau sẽ có các mục tiêu về quản lý năng lượng khác nhau. Do đó, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu muốn đạt được trước khi triển khai EMS như: tiết kiệm chi phí điện năng, khí đốt hay chi phí nước. Kết hợp đồng thời mục tiêu với ngân sách của doanh nghiệp để lựa chọn hệ thống EMS cho phù hợp.
Bước 2: Khảo sát mức năng lượng tiêu hao hiện tại của nhà máy
Doanh nghiệp tiến hành khảo sát chi tiết về năng lượng đang sử dụng tại nhà máy về từng thiết bị, khu vực, dây chuyên sản xuất và các năng lượng tiềm ẩn. Từ đó, xác định rõ quy mô cần thiết của hệ thống EMS.
Bước 3: Lựa chọn nhà cung cấp hệ thống EMS uy tín
Hệ thống EMS rất quan trọng cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần lựa chọn các đơn vị cung cấp uy tín, có kinh nghiệm để tránh các rủi ro không đáng có. Ngoài ra, các đơn vị cung cấp uy tín cũng sẽ có chính sách bảo hành và hỗ trợ phù hợp kể cả sau khi hoàn thiện dịch vụ.
Bước 4: Lắp đặt và cho chạy hệ thống EMS
Doanh nghiệp tiến hành lắp đặt EMS theo hướng dẫn hoặc có thể thuê bên thứ ba để làm công tác này. Đảm bảo các kết nối, thiết bị đo lường được lắp ráp chính xác. Sau khi lắp ráp ổn định, hệ thống EMS có thể đưa vào hoạt động.
2.2. Thực hiện kiểm tra năng lượng định kỳ để xác định các điểm lãng phí năng lượng
Kiểm tra năng lực định kỳ là việc xem xét, đánh giá mức năng lượng tiêu thụ của nhà máy, từ thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất đến điện năng tiêu thụ. Mục đích của việc thực hiện kiểm tra năng lượng định kỳ là đánh giá năng lượng nhà máy có đang tiêu hao đúng hay không và có điểm lãng phí nào hay không.
Bên cạnh việc nâng cao hệ thống năng lượng thì kiểm tra định kỳ hệ thống cũng là giải pháp quan trọng giúp tiết kiệm năng lượng. Kiểm tra định kỳ sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện những lỗ hổng về năng lượng, xác định chính xác điểm gây lãng phí và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Ví dụ, trường hợp hệ thống thông gió gặp vấn đề và tiêu hao năng lượng nhiều hơn so với nhu cầu thực tế. Nếu kiểm tra định kỳ, doanh nghiệp có thể phát hiện ra vấn đề và sửa chữa hệ thống kịp lúc. Việc này giúp ngăn chặn tiêu hao năng lượng và tiết kiệm chi phí sửa chữa hơn so với khi thay mới hệ thống hoàn toàn.
2.3. Nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng cho cán bộ công nhân viên.
Mọi biện pháp tiết kiệm năng lượng bằng cách sử dụng công nghệ sẽ không thể hoàn hảo 100% nếu không có sự phối hợp đến từ con người. Nếu nhân viên trong nhà máy không có ý thức tiết kiệm năng lượng, thường xuyên quên tắt điện, bật điều hòa quá mức cần thiết,… thì doanh nghiệp càng phải tốn nhiều chi phí hơn cho các hệ thống tối ưu năng lượng.
Do đó, việc nâng cao nhận thức tiết kiệm năng lượng cho cán bộ công nhân viên là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng không chỉ còn là mục tiêu của doanh nghiệp mà còn là mục tiêu của từng cá nhân, cán bộ công nhân viên đang làm việc và hoạt động trong môi trường.
Doanh nghiệp cần tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức về tiết kiệm năng lượng cho công nhân viên thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn, thi đua tiết kiệm năng lượng. Từ đó, các thói quen sử dụng năng lượng của nhân viên sẽ được hình thành và thay đổi tốt hơn mỗi ngày.
Một ví dụ tiêu biểu về cán bộ công nhân viên trong đóng góp tiết kiệm năng lượng là anh Dương Văn Huân – nhân viên công ty TNHH Điện tử Meiko Thăng Long. Anh thường xuyên đóng góp, sáng tạo các ý tưởng về tiết kiệm năng lượng như tái sử dụng nước thải ở các bể rửa bản mạch. Do đó, anh đạt được các thành tích nổi bật như 1 trong 100 “Công nhân giỏi Thủ đô” được tuyên dương ở Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội.
2.4. Bảo trì và vệ sinh hệ thống thường xuyên để tăng hiệu suất.
Bảo trì và vệ sinh hệ thống năng lượng là quá trình kiểm tra, nâng cấp và làm sạch các thiết bị trong hệ thống năng lượng. Điều này giúp đảm bảo máy móc được hoạt động ổn định, đúng năng suất, thông số và tốc độ ban đầu.
Hiện nay, có hai loại bảo trì công nghiệp chính bao gồm bảo trì phòng ngừa và bảo trì sửa chữa. Mỗi loại sẽ được chia thành các trường hợp nhỏ khác nhau. Nhưng đều chung mục đích kiểm soát chất lượng hệ thống theo tiêu chuẩn.
Bảo trì và vệ sinh hệ thống năng lượng thường xuyên đóng vai trò cực kỳ quan trọng tới sự phát triển của doanh nghiệp. Bởi với quy mô lớn, một khi hệ thống gặp trục trặc sẽ gây ra thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp và tốn kém chi phí không hề nhỏ cho việc khắc phục hệ thống.
Cùng điểm qua một số lợi ích nổi bật khi thực hiện bảo trì và vệ sinh máy móc thường xuyên dưới đây:
- Tiết kiệm chi phí: Thực tế, bảo trì thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm các sự cố hư hỏng trên thiết bị và sửa chữa kịp thời. Tránh được việc phải bỏ một số tiền lớn cho việc thay thế thiết bị mới.
- Nâng cao hiệu suất của hệ thống: Bảo trì đúng cách và thường xuyên giúp máy móc hoạt động ổn định, giảm thiểu các sự cố xảy ra. Từ đó, hiệu suất của máy móc được nâng cao, đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra ổn định.
- Duy trì tuổi thọ của hệ thống: Vệ sinh sạch sẽ hệ thống là biện pháp đảm bảo duy trì tuổi thọ cho thiết bị. Tránh trường hợp các vết bụi bẩn bám lâu ngày gây hoen gỉ, hư hỏng máy móc và thiết bị.
Nhà máy nên có một đội ngũ bảo trì hệ thống tay nghề cao, đảm bảo thường xuyên kiểm tra định kỳ và vệ sinh máy móc đúng cách. Ngoài ra, thuê các đơn vị bảo trì hệ thống năng lượng chuyên nghiệp cũng là một lựa chọn hợp lý cho doanh nghiệp.
3. Áp dụng các giải pháp năng lượng tái tạo trong công nghiệp
3.1. Lắp đặt hệ thống pin mặt trời hoặc turbine gió.
Với xu hướng sử dụng năng lượng tái tạo hiện nay, lắp đặt hệ thống pin mặt trời và turbine gió là lựa chọn hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Mỗi hệ thống pin năng lượng sẽ có đặc điểm riêng. Cụ thể:
- Hệ thống pin mặt trời: Đây là việc lắp đặt sử dụng các tấm pin mặt trời để hấp thụ quang học. Sau đó chuyển hóa thành điện năng.
- Hệ thống điện gió: Đây là phương pháp sử dụng năng lượng gió để làm xoay các tuabin gió. Năng lượng từ gió sẽ khiến rotor quay và truyền năng lượng tới trục chính. Từ đó, làm quay các máy phát và tạo ra điện.
Sử dụng năng lượng tái tạo từ điện mặt trời và điện gió đã không còn quá xa lạ. Nhằm đáp ứng mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050 của Nhà nước, nhiều chính sách thúc đẩy, tuyên truyền về năng lượng tái tạo đã được lan truyền. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp đều nắm rõ về lợi ích của hệ thống này. Dưới đây là những lợi ích quan trọng của hệ thống này:
- Bảo vệ môi trường về lâu dài: Đây là lợi ích to lớn nhất của hệ thống năng lượng tái tạo, cụ thể là năng lượng điện gió và điện mặt trời. Việc khai thác nguồn điện từ năng lượng tái tạo không gây ô nhiễm môi trường nhiều như khai thác hóa thạch.
- Giảm chi phí: Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí phải trả so với khi sử dụng nguồn điện thông thường.
- Tăng tính cạnh tranh doanh nghiệp và phát triển bền vững: Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như mặt trời và gió là biện pháp làm tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Từ đó, tăng tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác và góp phần phát triển bền vững.
Hiện nay, doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm thấy đơn vị thi công năng lượng mặt trời hoặc turbine gió trên thị trường. Tuy nhiên cần đảm bảo lựa chọn được đơn vị uy tín, chất lượng cao. Vì số tiền phải bỏ ra cho việc thi công và vận hành ban đầu của hệ thống này không hề nhỏ. Do đó, cần phải đảm bảo thi công đúng cách để tối ưu năng lượng.
3.2. Tái sử dụng năng lượng sinh khối hoặc nhiệt dư thừa.
Tái sử dụng năng lượng sinh khối hoặc nhiệt dư thừa là sử dụng năng lượng tạo ra từ vật liệu dư thừa như chất thải công nghiệp hoặc bã mía, trấu,… để chuyển hóa thành điện năng hoặc nhiệt năng. Đây là giải pháp tiết kiệm năng lượng rất tiềm năng của đất nước ta bởi lợi thế về nguồn sinh khối dồi dào.
Theo tính toán của Viện Năng lượng Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có khoảng 118 triệu tấn sinh khối. Đây là con số rất lớn, cho thấy tiềm năng phát triển của sinh khối trong tương lai.
Sử dụng năng lượng sinh khối mang lại nhiều lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Đầu tiên, nguồn sinh khối từ bã mía, trấu,.. là sinh vật nên là nguồn năng lượng tái tạo. Đảm bảo sử dụng được lâu dài và bền vững theo chu kỳ sống của sinh vật.
Thứ hai, việc tạo năng lượng sinh khối từ các chất thải công nghiệp là biện pháp giảm thiểu được ô nhiễm môi trường. Đồng thời giải quyết được chất thải một cách tốt nhất – khắc phục nỗi lo về chất thải của hầu hết doanh nghiệp hiện nay. Các nghiên cứu cho thấy, năng lượng từ sinh khối không gây ra hiệu ứng nhà kính.
Lợi ích thứ ba, tái sử dụng năng lượng sinh khối hoặc nhiệt dư thừa còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, ví dụ như tiết kiệm tiền điện và chi phí xử lý chất thải. Doanh nghiệp có thể tạo ra một hệ thống khép kín khi sử dụng sinh khối, đảm bảo chất thải được tái chế và tái sử dụng tiếp cho hoạt động sản xuất.
Đồng thời, mỗi doanh nghiệp góp phần tái sử dụng năng lượng sinh khối là góp phần mở rộng cơ hội phát triển việc làm cho ngành nông, lâm nghiệp. Thúc đẩy nền kinh tế nông, lâm nghiệp của nước nhà phát triển ổn định.
Hệ thống năng lượng sinh khối được vận hành theo quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo tính ổn định và mức độ an toàn trong quá trình thực hiện. Hình dung quy trình vận hành năng lượng sinh khối của một nhà máy điện sẽ có 5 bước cơ bản:
- Chuẩn bị nhiên liệu
- Đột chất nhiên liệu
- Sản xuất hơi nước
- Quay tuabin
- Sản xuất điện
3.3. Sử dụng hệ thống biogas để tận dụng chất thải hữu cơ.
Hệ thống Biogas là công nghệ sản xuất khí sinh học. Thực hiện thông qua quá trình ủ phân rác, phân hữu cơ,… để phân hủy các kỵ khí trong chất hữu cơ hoặc lên men metan. Từ đó tạo ra nguồn khí sinh học và áp dụng vào quá trình sản xuất.
Áp dụng hệ thống biogas vào sản xuất công nghiệp được Chính phủ thúc đẩy mạnh nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, hệ thống biogas mang lại khá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất. Bao gồm:
Tạo ra nguồn năng lượng tái tạo và sạch trong sản xuất
Nguồn nguyên liệu sản xuất khi biogas cực kỳ đa dạng và vô tận. Do đó, biogas được xem là dòng năng lượng có thể tái tạo được. Các nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng, 1 m3 biogas có thể sản xuất 1.5-2.2 kWh điện và 2.8 – 4.1 kWh nhiệt. Vì thế, năng lượng biogas có giá trị dùng để sản sinh năng lượng cho các nhà máy điện.
Ví dụ dễ thấy nhất về năng lượng biogas là ở các hộ chăn nuôi gia đình. Họ sử dụng năng lượng biogas cho các hoạt động thường ngày như thắp sáng gia súc mà không cần tới năng lượng hóa thạch.
Cải thiện sức khỏe người lao động và môi trường
Sử dụng năng lượng biogas góp phần giúp môi trường sạch đẹp hơn. Đồng thời có khả năng giảm thiểu mùi hôi từ các chất thải hữu cơ. Từ đó, sức khỏe người lao động và ô nhiễm môi trường được cải thiện đáng kể.
Biogas sẽ là một giải pháp đang thực hiện trên con đường xanh hóa tại các nhà máy hiện nay. Đảm bảo cung cấp nguồn năng lượng tái tạo xanh, sạch mà không làm ảnh hưởng quá nhiều tới môi trường.
3.4. Lắp đặt hệ thống tái chế nước để tiết kiệm, tái sử dụng nước thải
Hệ thống tái chế nước thải là phương pháp tái chế các nước thải công nghiệp và tái sử dụng vào các hoạt động khác như tưới cây, rửa máy móc, làm mát thiết bị,… Tái sử dụng nước thải đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp và đất nước.
Về mặt kinh tế: Tái sử dụng nước thải làm giảm bớt lượng nước sạch cần sử dụng, tiết kiệm chi phí nước. Thông thường, đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước đúng chuẩn theo quy định cũng tốn khá nhiều tiền của doanh nghiệp. Việc tái sử dụng nước sẽ kéo theo một loạt lợi ích như giảm lượng nước sạch, giảm thể tích bể xử lý nước thải, chi phí vận hành chi phí đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước,…
Về mặt môi trường: Tái chế và tái sử dụng nước thải sẽ cải thiện nguồn nước ngầm. Đồng thời giảm lượng ô nhiễm cho nguồn tiếp nhận nước thải.Với quy trình tuần hoàn, nguồn nước thải xấu trực tiếp ra môi trường sẽ giảm thiểu đáng kể.
Mỗi nhà máy, khu vực sẽ cần hệ thống tái chế nước thải khác biệt về quy mô, diện tích, phương pháp. Do đó, doanh nghiệp nên tìm đến các đơn vị xử lý nước thải chuyên nghiệp để được tư vấn kỹ và xây dựng hệ thống tái chế nước phù hợp.
Trên đây, chúng tôi đã tổng hợp 12 giải pháp tiết kiệm năng lượng trong nhà máy hiệu quả nhất năm 2024. Bằng cách tiết kiệm năng lượng, doanh nghiệp không chỉ tối ưu chi phí mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Nếu quan tâm đến bất động sản khu công nghiệp, đừng quên truy cập vào https://dulongip.vn/ để đón đọc những bài viết mới nhất nhé!