Quy định về PCCC nhà xưởng mới nhất là vấn đề mà bất kỳ chủ đầu tư nhà xưởng nào cũng nên nắm chắc. Đặc biệt với tình hình Nhà nước nhấn mạnh, tăng cường vai trò của công tác PCCC trong những năm gần đây, nhà xưởng muốn đưa vào hoạt động phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy định PCCC. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cập nhật ngay tới bạn đọc 7 quy định về PCCC nhà xưởng mới nhất trong khu công nghiệp 2024!
1. Quy định chung về an toàn của hệ thống PCCC
Các quy định chung về an toàn của hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) nhà xưởng Khu Công Nghiệp (“KCN”) đều tuân theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Đáp ứng từng quy định an toàn của hệ thống PCCC không chỉ đảm bảo an toàn cho người lao động mà còn giúp doanh nghiệp bảo vệ tài sản của mình trong trường hợp xảy ra sự cố không mong muốn.
1.1 Quy định chung với mọi nhà xưởng
Để đảm bảo an toàn của hệ thống PCCC, các cơ sở nhà xưởng, nhà kho KCN đều phải tuân thủ những quy định chung về PCCC. Chi tiết về quy định chung được nêu rõ trong khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
Cụ thể, nhà xưởng nằm ở 15) Cơ Sở Sản Xuất, thuộc Phụ Lục III)/ Nghị Định 136/2020/NĐ-CP Danh mục cơ quan công an quản lý cần phải đảm bảo tuân thủ những quy định chung về PCCC như sau:
- Biển hướng dẫn liên quan PCCC: Nhà xưởng cần trang bị đầy đủ các biển hướng dẫn như biển nội quy, biển cấm, báo, các biển sơ đồ hoạch chỉ dẫn phòng, chữa cháy, thoát nạn theo quy định.
- Đội PCCC cơ sở: Nhà xưởng KCN cần thành lập các lực lượng PCCC cơ sở. Đảm bảo đội PCCC cơ sở của KCN được đào tạo và huấn luyện nghiệp vụ PCCC, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu về PCCC tại chỗ theo quy định.
- Phương án PCCC cho nhà xưởng KCN: Mỗi nhà xưởng cần phải có phương án PCCC phù hợp với loại hình nhà xưởng. Phương án này sẽ được phê duyệt bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
- Đảm bảo an toàn PCCC đối với các hệ thống/thiết bị nguy cơ cháy nổ cao trong nhà xưởng: Bao gồm hệ thống điện, hệ thống chống tĩnh điện, chống sét hoặc các thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, nhiệt.
- Trang bị các hệ thống thuận lợi cho quá trình PCCC/ thoát nạn: Bao gồm hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, truyền tin báo cháy, cấp nước, quản lý cơ sở dữ liệu. Ngoài ra, nhà xưởng cũng cần phải có các phương tiện thoát nạn và báo cháy, ngăn cháy, ngăn khói cho người lao động để đảm bảo không có thiệt hại về người. Những hệ thống trên phải đáp ứng tiêu chuẩn về số lượng, chất lượng theo quy định của Bộ Công An.
- Có các giấy tờ/ văn bản về PCCC theo quy định: Bao gồm giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC theo quy định.
Ngoài việc tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy, công tác vệ sinh nhà xưởng cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sản xuất. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp thực phẩm, việc duy trì môi trường sạch sẽ không chỉ giúp ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ mà còn đảm bảo an toàn vệ sinh. Để tìm hiểu rõ hơn về các bước cần trong quy trình vệ sinh nhà xưởng thực phẩm, cũng như những nguyên tắc, tiêu chuẩn đánh giá, bạn đọc có thể tham khảo bài viết “vệ sinh nhà xưởng thực phẩm“.
1.2. Quy định đối với nhà xưởng cao tầng, nhà khung thép mái tôn.
Ngoài những quy định chung, đối với những nhà xưởng KCN cao tầng, nhà khung thép mái tôn thì sẽ phải đáp ứng riêng một vài quy định về PCCC. Bởi vì những nhà xưởng này thường vượt quá diện tích khoang ngăn cháy so với các nhà xưởng thông thường. Một số điều kiện nhà xưởng cao tầng phải đáp ứng như sau:
- Chống cháy lan: Với phần diện tích khá lớn, những nhà xưởng dạng này đòi hỏi chủ đầu tư có hệ thống PCCC và giải pháp chống cháy lan hiệu quả.
- Tăng giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng: Nhà xưởng cao tầng/ khung thép mái tôn phải có giải pháp tăng giới hạn chịu lửa theo đúng chuẩn quy định về PCCC. Điều này giúp hẹn chế tình trạng sụp đổ nhà xưởng khi xảy ra sự cố cháy nổ.
1.3. Quy định về PCCC khi thiết lập dự án, xây dựng, cải tạo nhà xưởng
Bên cạnh những quy định chung PCCC, nhà xưởng khi thiết lập dự án, xây dựng, cải tạo lại thiết kế cũng cần đáp ứng những yêu cầu về PCCC. Những quy định này sẽ bao gồm quy định về địa điểm xây dựng, kết cấu xây dựng, hệ thống thoát nạn, thông gió, hệ thống điện và chống sét. Cụ thể chi tiết từng quy định như sau:
- Địa điểm xây dựng: Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4514:2012, nhà xưởng cần phải đảm bảo khoảng cách an toàn về PCCC với các công trình xây dựng. Đặc biệt, địa điểm xây dựng nhà xưởng phải tránh xa những khu vực có nguy cơ cháy nổ cao. Địa điểm thuận lợi cho công tác tiếp cận, cứu nạn khi có sự cố xảy ra.
- Kết cấu xây dựng: Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9383:2012, nhà xưởng phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn về mức độ bậc chịu lửa đáp ứng quy mô và tính chất hoạt động nhà xưởng. Ngoài ra, kết cấu xây dựng phải sử dụng các vật liệu có khả năng ngăn cháy, chống cháy lan theo quy định.
- Hệ thống thoát nạn: Nhà xưởng thiết kế phải đảm bảo các lối đi thoát nạn, thoát hiểm, báo tín hiệu, chiếu sáng, thông gió chống khói cho người lao động thoát ra ngoài nhanh nhất trong thời gian ngắn. Các biển hướng dẫn phải đặt ở vị trí dễ nhìn thấy theo quy định. Tham khảo thêm bài viết “quy định lối thoát hiểm trong nhà xưởng” về các quy định thiết kế, xây dựng lối thoát hiểm nhà xưởng do Nhà nước ban hành để đảm bảo an toàn cho công nhân và tuân thủ đúng pháp luật.
- Hệ thống điện, chống tĩnh điện, chống sét, nổ: Nhà xưởng cần phải sử dụng công nghệ sản xuất, ống ghen, dây dẫn điện, các thiết bị liên quan dễ cháy nổ phải đảm bảo phù hợp với công suất nhà xưởng, đảm bảo yêu cầu về PCCC. Bên cạnh đó, nhà xưởng cũng cần thực hiện công tác kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và an toàn.
- Hệ thống báo cháy, chữa cháy: Cần đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, vị trí lắp đặt phù hợp, các thông số kỹ thuật phù hợp với công trình. Điều này đảm bảo hệ thống báo hiệu nhanh chóng, kịp thời cho người lao động di chuyển khi có sự cố. Bên cạnh đó, nhà xưởng cũng nên thiết kế hệ thống báo cháy liên kết tự động với hệ thống chữa cháy nhà xưởng.
- Hệ thống giao thông: Nhà xưởng cần thiết kế khu vực bãi đỗ, giao thông cho các phương tiện chữa cháy hoạt động hiệu quả khi có sự cố. Đảm bảo hệ thống giao thông đáp ứng tải trọng, cấp nước, các quy định để phục vụ chữa cháy khi cần thiết.
1.4. Quy định về thẩm duyệt thiết kế PCCC nhà xưởng
Theo Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, nhà xưởng từ 3.000 m3 trở lên sẽ bắt buộc phải có thiết kế về PCCC và đảm bảo được thẩm duyệt theo quy định bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Trên thực tế, các nhà xưởng nhỏ hiện nay chỉ cần đảm bảo quy định về PCCC tiêu chuẩn mà không nhất thiết phải thiết kế hay thẩm duyệt thiết kế.
Tuy nhiên, các chủ nhà xưởng luôn ý thức được việc PCCC không chỉ là đáp ứng nghĩa vụ theo quy định mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của nhà xưởng khi xảy ra sự cố. Do đó, dù cần thẩm duyệt thiết kế PCCC hay không, việc đảm bảo thiết kế nhà xưởng theo đúng tiêu chuẩn PCCC là cực kỳ quan trọng đối với mọi hình thức nhà xưởng.
2. Quy định về thiết kế chi tiết, lắp đặt và sử dụng hệ thống PCCC nhà xưởng
Quy định về thiết kế chi tiết, lắp đặt và sử dụng hệ thống PCCC nhà xưởng KCN sẽ tuân theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5760:1993. Cụ thể về từng quy định sẽ được trình bày ngay sau đây.
2.1 Quy định về thiết kế
Đầu tiên, việc thiết kế hệ thống PCCC phải căn cứ vào loại đám cháy, tính chất nguy hiểm cháy và khối lượng chất cháy công trình. Điều này đảm bảo công tác PCCC được diễn ra hiệu quả hơn với tính chất của từng loại nhà xưởng. Một số hệ thống PCCC phổ biến nhất được sử dụng trong nhà xưởng bao gồm:
- Chữa cháy vách tường: Đây là hệ thống lấy nước từ các trạm cung cấp kết hợp với lấy nước vách tường để chữa cháy khi có sự cố. Hệ thống này có hiệu quả cao đối với các loại nhà xưởng có nguy cơ cháy nổ cao. Trong những trường hợp không may xảy ra, chỉ cần vặn mở các van chặn thì dòng nước áp lực cao sẽ ngay lập tức phun ra để chữa cháy.
- Chữa cháy tự động Sprinkler: Hệ thống tự động Sprinkler với đầu phun luôn ở chế độ sẵn sàng. Dựa vào nhiệt độ môi trường xung quanh, hệ thống sẽ tự động kích hoạt khi có dấu hiệu nhiệt độ đạt ngưỡng quy định. Lưu ý: Hệ thống Sprinkler chỉ áp dụng với nhà xưởng có chiều cao mái từ 10m trở xuống, đầu phun đến chất cháy từ 0.5m trở lên.
- Hệ thống bọt: Đây là loại hệ thống được dùng ở các nhà xưởng có quy mô lớn, nguy cơ cháy nổ cao. Cơ chế hoạt động của hệ thống bọt là ngăn chất lỏng tiếp xúc với lửa làm lan rộng đám cháy. Lưu ý: Sử dụng hệ thống bọt phải cân nhắc đến khả năng thoát khí để giảm áp lực.
- Hệ thống khí: Đây là hệ thống ngăn cháy nhanh chóng nhưng cũng khá nguy hiểm cho con người khi sử dụng khí CO2, N2, Ar,…. Do đó, khi sử dụng hệ thống khí CO2, nhà xưởng cần đảm bảo đã sơ tán người lao động đến vị trí an toàn. Lưu ý: Sử dụng hệ thống bọt phải cân nhắc đến khả năng thoát khí để giảm áp lực.
- Hệ thống Drencher: Đây là loại hệ thống bơm tự động với van điện tử và van phụ. Khi xảy ra cháy nổ, van sẽ mở thông qua điều khiển và nước sẽ chảy vào các đầu Drencher để dập tắt cháy. Lưu ý: hệ thống này được áp dụng với mọi công trình nhà xưởng và cần phân chia phù hợp để tránh tràn lan.
Thứ hai, về thiết kế chi tiết hệ thống PCCC nhà xưởng KCN sẽ có các bộ phận sau: báo động, điều khiển, cung ứng dự trữ chất chữa cháy, bộ phận cấp điện, đường ống cấp nước, bộ phận phân bố chất chữa cháy. Trong đó, mỗi bộ phận sẽ có yêu cầu thiết kế chi tiết như sau:
- Cung ứng dự trữ chất chữa cháy: Đảm bảo đủ lưu lượng chất chữa cháy, hoạt động thường xuyên và phù hợp với hệ thống chữa cháy tùy theo quy mô và tính chất nhà xưởng. Ngoài ra, cần đảm bảo hệ thống đủ áp lực để dẫn truyền chất chữa cháy vào nơi xảy ra cháy.
- Phân bố chất chữa cháy: Đảm bảo phủ kín khu vực có cháy khi sự cố xảy ra. Ngoài ra, phân bổ chất chữa cháy, lăng phun, vòi phun phải phù hợp tỉ lệ phần trăm cần thiết trong trường hợp chữa cháy thể tích.
- Đầu phun, lăng phun: Thiết kế hệ thống PCCC phải sử dụng đầu phun, lăng phun phù hợp quy mô hệ thống PCCC nhà xưởng.
- Bộ phận báo động: Hoạt động ổn định, bình thường. Đảm bảo bộ phận báo động báo hiệu nhanh chóng khi có sự cố.
- Cấp điện: Đảm bảo đủ năng lượng điện cho hệ thống PCCC hoạt động. Ngoài ra, nhà xưởng thiết kế hệ thống điện dự trữ, dự phòng để tránh các trường hợp ngắt điện đột ngột.
Thứ ba, thiết kế hệ thống PCCC nhà xưởng phải đảm bảo các giấy tờ, bao gồm: thuyết minh kết cấu và nguyên lý hoạt động của hệ thống PCCC, tài liệu xác định thông số kỹ thuật và tính toán chi tiết, bản vẽ kỹ thuật hệ thống PCCC và bản hướng dẫn kiểm tra chức năng và bảo dưỡng hệ thống.
2.2. Quy định về lắp đặt
Tất cả hệ thống PCCC nhà xưởng KCN chỉ được phép lắp đặt hoặc thay đổi khi hồ sơ thiết kế được duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, việc lắp đặt hệ thống PCCC phải đảm bảo độ bền, độ kín để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
Việc lắp đặt các hệ thống chứa sẵn chất chữa cháy cần đảm bảo cẩn thận để tránh rơi, vỡ hoặc tạo áp lực làm hư hỏng hệ thống dẫn đến nguy hiểm cho người lắp đặt hoặc quá trình sử dụng. Đối với các chất dự trữ được đặt ở ngoài nhà thì phải có mái che tránh hư hỏng. Chủ nhà xưởng/ quản lý nhà xưởng cần phải tiến hành thử nghiệm, đánh giá hệ thống sau khi lắp đặt hoàn thiện và ghi nhận kết quả vào biên bản nghiệm thu hệ thống PCCC.
2.3. Quy định về sử dụng
Sau khi lắp đặt và đưa vào sử dụng hệ thống PCCC nhà xưởng, hệ thống cần phải có sổ theo dõi để ghi chép các thông tin cần thiết. Đặc biệt, nhà xưởng cần có người vận hành hệ thống đủ chuyên môn, trình độ để nắm bắt quy trình vận hành. Thường xuyên kiểm tra khả năng sẵn sàng chữa cháy của hệ thống để tránh tình huống hỏng hóc mà không phát hiện được.
Về bảo dưỡng, bảo trì cần đảm bảo kiểm tra định kỳ theo quy định và được thực hiện bởi kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn, được chứng nhận bởi cơ quan các cấp có thẩm quyền quy định. Điều này sẽ giúp hệ thống PCCC được hoạt động hiệu quả, đem đến hiệu suất tốt nhất cho công tác PCCC nhà xưởng.
3. Quy định Biển báo, bảng tiêu lệnh, nội quy PCCC tiêu chuẩn
Các quy định về biển báo, bảng tiêu lệnh, nội quy PCCC tiêu chuẩn của nhà xưởng KCN phải đảm bảo tuân thủ về nội dung rõ ràng, vị trí lắp đặt phù hợp. Cụ thể như sau:
- Biển báo PCCC: Thông báo về vị trí, thiết bị và chức năng của các phương tiện/ thiết bị PCCC. Biển báo phải đáp ứng yêu cầu về màu sắc nổi bật, kích thước theo quy định. Nội dung biển báo phải rõ ràng, dễ đọc, có thể sử dụng biểu tượng hoặc hình ảnh cho người lao động dễ hình dung.
- Bảng tiêu lệnh, nội quy PCCC: Được đặt tại các vị trí dễ quan sát trong nhà xưởng. Nội dung tiêu lệnh, nội quy phải rõ ràng, chứa đầy đủ thông tin, quy tắc, hướng dẫn PCCC cho người lao động tùy vào từng khu vực nhà xưởng.
4. Quy định về hệ thống báo cháy trong nhà xưởng – Yêu cầu kỹ thuật bản vẽ chi tiết.
Quy định về hệ thống báo cháy trong nhà xưởng KCN phải đảm bảo theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738 – 2001. Trong đó, quy định cụ thể về yêu cầu kỹ thuật bản vẽ chi tiết hệ thống báo cháy như sau:
- Phát hiện sự cố cháy, nổ nhanh chóng, kịp thời.
- Thiết kế, lắp đặt theo tiêu chuẩn quy định.
- Khi phát hiện sự cố cháy nổ, phải chuyển tín hiệu báo động rõ ràng, kịp thời để người lao động trong nhà xưởng có thể thực hiện các biện pháp thoát hiểm, chữa cháy theo quy định.
- Đảm bảo chống nhiễu tốt.
- Đảm bảo hệ thống báo động hoạt động ổn định trong mọi tình huống, không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống khác trong nhà xưởng.
- Đảm bảo hệ thống không bị tê liệt, hư hỏng một phần hay toàn bộ do sự cố cháy nổ gây ra trước khi khi phát hiện cháy.
- Tất cả các mục tiêu đề ra khi lập hệ thống báo động phải đảm bảo được thực hiện đúng, đủ mà không xảy ra sai sót.
- Đầy đủ các bộ phận cơ bản như yếu tố liên kết, nguồn điện, trung tâm báo cháy.
- Những tác động đã gây ra sự cố tuyệt đối không được gây ra những sự cố sau này lần nữa.
5. Quy định về trách nhiệm PCCC nhà xưởng doanh nghiệp cần phải tuân thủ
Bên cạnh những quy định về hệ thống PCCC, trách nhiệm của nhà xưởng trong công tác PCCC là yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn nhà xưởng. Mỗi nhà xưởng doanh nghiệp cần phải đặt tuân thủ quy định PCCC làm ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Điều này không chỉ đáp ứng những quy định chung của Pháp luật mà còn là phương thức để doanh nghiệp hạn chế rủi ro về tài sản, con người khi sự cố không mong muốn xảy ra.
Dưới đây là những trách nhiệm quan trọng mà mỗi nhà xưởng doanh nghiệp cần phải tuân thủ về PCCC:
- Đối với dự án thiết kế: Lập kế hoạch, dự án thiết kế theo đúng quy định về PCCC và nộp cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Nhà xưởng chỉ được tiến hành xây dựng khi đã được phê duyệt các hồ sơ theo quy định, trong đó có hồ sơ về PCCC.
- Quá trình thi công nhà xưởng: Chủ đầu tư/ quản lý nhà xưởng cần giám sát tiến độ thi công, đảm bảo quá trình thi công diễn ra đúng như kế hoạch và hồ sơ đã được phê duyệt. Trong trường hợp có thay đổi về thiết kế PCCC, phải lập kế hoạch bổ sung và đảm bảo được phê duyệt trước khi tiến hành điều chỉnh.
- Đảm bảo an toàn PCCC: Nhà xưởng cần đảm bảo công tác an toàn PCCC trong suốt quá trình vận hành nhà xưởng, từ giai đoạn thi công, xây dựng nghiệm thu đến đưa vào hoạt động.
- Đội PCCC cơ sở: Mỗi nhà xưởng đều phải có đội PCCC cơ sở được huấn luyện chuyên môn và nghiệp vụ PCCC. Đảm bảo đội PCCC cơ sở thực hiện tốt các kỹ năng nghiệp vụ về PCCC, nhanh nhạy và xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra.
- Bảo dưỡng, bảo trì hệ thống PCCC: Chủ nhà xưởng/ doanh nghiệp cần thực hiện kiểm tra an toàn hệ thống PCCC định kỳ. Ngoài ra, nhà xưởng nên tổ chức các buổi huấn luyện, kiểm tra để đảm bảo nhân viên trong nhà xưởng đều biết cách ứng phó khi có tình huống khẩn cấp.
- Trách nhiệm khác: Nhà xưởng cần niêm yết đầy đủ các bảng chỉ dẫn, nội quy,… trong nhà xưởng. Ngoài ra, chủ nhà xưởng cũng cần cung cấp đủ số lượng trang thiết bị PCCC theo quy định.
- Trường hợp cho thuê nhà xưởng: Chủ nhà xưởng cần phải xác định rõ ràng trách nhiệm về PCCC với bên cho thuê, đảm bảo công tác PCCC vẫn được diễn ra đầy đủ và hiệu quả.
- Khi xảy ra sự cố: Doanh nghiệp/ quản lý nhà xưởng cần sơ tán kịp thời người lao động. Đồng thời thông báo cho lực lượng cảnh sát PCCC hoặc các đơn vị có liên quan gần nhất để được chữa cháy kịp thời.
- Trường hợp nhà xưởng kho lạnh: Nhà xưởng cần giao kho lạnh cho người vận hành có sức khỏe tốt đảm nhiệm. Bên cạnh đó, quá trình nạp dung môi cho máy móc kho lạnh phải được thực hiện cẩn thận để đảm bảo độ an toàn, không gây cháy nổ. Theo quy định về PCCC, quá trình này sẽ được thực hiện và giám sát chặt chẽ với ít nhất 2 người.
- Nhà xưởng cần đảm bảo không sử dụng chất cấm theo quy định Pháp luật. Ngoài ra, nhà xưởng cũng cần thường xuyên kiểm tra các khu vực để đảm bảo không lưu trữ các chất gây cháy nổ cao.
Trong trường hợp chuyển nhượng nhà xưởng khu công nghiệp, trách nhiệm về phòng cháy chữa cháy (PCCC) cũng cần được xác định rõ ràng giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Đồng thời, điều kiện và quy trình chuyển nhượng nhà xưởng cho bên thứ ba cũng cần tuân thủ đúng pháp luật do Nhà nước ban hành. Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết trong bài viết “chuyển nhượng nhà xưởng trong khu công nghiệp“.
Trên đây là toàn bộ 7 quy định về PCCC nhà xưởng mới nhất trong khu công nghiệp 2024. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu thêm về quy định PCCC nhà xưởng hiện nay. Với việc áp dụng những quy định trên, nhà xưởng sẽ đảm bảo an toàn cho cả người lao động và tài sản doanh nghiệp. Nếu bạn đọc muốn tìm hiểu thông tin về nhà xưởng KCN, đừng quên tham khảo thêm các bài viết tại https://dulongip.vn/ nhé!