Khu công nghiệp xanh là mô hình khu công nghiệp được Nhà nước chủ trương phát triển trong giai đoạn tới 2025 – 2030 với mục tiêu bảo vệ môi trường, đưa phát thải ròng về con số 0 vào năm 2050. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc nắm bắt thông tin từ A – Z về KCN Xanh – Mô hình khu công nghiệp HOT năm 2024 nhé!
1. Khu công nghiệp xanh là gì?
Khu công nghiệp xanh (KCNX) là mô hình khu công nghiệp (KCN) định hướng phát triển bền vững, thân thiện với môi trường thông qua việc “xanh hóa” KCN qua cấu trúc cơ sở hạ tầng và các hoạt động như sản xuất và tái chế chất thải; tối ưu hóa sử dụng nguồn tài nguyên. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về khái niệm chung của khu công nghiệp và tình hình phát triển KCN tại Việt Nam qua bài viết “khu công nghiệp là gì“.
Mục tiêu và định hướng phát triển của KCNX khá tương đồng với Khu công nghiệp sinh thái (KCNST), đều hướng tới bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, khác với KCNST, quá trình thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng của KCNX được ưu tiên xem xét ngay từ giai đoạn đầu, nhằm tích hợp không gian xanh trong toàn KCN. Để biết thêm thông tin chi tiết về KCNST, bạn đọc có thể tham khảo ngay bài viết “5 thông tin cần biết về mô hình KCN sinh thái”.
KCNX sẽ là lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp/ nhà đầu tư thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, gió), công nghệ sạch, sản xuất và chế biến, doanh nghiệp về tái chế chất thải, chế biến thực phẩm, dệt may và thời trang hay các lĩnh vực như công nghệ dược phẩm, sinh học,….
Đặc biệt, Khu công nghiệp xanh sẽ là nguồn cung cấp tiềm năng về tín chỉ carbon (giấy phép phát thải) trong tương lai. Tín chỉ carbon – hay là “giấy thông hành” cho các doanh nghiệp sản xuất có quyền được xả thải một lượng khí C02 nhất định ra môi trường. Loại tín chỉ này có thể bán cho những doanh nghiệp xả thải “vượt mức” cả trong nước và nước ngoài..
Mô hình khu công nghiệp xanh được hình thành và phát triển bao gồm những đặc điểm sau đây:
- Có đầy đủ giấy phép cơ bản theo quy định của Pháp luật: KCNX cần đáp ứng đầy đủ các giấy phép cơ bản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép đăng ký kinh doanh,…
- Đầy đủ cơ sở hạ tầng cơ bản: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đạt tiêu chuẩn, hệ thống giao thông phát triển, hệ thống cảnh quan và các hệ thống khác theo quy định của pháp luật.
- Thiết kế cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn xanh: KCNX tập trung vào yếu tố môi trường đầu tiên trong giai đoạn thành lập, tích hợp các không gian xanh, đảm bảo tối thiểu 25% diện tích KCN là diện tích dành cho cây xanh và đa dạng sinh học, quy hoạch đúng chuẩn theo quy định của Bộ xây dựng.
- Sử dụng tài nguyên tiết kiệm, khuyến khích năng lượng tái tạo: Doanh nghiệp trong KCNX đổi mới tư duy thay thế năng lượng truyền thống (hóa thạch) bằng năng lượng tái tạo; hệ sinh thái khép kín cho phép việc sử dụng tài nguyên tối ưu nhất, tái sử dụng các chất thải vào các hoạt động khác như rửa đường, tưới cây,….
- Đảm bảo tiêu chí khu công nghiệp xanh về bảo vệ môi trường: Xây dựng hạ tầng dùng chung, cung cấp nhà ở, công trình xã hội và văn hóa cho người lao động. Doanh nghiệp trong KCNX cần công bố báo cáo về môi trường hàng năm.
- Hoạt động sản xuất thân thiện với môi trường: Phát triển theo hướng tuần hoàn khép kín, đặc điểm hoạt động sản xuất tại KCNX ít tốn kém, tối ưu hóa các nguồn nguyên liệu và tái chế chất thải, góp phần phát triển bền vững theo hướng thân thiện với môi trường.
- Hệ sinh thái cộng sinh công nghiệp: Các doanh nghiệp trong KCNX phối hợp với nhau nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, hợp tác quản lý chất xả thải, sản xuất tuần hoàn và hạn chế phế phẩm. Ngoài ra, cộng sinh cho phép các doanh nghiệp chia sẻ các sáng kiến về việc chuyển chất thải thành năng lượng vì mục đích chung của KCN.
- Khả năng sản xuất tín chỉ carbon cao: KCNX hạn chế đáng kể lượng khí thải CO2 ra môi trường, làm tăng khả năng sản xuất tín chỉ carbon, giúp doanh nghiệp thu lợi nhuận từ các giao dịch thương mại và tiến gần hơn với mục tiêu phát triển bền vững.
- Kiểm soát ô nhiễm môi trường: Thông qua việc sử dụng năng lượng tái tạo, áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, quản lý đồng bộ và tự động hóa, KCNX có khả năng khắc phục, và vận hành theo hướng giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên.
2. Ưu điểm của khu công nghiệp xanh
Phát triển KCNX đem lại nhiều lợi ích thực tế hơn so với các KCN truyền thống, về kinh tế, xã hội và môi trường.
2.1. Đối với môi trường
Ưu điểm lớn nhất mà KCNX mang lại là bảo vệ môi trường thông qua những hoạt động giảm phát thải, tái chế chất thải, nước thải đúng cách:
- Giảm thiểu khí thải POP, nhà kính: KCNX sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, tái chế chất thải, tránh các chất độc hại với môi trường. Từ đó, hạn chế tối đa việc phát khí thải POP (Chất hữu cơ độc hại bền vững trong môi trường), phát thải khí nhà kính, giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu như tình trạng nóng lên toàn cầu, lũ lụt, hạn hán,…
- Tăng cường đa dạng sinh học: Với diện tích phủ xanh lớn (tối thiểu 25% diện tích KCN), KCNX góp phần tăng cường và bảo vệ đa dạng sinh học trong KCN cũng như các khu vực lân cận.
- Giảm lãng phí tài nguyên thiên nhiên: KCNX sử dụng nguồn năng lượng xanh, năng lượng tái tạo (năng lượng điện mặt trời, điện gió), tái chế chất thải; góp phần hạn chế tiêu hao nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt như năng lượng hóa thạch,…
- Chia sẻ tiện ích trong khu công nghiệp: KCNX sử dụng hệ thống xử lý nước thải tập trung, giao thông nội khu liên kết nhằm tối ưu chuỗi cung ứng, tiện ích dành cho người lao động đảm bảo theo quy định. Thông qua hợp tác cộng sinh, doanh nghiệp hình thành mạng lưới chia sẻ, hỗ trợ cho nhau các tiện ích và yếu tố phục vụ sản xuất.
- Chia sẻ các nguyên vật liệu sản xuất: KCNX xây dựng quy trình khép kín tuần hoàn, phụ phẩm của doanh nghiệp này có thể là đầu vào doanh nghiệp khác, mọi nguyên liệu đều có giá trị và quan trọng. Từ đó, tạo nên môi trường bổ trợ, chia sẻ trong toàn KCN.
- Cải thiện chất lượng môi trường: Với các đặc điểm về mảng xanh lớn, hoạt động thân thiện môi trường, KCNX giúp tạo ra môi trường xanh – sạch – đẹp, chất lượng môi trường tốt hơn so với KCN truyền thống.
Hiện nay, năng lượng điện gió đang được nhiều quốc gia chú trọng phát triển nhờ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nổi bật như khả năng tái tạo vô hạn và giảm thiểu khí thải carbon, năng lượng gió cũng tồn tại một số nhược điểm như phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và chi phí đầu tư cao. Để hiểu rõ hơn về năng lượng gió là gì, bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết này.
2.2. Đối với nền kinh tế
Bên cạnh ưu điểm đối với môi trường, KCNX đem đến những lợi ích đáng kể cho nền kinh tế, cụ thể:
- Giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất: KCN giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và thời gian sản xuất; đảm bảo chuỗi sản xuất tuần toàn và bền vững đúng chuẩn thông qua những hoạt động như tái chế, tái sử dụng nguyên vật liệu và sử dụng năng lượng tái tạo
- Đạt hiệu quả kinh tế cao hơn: Nhờ chia sẻ chi phí cho các dịch vụ chung như quản lý chất thải, đào tạo nhân lực, nguồn cung cấp và hệ thống thông tin môi trường cùng các dịch vụ hỗ trợ khác.
- Tiếp thu công nghệ mới và cơ chế hỗ trợ tài chính: Quy hoạch phát triển KCNX đòi hỏi áp dụng công nghệ mới, hiện đại như IoT, AI, Blockchain để tối ưu hóa cơ chế hoạt động. Ngoài ra, KCNX cũng được Nhà nước ưu tiên hỗ trợ và tạo điều kiện cung cấp thông tin, khoa học công nghệ, tiếp cận nguồn vốn vay.
- Tăng tín chỉ carbon, thúc đẩy giao dịch thương mại: KCNX tạo ra các tín chỉ carbon, cho phép các tổ chức doanh nghiệp tăng các giao dịch mua bán quyền phát thải khí nhà kính nhằm bù đắp lượng khí thải vượt quá tiêu chuẩn.
- Thu hút nguồn đầu tư chất lượng cao: KCNX thu hút nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là FDI chất lượng cao. Các nhà đầu tư/doanh nghiệp đang tìm kiếm điểm đến phát triển bền vững bị thu hút nhiều hơn với các KCNX.
- Cải thiện hình ảnh thương hiệu: Đầu tư vào KCNX giúp khách hàng và nhà đầu tư có cái nhìn tốt hơn về thương hiệu, nâng cao niềm tin, sự tín nhiệm với thương hiệu. Ngoài ra, phát triển KCNX cũng góp phần thúc đẩy hình ảnh đất nước tốt hơn trong nền kinh tế toàn cầu.
2.3. Đối với xã hội
Những điểm mạnh của KCNX về bảo vệ môi trường, tạo hệ sinh thái tốt cũng góp phần mang đến lợi ích cho xã hội. Bao gồm:
- Cải thiện sức khỏe và an toàn cho người lao động: Tập trung tạo môi trường sống xanh, sạch, đẹp trong KCNX giúp người lao động cải thiện sức khỏe và môi trường chất lượng.
- Tăng chất lượng sống cho cộng đồng: KCNX đem đến cơ hội về kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, môi trường sống sạch, phối hợp với địa phương trong vấn đề bảo vệ môi trường và những lợi ích khác đều thúc đẩy chất lượng cuộc sống cộng đồng tăng cao.
- Thực hiện mục tiêu quản lý nhà nước (QLNN): Hình thành KCNX có ưu điểm vượt bậc về giảm khí thải CO2, đáp ứng mục tiêu và cam kết của Nhà nước với quốc tế về bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững, đưa phát thải ròng về “0”..
- Cải thiện năng lực cạnh tranh và lợi nhuận: Thực tế, nhà đầu tư đặc biệt là FDI quan tâm ngày càng cao với phát triển bền vững, KCNX có cơ hội lớn, lợi thế cạnh tranh trong cuộc đua thu hút nguồn vốn, tăng cao lợi nhuận.
Các KCN nói chung giữ vai trò quan trọng, tác động sâu rộng đến cơ cấu nền kinh tế quốc dân, đồng thời góp phần thúc đẩy các nguồn lực chính trong sản xuất công nghiệp và hỗ trợ sự phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các vai trò của khu công nghiệp trong việc thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện đại hóa hạ tầng và nhiều khía cạnh khác liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
3. Tiêu chí xây dựng và vận hành tốt một KCN xanh
Chủ đầu tư cần chú ý những tiêu chí khu công nghiệp xanh bắt buộc sau đây:
- Về thiết kế: Thiết kế thẩm mỹ, đẹp, các vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường. Diện tích cây xanh tối thiểu 25% tổng diện tích và quy hoạch theo quy định, như: tạo vành đai cách ly theo tiêu chuẩn; cây xanh dọc các tuyến đường, khu vực trung tâm, hồ điều hòa….
- Về hệ thống tiện ích: Khuyến khích hạ ngầm hệ thống điện; hệ thống xử lý chất thải tập trung, tái sử dụng tuần hoàn cho các hoạt động đầu vào khác hoặc dùng nước tưới cây, rửa đường, rửa máy móc,…hệ thống công nghệ, thông tin hiện đại; hệ thống quản lý ứng dụng công nghệ cao, tự động hóa; hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quy định của Nhà nước.
- Về hoạt động: Thực hiện cộng sinh công nghiệp, doanh nghiệp hỗ trợ lẫn nhau để tối ưu hóa tài nguyên. Khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, điện áp mái trong hoạt động.
- Về ngành nghề đầu tư: Ưu tiên các nhóm ngành công nghệ sạch, nhóm ngành phụ trợ, doanh nghiệp định hướng phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.
- Về văn hóa khu công nghiệp xanh: Mọi người trong KCN cần chứng minh trách nhiệm của mình trong bảo vệ môi trường. Xây dựng nền văn hóa xanh, nâng cao nhận thức và tự chủ động giảm phát thải ở từng doanh nghiệp và cá nhân người lao động.
Theo quy định của Nhà nước, hiện nay Việt Nam đang có 6 loại hình khu công nghiệp phổ biến, mỗi loại đều có vai trò và định hướng phát triển riêng. Để hiểu rõ hơn về khái niệm, vai trò và các chính sách ưu đãi của từng loại hình, bạn đọc có thể tham khảo thêm trong bài viết “các loại hình khu công nghiệp”.
4. Thực trạng khu công nghiệp xanh ở Việt Nam
Thí điểm từ 2015 – 2019, mô hình khu công nghiệp sinh thái hình thành tại Việt Nam là bước khởi động cho con đường chuyển từ công nghiệp nâu sang xanh. Đến nay, nhận thức và sự quan tâm của các KCN đến phát triển bền vững và năng lượng tái tạo tăng dần, hầu hết các KCN đều bắt đầu triển khai áp dụng điện mặt trời áp mái để giảm chi phí tiêu thụ điện
Tính đến hết năm 2023, Việt Nam có hơn 620 KCN trên cả nước (riêng năm 2023 thành lập 397 KCN mới) với mức tăng trưởng ổn định. Trong đó, chỉ có 7 KCNST (chiếm khoảng 1% trên tổng KCN) đang được thí điểm trên cả nước, bao gồm: KCN Khánh Phú (Ninh Bình), KCN Hòa Khánh (Đà Nẵng), KCN Trà Nóc 1 và KCN Trà Nóc 2 (Cần Thơ), KCN Hiệp Phước (TP HCM), KCN Amata (Đồng Nai) và KCN Đình Vũ (Hải Phòng).
Theo Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, kết quả sau giai đoạn thí điểm mô hình KCNST: Đã có hơn 72 doanh nghiệp thực hiện 900 giải pháp tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch, đem đến hiệu quả kinh tế tiết kiệm 76 tỷ đồng/năm, đầu tư từ tư nhân được 207 tỷ đồng và giảm được 32 kilo tấn khí CO2 hàng năm
Đến thời điểm hiện tại, mô hình KCNX lan tỏa rộng rãi hơn, các doanh nghiệp/ nhà đầu tư cũng ý thức về tầm quan trọng của xây dựng công nghiệp xanh. Không chỉ dừng lại trong khuôn khổ phát triển của Nhà nước mà thậm chí lan tỏa ở những nguồn vốn từ khu vực tư nhân, ví dụ như KCN Nam Cầu Kiền, Tập đoàn VSIP,…
Tuy nhiên thực tế, việc triển khai phát triển KCNX vẫn gặp rất nhiều thách thức. Hệ thống luật pháp hiện nay vẫn chưa có đầy đủ thông tin cùng các văn bản hướng dẫn chưa đồng bộ gây trở ngại cho nhà đầu tư vào mô hình này. Ví dụ các quy định về chuẩn “xanh”, tái chế rác thải như thế nào là xanh còn chưa rõ ràng khiến doanh nghiệp gặp bối rối trong việc thực hiện.
Bên cạnh đó, việc thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng quy trình xanh là một thách thức đáng ngại. Các doanh nghiệp thực tế phải bỏ ra mức chi phí đầu tư khá cao cho quy trình phát triển bền vững. Trong khi đó, ưu tiên hàng đầu của nhiều doanh nghiệp vẫn là tối ưu chi phí hơn là môi trường. Tạo ra một thách thức cả về quản lý hệ thống doanh nghiệp trong KCNX sao cho đồng bộ, đảm bảo phát triển tuần hoàn..
Ngoài ra, thực trạng quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam là trở ngại cho hình thành KCNX. Với tiêu chí xây dựng dựa trên hệ sinh thái tuần hoàn khép kín, đòi hỏi vị trí xây dựng thuận lợi, diện tích lớn, đảm bảo liên kết với các cụm công nghiệp phụ trợ để đạt được tối ưu trong chuỗi cung ứng và khai thác nguồn lực. Do đó, quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng bắt buộc phải dài hạn, hiệu quả cho cả một vùng công nghiệp.
Cập nhật nhanh những thông tin mới nhất về thị trường bất động sản khu công nghiệp miền Nam, cùng với danh sách 200 khu công nghiệp tiêu biểu trong khu vực qua bài viết “khu công nghiệp lớn nhất miền Nam“.
5. Xu hướng khu công nghiệp xanh ở Việt Nam và thế giới năm 2024-2050
5.1. Xu hướng tại Việt Nam
Nhìn chung, mô hình KCNX tại Việt Nam còn khá mới mẻ, tốc độ tăng trưởng tương đối chậm nhưng đều qua từng năm, nổi bật là sự tăng nhanh và tập trung trong 2 năm gần đây. Tuy nhiên dựa mục tiêu của Nhà nước đưa phát thải ròng về “0” và xu hướng phát triển bền vững của nền kinh tế toàn cầu, số lượng KCNX sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai.
Nhà nước có nhiều chủ trương thúc đẩy xu hướng khu công nghiệp xanh bằng cách chuyển hướng KCN truyền thống sang KCNX, ban hành các chính sách tăng cường cải thiện môi trường đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, như: Chiến lược Phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Theo Nghị quyết số 55 – NQ/TW)
Nghị định 82/2018/NĐ-CP cũng ban hành những ưu đãi dành riêng cho KCNST như ưu tiên hỗ trợ vay vốn, tạo điều kiện tham gia chương trình đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp thông tin về thị trường để duy trì sự bền vững.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hiện nay cũng tập trung giảm thiểu CO2 và sử dụng năng lượng tái tạo, mục đích để đạt được những chứng chỉ xanh như LEED (Chứng nhận công trình xanh), BREEAM (Chứng nhận xây dựng xanh và bền vững), LOTUS (Chứng nhận công trình xanh tại Việt Nam),..nhằm tiếp cận nguồn vốn FDI và dễ dàng trong quá trình xuất khẩu hàng hóa.
5.2. Xu hướng trên thế giới
Trên thế giới, xu hướng công nghiệp xanh đã phát triển từ rất sớm. Những KCN truyền thống cũng mất dần lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút nguồn vốn FDI. Các quốc gia như Đan Mạch, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc,…là những cái tên tiêu biểu cho công cuộc xanh hóa công nghiệp.
Điển hình như Trung Quốc là quốc gia đông dân và có lượng phát thải cao nhất thế giới. Dưới áp lực về tối thiểu hóa mức phát thải, nhà nước Trung Quốc đã đề ra các chính sách về tăng trưởng xanh. Từ đó, mô hình CEDIP – Circular Economy Industrial park (KCN kinh tế tuần hoàn) được thành lập dựa trên nguyên tắc giảm thiểu, tái sử dụng và giảm phát thải.
Mô hình của CEDIP tương tự như KCNX với hệ sinh thái khép kín tuần hoàn đã mang đến hiệu quả môi trường đáng kể cho Trung Quốc.
Hay Đan Mạch là quốc gia đi đầu trong phát triển các KCNST trên thế giới. Theo tạp chí Tài chính, KCN Kalundborg với mô hình KCNST giúp tiết kiệm được 24 triệu euro hàng năm, giảm thiểu 635,000 tấn CO2 và 3,6 triệu m3 nước.
Với tốc độ phát triển mạnh trên toàn cầu, khu công nghiệp xanh dự kiến sẽ là mục tiêu hàng đầu của các quốc gia trong tương lai, thúc đẩy phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, dịch chuyển từ các KCN truyền thống sang KCNX.
Xu hướng khu Công Nghiệp Xanh đang ngày càng được chú trọng và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế phát triển bền vững. Hy vọng bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm, ưu nhược điểm, tiêu chí khu công nghiệp xanh thời điểm hiện nay. Nếu muốn tìm hiểu về thị trường bất động sản khu công nghiệp, bạn đọc đừng quên tham khảo thêm các bài viết tại https://dulongip.vn/ nhé!