[Mới nhất] Lương công nhân khu công nghiệp tại Việt Nam 2024

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi trong chính sách lao động và mức lương công nhân khu công nghiệp nhằm cải thiện đời sống của người dân. Những điều chỉnh này không chỉ phản ánh chất lượng cuộc sống mà giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững. Hãy cùng Du Long tìm hiểu mức lương mới nhất của người lao động khu công nghiệp tại Việt Nam năm 2024 trong bài viết này nhé!

Khu vực Mức lương
Vùng I 4.960.000 VND
Vùng II 4.410.000 VND
Vùng III 3.860.000 VND
Vùng IV 3.450.000 VND
Cả nước 4.000.000 – 7.000.000 VND
Nội dung chính

1. Mức lương công nhân khu công nghiệp tại Việt Nam năm 2024

Theo khảo sát mới nhất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, mức thu nhập trung bình của công nhân tại các khu công nghiệp Việt Nam năm 2024 dao động khoảng 4.000.000 – 7.500.000 VND/ tháng. So với các năm trước, mức lương đã tăng khoảng 7% phụ thuộc vào từng ngành nghề cụ thể. Đây được xem là kết quả tích cực nhờ nỗ lực điều chỉnh chính sách lương và các biện pháp hỗ trợ công nhân từ Nhà nước.

Theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP, mức lương cơ sở tối thiểu của công nhân tại Việt Nam được chia thành 4 vùng. Vùng I có mức lương trung bình là 4.960.000 VND/tháng, vùng II là 4.410.000 VND/ tháng, vùng III là 3.860.000 VND/tháng và vùng IV là 3.450.000 VND/tháng. Mức lương công nhân giữa các vùng có sự chênh lệch rõ rệt về tình hình kinh tế, nhu cầu lao động và chi phí sinh hoạt.

  • Kinh tế: Những khu công nghiệp phát triển thường tập trung ở vùng I và vùng II. Đây cùng là những nơi có nhu cầu lao động cao hơn. Vì thế mức lương cũng cao hơn các khu vực khác.
  • Chi phí sinh hoạt: Các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh tập trung ở Vùng I thường có mức sống và chi phí sinh hoạt cao hơn so với vùng II và vùng III. Điều này đồng nghĩa với việc lương của người lao động cũng phải tăng để phù hợp với mức sống.
  • Nhu cầu lao động: Sự chênh lệch về nhu cầu lao động giữa các vùng cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương của công nhân. Vùng I và Vùng II sở hữu nhiều khu công nghiệp và xưởng chế xuất hơn nên thường có nhu cầu lao động hơn và mức đãi ngộ tốt hơn so với Vùng III và Vùng IV, nhằm thu hút công nhân trên cả nước.

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa cụm công nghiệp và khu công nghiệp, mặc dù hai mô hình này có sự khác biệt rõ ràng về quy mô và lĩnh vực hoạt động. Cụm công nghiệp thường hướng đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phục vụ nhu cầu tại địa phương, còn khu công nghiệp lại tập trung vào các doanh nghiệp lớn với hạ tầng hiện đại và đồng bộ hơn.

Cập nhật mức thu nhập bình quân của công nhân khu công nghiệp mới nhất năm 2024
Cập nhật mức thu nhập bình quân của công nhân khu công nghiệp mới nhất năm 2024

Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa hai mô hình này, bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết trong bài viết “khu công nghiệp và cụm công nghiệp”.

1.1. Mức lương công nhân khu công nghiệp khu vực vùng I

Vùng I là tập hợp các thành phố lớn và trọng điểm của Việt Nam, đây cũng nơi có nền kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu lao động tăng và mức sống cao nhất trên cả nước. Vùng I bao gồm những khu vực như sau:

  • Hà Nội (Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Sóc Sơn, Thường Tín, Quốc Oai, Thanh Oai, Hoài Đức, Thạch Thất, Chương Mỹ, Mê Linh, Sơn Tây)
  • Quảng Ninh (Hạ Long, Uông Bí, Móng Cái, Quảng Yên, Đông Triều)
  • Hải Phòng (Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo, Cát Hải, Tiên Lãng, Kiến Thụy)
  • Hải Dương (TP Hải Dương)
  • TP Hồ Chí Minh (Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức)
  • Đồng Nai (Biên Hòa, Long Thành, Long Khánh, Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Xuân Lộc, Thống Nhất)
  • Bình Dương (Thủ Dầu Một, Dĩ An, Bến Cát, Thuận An, Bàu Bàng, Tân Uyên, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo)
  • Bà Rịa – Vũng Tàu (TP Vũng Tàu)
  • Long An (Tân An, Bến Lức, Cần Giuộc, Đức Hòa)

Hiện nay, mức lương cơ sở trung bình của khu vực vùng I khoảng 4.960.000 VND/tháng (mới tăng thêm 280.000 VND). Trong đó, Hà Nội có mức lương cao nhất cả nước với 8.240.000 VND/ tháng. Tỉnh có mức lương thấp nhất là Hải Dương do kinh tế khu vực kém phát triển và thu hút ít vốn đầu tư nước ngoài.

Vùng I tập hợp các khu công nghiệp, chế xuất lớn của cả nước nên mức lương công nhân cũng ổn định hơn các vùng khác
Vùng I tập hợp các khu công nghiệp, chế xuất lớn của cả nước nên mức lương công nhân cũng ổn định hơn các vùng khác

1.2. Mức lương công nhân khu công nghiệp khu vực Vùng II

So với vùng I, vùng II cũng sở hữu nhiều khu công nghiệp trọng điểm tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế. Mặc dù mức lương và mức sống thấp hơn ở vùng I, nhưng vùng II vẫn đóng góp đáng kể trong việc tăng trưởng kinh tế và tạo cơ hội cho người lao động. Vùng II bao gồm những tỉnh, thành phố như:

  • Lào Cai (TP Lào Cai)
  • Thái Nguyên (Phổ Yên, Sông Công)
  • Hòa Bình ( TP Hòa Bình, Lương Sơn)
  • Phú Thọ (TP Việt Trì)
  • Bắc Giang ( TP Bắc Giang, Việt Yên, Yên Dũng)
  • Vĩnh Phúc (Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bình Xuyên, Yên Lạc)
  • Bắc Ninh ( Bắc Ninh,Thuận Thành, Gia Bình, Quế Võ, Tiên Du, Từ Sơn, Yên Phong, Lương Tài)
  • Hưng Yên (TP Hưng Yên, Yên Mỹ, Văn Lâm, Mỹ Hào, Văn Giang)
  • Hải Dương (Chí Linh, Cẩm Giàng, Kinh Môn, Tứ Kỳ, Bình Giang, Nam Sách, Gia Lộc, Kim Thành)
  • Quảng Ninh (TP Cẩm Phả)
  • Các huyện còn lại của TP Hải Phòng
  • Thái Bình (TP Thái Bình)
  • Nam Định (TP Nam Định, Mỹ Lộc)
  • Ninh Bình (TP Ninh Bình)
  • Thanh Hóa ( Thanh Hóa, Sầm Sơn, Bỉm Sơn, Nghi Sơn)
  • Nghệ An (TP Vinh, Cửa Lò, Nghi Lộc, Hưng Nguyên)
  • Quảng Bình (TP Đồng Hới)
  • Thừa Thiên Huế (TP Huế)
  • Quảng Nam (Hội An, Tam Kỳ)
  • Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;
  • Khánh Hòa (Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Hòa)
  •  Lâm Đồng (Đà Lạt, Bảo Lộc)
  • Bình Thuận (Phan Thiết)
  • Thành phố Hồ Chí Minh (Cần Giờ)
  • Tây Ninh (TP Tây Ninh, Trảng Bàng, Hòa Thành, Gò Dầu)
  •  Đồng Nai (Định Quán, Tân Phú, Cẩm Mỹ)
  • Bình Phước ( Đồng Xoài, Chơn Thành, Đồng Phú)
  • Bà Rịa – Vũng Tàu (TP Bà Rịa – Vũng Tàu)
  • Long An (Thủ Thừa, Cần Đước, Kiến Tường)
  • Tiền Giang (Mỹ Tho, Châu Thành)
  • Bến Tre (TP Bến Tre, Châu Thành)
  •  Vĩnh Long (TP Vĩnh Long, Bình Minh)
  • Các quận thuộc thành phố Cần Thơ
  • Kiên Giang (Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc)
  • An Giang (Long Xuyên, Châu Đốc)
  • Trà Vinh (TP Trà Vinh)
  • Sóc Trăng (TP Sóc Trăng)
  • Bạc Liêu (TP Bạc Liêu)
  • Cà Mau (TP Cà Mau)

Mức lương cơ sở của khu vực vùng II là 4.410.000 VND/tháng (tăng thêm 250.000 VND so với cùng kỳ năm ngoái). Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh có mức thu nhập cao nhất với mức lương bình quân đạt 7.680.000 VND/tháng – được xem là “Đầu tàu kinh tế”, thành phố tập trung nhiều ngành nghề công nghiệp và dịch vụ, đóng góp lớn vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.

Mức lương cơ sở của Vùng II ổn định và tăng hơn 6% so với cùng kỳ năm ngoái 
Mức lương cơ sở của Vùng II ổn định và tăng hơn 6% so với cùng kỳ năm ngoái

1.3. Mức lương công nhân khu công nghiệp khu vực vùng III

Vùng III thường tập trung vào các hoạt động sản xuất công nghiệp với nhu cầu lao động vừa phải và mức lương cơ sở tối thiểu thấp hơn vùng I và vùng II. Vùng III bao gồm những khu vực sau:

  • Lào Cai (Sa Pa, Bảo Thắng)
  • Thái Nguyên (Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ)
  • Bắc Giang (Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang)
  • Hải Dương (Ninh Giang, Thanh Miện, Thanh Hà)
  • Phú Thọ (Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Tam Nông)
  • Vĩnh Phúc (Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô)
  • Quảng Ninh (Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên)
  • Hưng Yên
  • Thái Bình (Thái Thụy, Tiền Hải)
  • Hà Nam (Duy Tiên, Kim Bảng)
  • Ninh Bình (Gia Viễn, Yên Khánh, Hoa Lư)
  • Thanh Hóa (Đông Sơn, Triệu Sơn, Quảng Xương, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Hậu Lộc, Hà Trung, Hoằng Hóa, Nông Cống, Nga Sơn)
  • Nghệ An (Yên Thành, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Đô Lương, Nghĩa Đàn, Hoàng Mai, Thái Hòa)
  • Hà Tĩnh (Kỳ Anh)
  • Thừa Thiên Huế (Hương Thủy, Hương Trà và các huyện Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang)
  • Quảng Nam (Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Phú Ninh, Núi Thành, Thăng Bình, Quế Sơn)
  • Quảng Ngãi (Sơn Tịnh, Bình Sơn)
  • Phú Yên (Sông Cầu, Đông Hòa)
  • Ninh Thuận (Ninh Hải, Thuận Bắc, Ninh Phước)
  • Khánh Hòa (Cam Lâm, Vạn Ninh, Diên Khánh)
  • Kon Tum (Đăk Hà)
  • Lâm Đồng (Di Linh, Đức Trọng)
  • Bình Thuận (Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Lagi)
  • Bình Phước (Bình Long, Phước Long, Hớn Quản, Phú Riềng,  Lộc Ninh)
  • Tây Ninh
  • Bà Rịa – Vũng Tàu (Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo)
  • Long An (Châu Thành, Đức Huệ, Thạnh Hóa, Tân Trụ)
  • Tiền Giang (Cai Lậy, Tân Phước, Chợ Gạo)
  • Bến Tre (Mỏ Cày Nam, Ba Tri, Bình Đại)
  • Vĩnh Long (Mang Thít, Long Hồ)
  • Cần Thơ (huyện thuộc thành phố)
  • Kiên Giang (Kiên Lương, Châu Thành, Kiên Hải)
  • An Giang (Tân Châu, Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn)
  • Hậu Giang (Châu Thành, Châu Thành A)
  • Trà Vinh (Duyên Hải)
  • Bạc Liêu (Hòa Bình, Giá Rai)
  • Sóc Trăng (Vĩnh Châu, Ngã Năm)
  • Cà Mau (U Minh, Năm Căn, Cái Nước, Trần Văn Thời)
  • Quảng Bình (Lệ Thủy)
  • Quảng Ninh (Quảng Trạch, Ba Đồn, Bố Trạch)

So với cùng kỳ năm ngoái, mức lương ở khu vực vùng III là 3.860.000 VND/tháng. Trong đó, các vùng có mức thu nhập thấp thường tập trung ở các tỉnh miền núi như: Lào Cai, Bắc Giang, Thái Nguyên,… do gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng và nhu cầu lao động thấp.

Khu vực vùng III mức thu nhập bình trung bình bởi vì còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế và chưa được đầu tư về cơ sở hạ tầng (Hình ảnh: Khu công nghiệp Phú Bình, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng)
Khu vực vùng III mức thu nhập bình trung bình bởi vì còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế và chưa được đầu tư về cơ sở hạ tầng (Hình ảnh: Khu công nghiệp Phú Bình, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng)

1.4. Mức lương công nhân khu công nghiệp khu vực vùng IV

Vùng IV có nền kinh tế hạn chế và mức sống thấp nhất so với các vùng trên cả nước. Nơi đây chủ yếu tập trung vào nông nghiệp và các hoạt động kinh tế cơ bản với nhu cầu lao động thấp. Dù không có sự phát triển mạnh mẽ như 3 vùng trên, vùng IV vẫn đóng vai trò trong việc cân bằng kinh tế và tạo việc làm cho người lao động. Vùng IV gồm những khu vực sau:

  • Cao Bằng (Trùng Khánh, Bảo Lạc, Hà Quảng, Hạ Lang, Bảo Lâm, Hòa An, Thạch An, Nguyên Bình, Quảng Hòa)
  • Bắc Kạn (Ba Bể, Ngân Sơn, Pác Nặm, Chợ Đồn, Bạch Thông, Na Rì, Chợ Mới)
  • Tuyên Quang (Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình, Yên Sơn, Sơn Dương)
  • Lào Cai (Bảo Yên, Bát Xát, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai, Văn Bàn)
  • Điện Biên (Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Lay, Mường Ảng, Mường Chà, Mường Nhé, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Nậm Pồ)
  • Lai Châu (Mường La, Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Phù Yên, Mai Sơn, Bắc Yên, Mộc Châu, Yên Châu, Sốp Cộp, Sông Mã, Vân Hồ)
  • Yên Bái (Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Nghĩa Lộ, Trấn Yên, Lục Yên,Yên Bình, Văn Chấn, Văn Yên)
  • Hòa Bình (Cao Phong,Lạc Sơn, Lạc Thủy, Mai Châu,  Kim Bôi, Yên Thủy,  Tân Lạc, Đà Bắc)
  • Thái Nguyên (Võ Nhai, Định Hóa)
  • Lạng Sơn (Bình Gia, Bắc Sơn, Chi Lăng, Cao Lộc, Hữu Lũng, Đình Lập,Tràng Định, Văn Lãng,  Lộc Bình, Văn Quan)
  • Quảng Ninh (Bình Liêu, Cô Tô, Ba Chẽ)
  • Bắc Giang (Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam)
  • Phú Thọ (Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Tân Sơn, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Yên Lập)
  • Hải Dương (Thanh Hà, Thanh Miện, Ninh Giang)
  • Thái Bình (Thái Thụy, Đông Hưng, Kiến Xương, Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Vũ Thư, Tiền Hải)
  • Hà Nam (Lý Nhân, Thanh Liêm, Bình Lục)
  • Ninh Bình (Kim Sơn, Nho Quan, Yên Mô)
  • Thanh Hóa (Bá Thước, Hà Trung, Cẩm Thủy, Hoằng Hóa, Lang Chánh, Hậu Lộc, Mường Lát, Ngọc Lặc, Như Thanh, Nga Sơn, Như Xuân, Quan Hóa, Nông Cống, Quan Sơn, Thiệu Hóa, Thạch Thành, Thường Xuân, Thọ Xuân, Yên Định, Triệu Sơn, Vĩnh Lộc)
  • Quảng Bình (Tuyên Hóa, Minh Hóa)
  • Quảng Trị (Quảng Trị, Cồn Cỏ, Cam Lộ, Gio Linh, Đak Rông, Hướng Hóa, Hải Lăng, Vĩnh Linh, Triệu Phong)
  • Thừa Thiên Huế (A Lưới, Nam Đông)
  • Quảng Nam (Phước Sơn, Tiên Phước, Bắc Hà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Nông Sơn, Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang)
  • Quảng Ngãi (Đức Phổ, Mộ Đức, Lý Sơn, Ba Tơ, Minh Long, Tư Nghĩa, Sơn Tây, Sơn Hà, Trà Bồng, Nghĩa Hành)
  • Bình Định (An Nhơn, Hoài Nhơn, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, An Lão, Tuy Phước, Vân Canh, Phù Cát, Phù Mỹ)
  • Phú Yên (Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An, Đồng Xuân, Sông Hinh, Sơn Hòa)
  • Khánh Hòa (Khánh Vinh, Khánh Sơn, huyện đảo Trường Sa)
  • Ninh Thuận (Bác Ái, Ninh Phước, Ninh Sơn, Thuận Nam)
  • Bình Thuận (Đức Linh, Tánh Linh, Phú Quý, Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Tân)
  • Kon Tum (Đăk Tô, Đăk Glei, Ia H’Drai, Kon Plông, Kon Rẫy, Ngọc Hồi, Sa Thầy, Tu Mơ Rông)
  • Gia Lai (An Khê, Ayun Pa, Chư Păh, Chư Sê, Đắk Đoa, Chư Prông, Chư Pưh,  Mang Yang, Phú Thiện, Kông Chro, Krông Pa, Ia Pa, K’Bang, Ia Grai, Đak Pơ, Đức Cơ)
  • Đắk Lắk (Buôn Đôn, Buôn Hồ, Cư Kuin, Lắk, M’Drắk, Ea Kar, Ea Súp, Cư M’Gar, Krông Ana, Krông Bông, Ea H’leo, Krông Năng, Krông Búk, Krông Pắc)
  • Đắk Nông (Đắk Glong, Cư Jút, Đắk Mil,  Đắk Song, Đắk R’lấp, Tuy Đức, Krông Nô)
  • Lâm Đồng ( Bảo Lâm, Lâm Hà, Lạc Dương, Đơn Dương, Đam Rông, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên)
  • Bình Phước (Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập)
  • Long An (Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Tân Hưng)
  • Tiền Giang (Cái Bè, Cai Lậy, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông)
  • Bến Tre (Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Thạnh Phú)
  • Trà Vinh (Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú,  Tiểu Cần,  Cầu Kè,  Càng Long)
  • Vĩnh Long ( Tam Bình, Bình Tân, Vũng Liêm, Trà Ôn)
  • Đồng Tháp (Châu Thành, Cao Lãnh, Lai Vung, Hồng Ngự, Lấp Vò, Tân Hồng, Tam Nông, Tháp Mười, Thanh Bình)
  • An Giang (Tri Tôn, Phú Tân, Chợ Mới, Tịnh Biên, An Phú)
  • Kiên Giang (An Biên, An Minh, Rồng Riềng, Gò Quao, Hòn Đất, U Minh Thượng, Tân Hiệp, Vĩnh Thuận, Giang Thành)
  • Hậu Giang (Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thủy)
  • Sóc Trăng (Hồng Dân, Phước Long, Vĩnh Lợi, Đông Hải)
  • Cà Mau (Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Thới Bình, Phú Tân)

Vùng IV gồm các địa bàn còn lại, mức lương cơ sở trung bình của các khu vực là 3.450.000 VND/tháng. Mặc dù có sự tăng trưởng nhưng nhìn chung, mức lương ở khu vực này vẫn có sự chênh lệch so với vùng I và vùng II. Điều này phản ánh sự tăng trưởng kinh tế không đồng đều giữa các khu vực.

Ngoài ra, dựa theo vị trí địa lý và đặc điểm riêng của từng ngành công nghiệp, Việt Nam hiện được chia tập trung thành 6 vùng công nghiệp, bao gồm: vùng trung du và miền núi phía Bắc (vùng 1), vùng đồng bằng sông Hồng (vùng 2), vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (vùng 3), vùng Tây Nguyên (vùng 4), vùng Đông Nam Bộ (vùng 5) và vùng đồng bằng sông Cửu Long (vùng 6). Bạn đọc có thể tham khảo bài viết “vùng công nghiệp ở Việt Nam” để hiểu rõ hơn về những đặc điểm, tiềm năng phát triển kinh tế và các ngành công nghiệp trọng điểm khác nhau của từng vùng.

2. Cách tính lương công nhân khu công nghiệp

Tính lương cho công nhân được áp dụng theo công thức dưới đây:

Tính lương theo thời gian:

  • Lương tháng phải trả = Mức lương tháng/Số ngày phải đi làm theo quy định x Số ngày làm thực tế
  • Lương trong tháng phải trả = Lương tháng (26 ngày) x Số ngày đi làm thực tế

Tính lương theo sản phẩm: Lương sản phẩm = Đơn giá mỗi sản phẩm x Số lượng sản phẩm

Tính lương khoán: Lương khoán = Mức lương khoán x Tỷ lệ sản phẩm hoàn thành

Trong đó, lương công nhân bao gồm lương cơ sở, phúc lợi cơ bản, khoản thưởng theo quy định và các phúc lợi công nhân sẽ được nhận trong 1 tháng. Cụ thể:

  • Lương cơ sở: Mức lương chính thức công nhân nhận được hàng tháng dựa trên hợp đồng lao động (Không bao gồm sản phẩm sản xuất được hay doanh thu của doanh nghiệp).
  • Phúc lợi cơ bản: Bảo hiểm, phụ cấp ăn trưa, phụ cấp xăng xe, chuyên cần và nhà ở tùy thuộc vào từng doanh nghiệp.
  • Khoản thưởng theo quy định: Thưởng Tết Nguyên Đán, thưởng năng suất dựa trên hiệu quả và mức độ hoàn thành công việc.
  • Các phúc lợi khác: Người lao động sẽ có cơ hội được tham gia các chương trình đào tạo và phát triển nghề nghiệp do doanh nghiệp tổ chức hoặc các chương trình học tập nước ngoài.
Lương công nhân được tính dựa vào yếu tố thời gian và sản phẩm 
Lương công nhân được tính dựa vào yếu tố thời gian và sản phẩm

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương công nhân trong khu công nghiệp

Các tác nhân chính ảnh hưởng đến mức lương công nhân trong khu công nghiệp bao gồm các yếu tố nội tại doanh nghiệp, yếu tố ngoại cảnh, chi phí sinh hoạt, phát triển kinh tế và một số yếu tố khác ảnh hưởng trực tiếp lương của người lao động. Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay sau đây:

3.1. Yếu tố nội tại doanh nghiệp

Yếu tố nội tại doanh nghiệp là những yếu tố xuất phát từ doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương của người lao động bao gồm:

  • Kinh nghiệm và trình độ: Công nhân có kinh nghiệm làm việc lâu năm và trình độ chuyên môn cao thường nhận được mức lương cao hơn. Bởi vì, họ có khả năng làm việc hiệu quả, ít đào tạo và đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp.
  • Vị trí công việc: Mức lương sẽ phù thuộc vào vị trí công việc, các vị trí yêu cầu kỹ năng chuyên môn cao, cần chịu trách nhiệm nhiều như quản lý dây chuyền sản xuất, kỹ thuật viên, chuyên viên thường có mức lương cao hơn so với các vị trí công việc phổ thông.
  • Loại hình và quy mô doanh nghiệp: Các doanh nghiệp nhà nước có mức lương ổn định, doanh nghiệp tư nhân phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh và các doanh nghiệp FDI có vốn đầu tư nước ngoài thường trả lương cao hơn. Hiện nay, nhiều nhà đầu tư/doanh nghiệp FDI chất lượng cao đặc biệt quan tâm đến các khu công nghiệp xanh nhờ tiềm năng phát triển bền vững. Để hiểu rõ hơn về mô hình KCN mới này, bạn có thể tham khảo bài viết “xu hướng khu công nghiệp xanh”. Bên cạnh đó, quy mô doanh nghiệp lớn cũng có mức lương cao và đi kèm các chế độ phúc lợi tốt hơn các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
  • Ngành nghề của doanh nghiệp: Các ngành công nghệ cao, công nghệ thông tin (IT), dầu khí, hóa mỹ phẩm, dược phẩm, cơ khí đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao sẽ có mức lương cao hơn và chế độ phúc lợi tốt hơn.
  • Chính sách lương của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp sẽ có chính sách lương thưởng, phụ cấp và đãi ngộ khác nhau. Doanh nghiệp có chính sách lương thưởng rõ ràng, hấp dẫn sẽ thu hút và giữ chân được nhiều nhân tài và lao động chất lượng.
  • Lợi nhuận của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có lợi nhuận cao và vị thế cạnh tranh trên thị trường có xu hướng trả lương cao và có chính sách đãi ngộ tốt hơn. Ngược lại, doanh nghiệp khó khăn về tài chính, mức lương thưởng của công nhân cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Yếu tố nội tại doanh nghiệp là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp 
Yếu tố nội tại doanh nghiệp là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

3.2. Yếu tố ngoại cảnh

Yếu tố ngoại cảnh là những tác động bên ngoài doanh nghiệp, nhưng lại ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và mức lương của công nhân, những yếu tố này bao gồm:

  • Kinh tế khu vực: Những khu vực phát triển mạnh, nhu cầu lao động trong khu vực cao sẽ có thu nhập cao hơn các khu vực khác.
  • Cung cầu lao động của khu vực: Nếu có nhiều người tìm việc nhiều hơn số lượng công việc (cung nhiều hơn cầu) sẽ dẫn đến mức lương các doanh nghiệp trả cho người lao động thấp hơn. Ngược lại, nếu nhu cầu tìm nguồn nhân lực của các doanh nghiệp cao sẽ dẫn đến mức lương của công nhân sẽ tăng.
  • Chi phí sinh hoạt: Ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,… có chi phí sinh hoạt cao nên mức lương cũng cao hơn để đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người lao động. Ngược lại, ở các khu vực khác có mức sống trung bình nên mức lương được điều chỉnh và phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của người dân.
  • Chính sách và quy định của chính phủ: Chính phủ quy định mức lương tối thiểu theo từng vùng từ 3.250.000 đến 4.680.000 VNĐ/tháng, điều này nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt với mức sống của người lao động. Bên cạnh đó, các chính hỗ trợ như: bảo hiểm xã hội và đào tạo nghề cũng giúp nâng cao tay nghề và cải thiện chất lượng cuộc sống của công nhân.
  • Tình hình kinh tế chung: Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, nền kinh tế phát triển mạnh và phát triển đồng đều so với các quốc gia trong khu vực dẫn đến mức lương công nhân được cải thiện. Ngoài ra, nhu cầu tuyển dụng ở các doanh nghiệp cao, mức lương của người lao động ở các khu công nghiệp cũng được tăng đáng kể. Ngược lại, nếu trong thời kỳ kinh tế suy thoái, lạm phát hoặc khi xảy ra xung đột chính trị có thể dẫn đến đồng tiền bị mất giá và lạm phát tăng cao ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh tế doanh nghiệp. Điều này sẽ dẫn đến việc cắt giảm lương, thưởng làm giảm chất lượng cuộc sống của công nhân.
Các yếu tố ngoại cảnh như: kinh tế, chi phí sinh hoạt, cung - cầu lao động cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người lao động 
Các yếu tố ngoại cảnh như: kinh tế, chi phí sinh hoạt, cung – cầu lao động cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người lao động

3.3. Các yếu tố khác

Ngoài các yếu tố nội tại và ngoại cảnh, mức lương của công nhân khu công nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như:

  • Điều kiện làm việc: Những công việc độc hại, nguy hiểm và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động sẽ có mức lượng bắt buộc phải cao hơn ít nhất 5% so với những vị trí làm việc trong điều kiện thường.
  • Phúc lợi xã hội: Các phúc lợi xã hội mà doanh nghiệp cung cấp như: Nhà ở, xe đưa đón, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động và các khoản hỗ trợ khác giúp cải thiện điều kiện sống và làm việc của công nhân.
  • Thị trường lao động: Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dẫn đến các chế độ phúc lợi, đãi ngộ được đầu tư hơn và tạo ra môi trường làm việc tốt nhằm giữ chân và thu hút lao động chất lượng cao.
Các công ty thường chuẩn bị suất ăn trưa chất lượng cho công nhân
Các công ty thường chuẩn bị suất ăn trưa chất lượng cho công nhân

4. Các chính sách và quy định mới nhất về lương công nhân trong khu công nghiệp [T8/2024]

Theo Nghị định số 74/2024/NĐ-CP, từ ngày 01/07/2024 – 30/06/2024, người lao động làm việc theo hợp đồng sẽ được hưởng mức lương tối thiểu vùng với mức tăng 6% so với mức lương hiện tại. Chính sách tăng lương này đồng nghĩa với việc đời sống của người lao động sẽ được cải thiện đồng thời doanh nghiệp cũng có thể thu hút nguồn lao động có tay nghề cao.

Từng tháng 8/2024 lương công nhân sẽ được tăng 6% so với cùng kỳ năm trước 
Từng tháng 8/2024 lương công nhân sẽ được tăng 6% so với cùng kỳ năm trước

Theo Điều 75 Bộ luật Lao động 2019, thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận đã được chấp thuận bằng cách thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động, trong đó bao gồm:

  • Thỏa ước về lao động tập thể doanh nghiệp: Dự thảo thỏa ước lao động tập thể được các bên thương lượng, đàm phán và lấy ý kiến của toàn bộ công nhân trong doanh nghiệp.
  • Thỏa ước lao động tập thể ngành: Đối tượng tham gia và được lấy ý kiến là toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức, doanh nghiệp đại diện người lao động.
  • Thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp: Đối tượng tham gia lấy ý kiến bao gồm toàn bộ người lao động tại doanh nghiệp hoặc toàn bộ thành viên ban lãnh đạo, quản lý của các tổ chức đại diện người lao động.

Các thỏa ước lao động tập thể giúp cải thiện điều kiện làm việc, phúc lợi đồng thời cũng bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Điều này cũng đảm bảo sự công bằng trong lương thưởng và tạo ra môi trường làm việc tích cực giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Doanh nghiệp có đãi ngộ và phúc lợi tốt sẽ giữ chân được nguồn lao động chất lượng (Hình ảnh: Khu công nghiệp Du Long)
Doanh nghiệp có đãi ngộ và phúc lợi tốt sẽ giữ chân được nguồn lao động chất lượng (Hình ảnh: Khu công nghiệp Du Long)

Trên đây Du Long đã giải đáp cho bạn “tất tần tật” về những thông tin liên quan đến mức lương công nhân khu công nghiệp. Hy vọng những thông tin sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về mức lương ở từng vùng và từng khu vực. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 096.230.5757 hoặc truy cập vào website chính thức của Du Long để được hỗ trợ và tư vấn nhanh nhất bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *