Quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp được nhà nước ban hành, nhằm thiết lập các tiêu chuẩn kiểm soát và giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường. Quy chế đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của các khu công nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng Du Long tìm hiểu quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp mới nhất tại Việt Nam nhé!
1. Tổng quan về quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp
1.1 Định nghĩa
Theo quyết định số 62/2002/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp là những quy định để quản lý, giám sát và thống nhất các kế hoạch bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần tuân thủ quy chế để bảo vệ môi trường bên trong và xung quanh khu công nghiệp, đảm bảo sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường.
Bên cạnh việc tuân thủ quy chế bảo vệ môi trường, nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất trong các khu công nghiệp được diễn ra bền vững và hiệu quả, mô hình khu công nghiệp sinh thái đã trở thành xu hướng phát triển tất yếu. Mô hình KCNST không chỉ tập trung vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường mà còn thúc đẩy sự liên kết và cộng sinh giữa các doanh nghiệp để tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên. Để hiểu rõ hơn về lợi ích và cách thức phát triển của mô hình này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết “khu công nghiệp sinh thái“.
1.2 Phạm vi áp dụng quy chế
Quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp được áp dụng cho tất cả các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài khi thực hiện các hoạt động liên quan đến khu công nghiệp ở Việt Nam nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường. Nội dung quy chế áp dụng với tất cả các đối tượng giống nhau để đảm bảo tính công bằng trong việc thực thi các quy định hiện hành.
1.3 Xác định mục tiêu của quy chế bảo vệ môi trường của quy chế
Quy chế bảo vệ môi trường giúp hạn chế những hành động gây ô nhiễm đến môi trường bên trong và xung quanh khu công nghiệp như giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất, kiểm tra, xử lý lượng chất thải và yêu cầu các đơn vị sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý và tiết kiệm.
Ngoài ra, quy chế còn hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường thông qua các quy định như các khu công nghiệp phải tuân thủ và xây dựng các hệ thống xử lý chất thải, tận dụng các nguồn nhiên liệu sạch, thực hiện khắc phục các hoạt động ô nhiễm.
Khu công nghiệp xanh là mô hình phát triển mà Nhà nước đang ưu tiên trong giai đoạn 2025 – 2030, với mục tiêu giảm phát thải ròng xuống 0 vào năm 2050. Nếu như quy chế bảo vệ môi trường hiện nay chủ yếu tập trung vào khâu quản lý và vận hành khu công nghiệp, thì khu công nghiệp xanh mở rộng phạm vi áp dụng từ khâu xây dựng, quy hoạch đến hạ tầng và thiết kế ban đầu. Điều này giúp đảm bảo rằng mọi hoạt động, từ việc kiến tạo hạ tầng đến quá trình vận hành, đều hướng tới sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Để hiểu rõ hơn về mô hình này và các xu hướng phát triển tại Việt Nam, mời bạn đọc tham khảo bài viết “xu hướng khu công nghiệp xanh“.
2. Nội dung chính của quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp
Theo Quyết định số 62/2002/QĐ-BKHCNMT, quy chế bảo vệ môi trường quy định nghiêm ngặt về vấn đề quản lý chất thải, khí thải, tiếng ồn và bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
2.1. Quy định về quản lý chất thải
Chất thải công nghiệp bao gồm chất thải rắn, khí thải, nước thải, các chất này được thải ra từ các hoạt động sản xuất trong khu công nghiệp. Nếu các chất này không được xử lý đúng cách có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm và suy giảm chất lượng môi trường của khu công nghiệp.
Dưới đây là các quy định về quản lý chất thải trong khu công nghiệp:
- Phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại: Trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp, khu công nghiệp phải phân loại chất rắn, đảm bảo thu gom, vận chuyển và xử lý các chất thải nguy hiểm theo quy chuẩn QCVN 07:2009/BTNMT.
- Xử lý nước thải: Nước thải phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất bắt buộc phải được thu gom và xử lý trước khi xả ra môi trường. Ngoài ra, các khu công nghiệp cũng phải trang bị hệ thống nhà máy xử lý đạt quy chuẩn 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp.
- Kiểm soát khí thải: Các biện pháp kiểm soát và giảm lượng khí thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất. Điều này giúp các khu công nghiệp đảm bảo lượng khí thải xả ra không vượt quá giới hạn cho phép.
- Quản lý lượng khí thải từ các nhà máy: Quy chế yêu cầu các khu công nghiệp phải kiểm soát lượng khí thải từ các nhà máy. Lượng khí thải xả ra môi trường không được quá giới hạn cho phép và không ô nhiễm môi trường sống xung quanh.
- Tín chỉ carbon của mỗi doanh nghiệp: Tín chỉ carbon là đơn vị đo lường lượng khí CO2 của một doanh nghiệp được thải ra môi trường. Các đơn vị trong khu công nghiệp cần phải tuân thủ lượng tín chỉ carbon nhằm giảm thiểu phát thải nhà kính và chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
2.2. Quy định về quản lý nước
Nước thải công nghiệp thường chứa các kim loại nặng và hóa chất độc hại có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hiện nay, chỉ khoảng 66% khu công nghiệp có trạm xử lý nước thải tập trung, để khắc phục tình trạng này quy chế đã ban hành quy định về quản lý nước như sau:
- Sử dụng tiết kiệm nước: Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ và phương pháp để tiết kiệm nước. Các đơn vị có thể tái sử dụng nước trong quá trình sản xuất để giảm thiểu lượng nước thải ra môi trường.
- Bảo vệ nguồn nước: Các khu công nghiệp phải đảm bảo hoạt động sản xuất không gây ô nhiễm nguồn nước bằng các tuân thủ các quy định về xử lý nước thải trong công nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải thường xuyên giám sát lượng nước thải trước khi xả thải.
2.3. Quy định về quản lý tiếng ồn, rung chấn
Tiếng ồn, rung chấn phát sinh từ các hoạt động sản xuất có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân địa phương. Để khắc phục tình trạng này, quy chế đã quy định về quản lý tiếng ồn, rung chấn như sau:
- Giới hạn tiếng ồn, rung chấn cho các hoạt động trong KCN: Các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp phải đảm bảo mật độ tiếng ồn (không vượt quá 65dB vào ban ngày và 55dB vào ban đêm), để bảo vệ sức khỏe công nhân và cộng đồng dân cư xung quanh.
- Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, rung chấn: Các cá nhân, doanh nghiệp nên thiết kế lớp cách âm, lắp đặt các rào chắn âm thanh, thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng máy móc để vận hành êm ái,…. để tránh ô nhiễm tiếng ồn cho người lao động và các doanh nghiệp xung quanh.
2.4. Quy định về bảo vệ đất đai
Các hoạt động sản xuất và xây dựng trong khu công nghiệp gây ra ô nhiễm đất nguyên trọng. Để khắc phục tình trạng này, quy chế đã ban hành quy định về bảo vệ đất đai như sau:
- Ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm đất: Các loại phải được thu gom và phân loại xử lý, đặc biệt chất thải rắn, chất thải nguy hại cần phải được kiểm soát chặt chẽ trước khi sử dụng hóa chất, ưu tiên sử dụng các sản phẩm sinh học ít độc hại và xử lý đúng cách để ngăn ngừa ô nhiễm đất
- Phục hồi đất bị ô nhiễm: Đất bị ô nhiễm do hóa chất, kim loại nặng thường khô cằn, có màu xám hoặc đỏ không đồng đều và bị giảm độ màu mỡ. Để phục hồi tình trạng này, các đơn vị cần phải giảm thiểu lượng rác thải và phối hợp với các cơ quan quản lý môi trường phân tích mẫu đất để đưa ra hướng giải quyết hiệu quả.
2.5. Quy định về quản lý hóa chất
Hóa chất được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như phân bón, hóa chất, y tế, dệt nhuộm, nguyên vật liệu xây dựng,….Việc sử dụng hóa chất trong sản xuất có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến với tài nguyên đất, nước và sức khỏe con người.
Chính vì vậy, doanh nghiệp cần lưu ý một số quy định về hóa chất trong các hoạt động sản xuất như sau:
- Sử dụng hóa chất an toàn: Người thao tác và làm việc trực tiếp với hóa chất phải được tham gia huấn luyện an toàn và được cấp chứng chỉ mới được phép thao tác với hóa chất. Ngoài ra, người thao tác phải được kiểm tra sức khỏe và phải sử dụng đồ bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất.
- Bảo quản, vận chuyển hóa chất an toàn: Hóa chất phải được bảo quản trong các kho lưu trữ đặc biệt. Trong quá trình vận chuyển, hóa chất phải được đóng gói cẩn thận và phải tuân thủ các quy định để hạn chế các rủi ro trong quá trình di chuyển.
- Xử lý hóa chất nguy hại: Hóa chất nguy hại cần được xử lý theo quy định nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng và khu dân cư. Việc xử lý các hóa chất được thực hiện bằng phương pháp sinh học, hóa học, đốt chất thải và chôn lấp.
2.6. Quy định về giám sát môi trường
Quy định về giám sát môi trường mục đích đảm bảo các khu công nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường để ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động đến sức khỏe cộng đồng. Các quy định gồm những nội dung cụ thể sau:
- Giám sát chất lượng môi trường trong KCN: Quy chế yêu cầu các khu công nghiệp phải thiết lập hệ thống giám sát chất lượng môi trường bao gồm các hoạt động lấy mẫu, đo đạc và phân tích các thông số, chỉ tiêu môi trường. Từ đó, xác định được trạng thái môi trường ở từng giai đoạn và so sánh với các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
- Báo cáo kết quả giám sát môi trường: Các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất cần phải báo cáo kết quả giám sát môi trường cho dự án đầu tư khu công nghiệp của mình và trình lên Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xem xét. Báo cáo phải đầy đủ chi tiết để đánh giá hiệu quả trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong sản xuất của KCN.
3. Quy định về trách nhiệm của các đối tượng tham gia bảo vệ môi trường khu công nghiệp
Để đảm bảo bảo vệ môi trường khu công nghiệp, hai đối tượng tham gia chính là ban quản lý khu công nghiệp và các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN cần phải thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm sau:
- Ban quản lý khu công nghiệp: Bản quản lý có trách nhiệm xây dựng hạ tầng cơ sở theo tiêu chuẩn, và trang bị đầy đủ hệ thống xử lý chất thải, nước thải, sử dụng năng lượng lượng mặt trời và năng lượng gió để tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Doanh nghiệp trong khu công nghiệp: Các doanh nghiệp, đặc biệt là các ngành nghề như dệt nhuộm, hóa chất, phân bón,… cần phải tuân thủ quy định của khu công nghiệp và chú ý hơn đối với các hoạt động xả thải của mình.
Bên cạnh các quy chế về bảo vệ môi trường KCN, các chủ đầu tư cũng cần quan tâm đến “quy định về đường giao thông khu công nghiệp” nhằm đảm bảo sự thuận tiện trong vận chuyển hàng hóa và nguyên vật liệu. Việc nắm vững những quy định này không chỉ giúp tối ưu hóa hoạt động logistics, mà còn góp phần giảm thiểu rủi ro về an toàn giao thông và tuân thủ đúng các yêu cầu pháp lý. Đồng thời, nhà đầu tư có thể đánh giá khả năng kết nối vị trí khu công nghiệp với các tuyến đường chính, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh.
Quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Việc tuân thủ các quy định trên không chỉ giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tránh được các vấn đề phát sinh không mong muốn mà còn đảm bảo sự ổn định và phát triển lâu dài của khu công nghiệp. Và đừng quên, thường xuyên ghé qua Du Long để cập nhật thêm những thông tin bổ ích về khu công nghiệp bạn nhé!